Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ và các doanh nghiệp Nhật Bản ký kết hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao năm 2022, mời các bạn đón xem:
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ và các doanh nghiệp Nhật Bản ký kết hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao năm 2022
Từ ngày 30/4-01/5/2022, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 01/5/2022 đại diện hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp là Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ và Khu công nghiệp Thăng Long (TLIP) đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao.
Trong chương trình làm việc tại Việt Nam vào ngày 01/5/2022, hai Thủ tướng Nhật Bản và Việt Nam đã tiến hành hội đàm và chứng kiến Lễ trao đổi các văn kiện hợp tác, biên bản ghi nhớ hợp tác và thoả thuận hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước tại Văn phòng chính phủ, nhằm góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản.
Trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác, TLIP cùng với các nhà máy trong khu công nghiệp của mình hợp tác cải thiện hệ thống đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của các nhà máy Nhật Bản tại Việt Nam; tiếp nhận các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đến các nhà máy trong TLIP để đào tạo, phát triển năng lực; sắp xếp chương trình thực tập cho sinh viên học nghề tại các nhà máy ở TLIP; tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại các nhà máy trong TLIP.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản có các hoạt động chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, được gọi là Sáng kiến chung Việt - Nhật. Là một trong những hoạt động này, Nhóm công tác số 11 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (“MOLISA”) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) thành lập với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao.
Hoạt động Nhóm 11 hướng tới mục tiêu phát triển Nguồn nhân lực chất lượng cao, với các nội dung hợp tác chính là: (i) Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của các nhà đầu tư Nhật Bản; (ii) Hợp tác giữa các tổ chức trên để cải thiện sự cân bằng giữa cung và cầu nguồn nhân lực kỹ thuật; (iii) Hỗ trợ phát triển hệ thống chứng chỉ kỹ năng; (iv) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao, và hệ thống chứng chỉ kỹ năng.
Có 20 văn kiện và biên bản ghi nhớ hợp tác được trao tại buổi Lễ dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước.
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ đại diện cho hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ và Khu Công nghiệp Thăng Long mà đại diện là ông Hiroyoshi Tổng giám đốc Khu công nghiệp.
Ông Đặng An Bình-Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội và ông Hyroyoshi Tổng giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long trao đổi biên bản ghi nhớ hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Hiệu trưởng Nhà trường Đặng An Bình cho biết, tại Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 xác định cần tăng cường các giải pháp, năng lực gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDNN đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp. Vì vậy sự gắn kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước luôn được Đảng ủy, BGH Nhà trường quan tâm, đặt lên nhiệm vụ chính trị hàng đầu và định hướng phát triển của Nhà trường đến năm 2026, Trường trở thành Trung tâm Quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại miền Mắc.
Trước đó, ông Masuoka-Tổng giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long (Thang Long Industrial Park Corporatio), thành viên Đoàn phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao đại diện làm Trưởng Đoàn cùng lãnh đạo 20 các doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội như Canon Việt Nam, Chiyoda Integre, Ikeuchi Vietnam, OB Kogyo Vietnam, Yamaha Motor Parts Manufacturing Vietnam, Sumitomo NACCO Forklift Vietnam, Thang Long Industrial Park Corporatio…. đã tới thăm và làm việc tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ. Đây là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp phụ tùng, linh kiện, khuôn mẫu, động cơ, điện tử phục vụ ngành công nghiệp điện, điện tử, ô tô, xe máy và một số lĩnh vực phù hợp với các ngành, nghề hiện nay Nhà trường đang đào tạo.
Trong chương trình làm việc với các Doanh nghiệp Nhật Bản, hai bên đã thảo luận và thống nhất đưa ra một số nội dung mà các Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hỗ trợ Nhà trường trong thời gian tới như tiếp nhận HSSV, giảng viên của Nhà trường đến thăm quan, thực tập tại Doanh nghiệp, Tiếp nhận các HSSV tốt nghiệp đến làm việc, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ đào tạo nâng cao trình độ kỹ nghề, tăng cường giao lưu hợp tác giữa Nhà trường với Doanh nghiệp, tư vấn hỗ trợ Nhà trường trong việc xây dựng, thẩm định các bộ chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, bổ sung các kỹ năng mới mà doanh nghiệp có nhu cầu đối với các nghề Nhà trường đang đào tạo và mở thêm những nghề mới đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp… Bên cạnh đó các Doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề nghị Nhà trường bổ sung thêm một số nội dung vào chương trình đào tạo cho HSSV như: Kỹ năng mềm, quản lý chất lượng sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, tính kỷ luật, trách nhiệm, kỹ năng lãnh đạo, kiến thức về An toàn-5S…
Xem thêm một số thông tin tuyển sinh mới nhất của Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ:
Phương án tuyển sinh trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ năm 2022 mới nhất
Quyết định miễn giảm học phí văn hóa cho học sinh hệ Trung cấp và THPT năm học 2022-2023
Học phí và chế độ miễn giảm học phí năm 2022
Ngành đào tạo và chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ năm 2022