Với giải Bài 9.8 trang 25 SBT Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Ôn tập chương 2 học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 9: Ôn tập chương 2
Bài 9.8 trang 25 SBT Hóa học 10: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cho biết
a) Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất. Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất.
b) Các nguyên tố kim loại và phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn.
c) Những nhóm nào gồm các kim loại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất.
Lời giải:
a) Xu hướng biến đổi tính kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn: Trong chu kì, tính phi kim tăng từ trái qua phải; theo nhóm A, tính kim loại tăng từ trên xuống dưới.
Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là nguyên tố ở phía trên cùng bên phải trong bảng tuần hoàn, đó là fluorine (9F). Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là nguyên tố ở phía dưới cùng bên trái trong bảng tuần hoàn, đó là francium (87Fr), nhưng Fr là nguyên tố phóng xạ không bền nên thực tế nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là caesium (55Cs).
b) Trong bảng tuần hoàn, nếu kẻ một đường chéo qua 5B, 14Si, 33As, 52Te và 85At thì phần bên phải (trừ các khí hiếm nhóm VIIIA) là các phi kim, còn phần bên trái (trừ 1H) là các kim loại. Ngoài ra dãy lanthanide và actinide đều là các kim loại.
c) Nhóm IA gồm các kim loại kiềm là các kim loại mạnh nhất, nhóm VIIA gồm các halogen là các phi kim mạnh nhất.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9.3 trang 24 SBT Hóa học 10: Cho các nguyên tố sau: 11Na, 13Al và 17Cl...
Bài 9.4 trang 24 SBT Hóa học 10: Cho các nguyên tố sau: 14Si, 15P và 16S...
Bài 9.5 trang 24 SBT Hóa học 10: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?...
Bài 9.6 trang 24 SBT Hóa học 10: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính base?...
Bài 9.10 trang 25 SBT Hóa học 10: Nguyên tử X có kí hiệu ...
Bài 9.11 trang 25 SBT Hóa học 10: Cho hai nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15 và Z = 62...
Bài 9.12 trang 26 SBT Hóa học 10: Hãy so sánh và giải thích kích thước tương đối của:...
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học