Với giải Vận dụng 2 trang 127 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
Vận dụng 2 trang 127 Lịch sử 10: Nêu những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 17 SGK.
Bước 2: Xác định những hành động thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Trả lời:
Những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:
- Nâng cao tinh thần yêu nước và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Tuyên truyền đến toàn dân về vai trò to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Là một công dân nên mang trên mình một trách nhiệm to lớn, sát cánh cùng Đảng và Nhà nước trong công cuộc dựng nước và bảo vệ Tổ quốc.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Sức mạnh nền tảng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
B. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.
C. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.
D. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.
Đáp án đúng là: D
- Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:
+ Là sức mạnh nền tảng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như: biến đổi khí hậu, đại dịch,…
+ Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.
Câu 2. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc
A. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
B. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
C. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
D. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
Đáp án đúng là: B
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
Câu 3. Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?
A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
Đáp án đúng là: C
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam
Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam