Với giải Câu hỏi 5 trang 106 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Câu hỏi 5 trang 106 KHTN lớp 7: Quan sát hình 22.2, nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm. Lấy ví dụ các loại thực phẩm được bảo quản bằng một hoặc kết hợp các biện pháp nếu trong hình.
Hướng dẫn giải:
Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide,...
Trả lời:
Một số biện pháp để bảo quản lương thực, thực phẩm:
- Bảo quản lạnh: Đông lạnh, bảo quản trong tủ lạnh.
Ví dụ: Thịt, cá bỏ trong ngăn đá.
- Bảo quản khô: Sấy khô, phơi khô.
Ví dụ: Mực khô, cá khô,...
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao: Đóng hộp, chai, lọ.
Ví dụ: Muối dưa cà; thịt, cá đóng hộp.
- Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp: hút chân không.
Ví dụ: Bánh kẹo, thịt hun khói, cá được đóng gói và hút chân không.
LÝ THUYẾT VẬN DỤNG HÔ HẤP TẾ BÀO TRONG THỰC TIỄN
1. Vận dụng hô hấp tế bào trong bảo quản lương thực, thực phẩm
- Tác hại của hô hấp tế bào: Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào → làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian.
- Nguyên tắc của biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm: Trong quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm cần khống chế hô hấp tế bào ở mức tối thiểu.
- Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm:
+ Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình hô hấp của tế bào. Ví dụ: bảo quản thịt, cá,… bằng đông lạnh giữ được thực phẩm trong thời gian dài.
Bảo quản lạnh cá, thịt
+ Bảo quản khô: Hàm lượng nước thấp làm hô hấp tế bào ở mức tối thiểu. Ví dụ: phơi khô thóc, ngô, đậu xanh,… để bảo quản trong thời gian dài.
Bảo quản khô các loại hạt
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp: Nồng độ oxygen thấp, quá trình hô hấp tế bào giảm. Ví dụ: bảo quản thực phẩm bằng việc hút chân không.
Bảo quản thực phẩm bằng hút chân không
+ Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: Khi tế bào hô hấp, lượng khí oxygen sẽ giảm, khí carbon dioxide sẽ tăng. Nồng độ carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm. Ví dụ: bảo quản trái cây trong các kho có nồng độ khí carbon dioxide cao.
Bảo quản trái cây bằng nồng độ khí carbon dioxide cao
→ Tùy thuộc vào từng đối tượng mà chọn biện pháp bảo quản khác nhau hoặc chọn phối hợp các phương pháp bảo quản cho phù hợp.
2. Vận dụng hô hấp tế bào trong sản xuất nông nghiệp và đời sống
- Trong sản xuất nông nghiệp, cần giữ đất luôn tơi xốp, thoáng khí để tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp tế bào giúp rễ thực hiện hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng tốt hơn.
Cày xới đất giúp đất thoáng khí
- Trong lao động, hoạt động thể thao cần chú ý tránh thiếu oxygen gây chuột rút,…
Chuột rút vận động mạnh trong tình trạng thiếu hụt oxygen
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?...
Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?...
Vận dụng 5 trang 106 KHTN lớp 7: Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng thực vật