Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17 (Cánh diều): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3.9 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Câu 1 trang 47 SBT Lịch sử 10: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam được hình thành trước hết dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.

B. Quá trình chinh phục thiên nhiên.

C. Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.

D. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 47 SBT Lịch sử 10: Trong thời kì cận - hiện đại, đoàn kết dân tộc Việt Nam được phát huy cao độ thông qua

A. quá trình tiếp thu văn hoá bên ngoài.

B. hợp tác kinh tế với nước ngoài.

C. các hình thức mặt trận.

D. kế thừa truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 47 SBT Lịch sử 10: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc nhất quán theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.

B. Chủ trong phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

C. Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách.

D. Các dân tộc giữ gìn bản sắc riêng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 47 SBT Lịch sử 10: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước, giữ nước vì

A. quá trình đựng nước và giữ nước gắn liền với đoàn kết chinh phục thiên nhiên.

B. quá trình dựng nước và giữ nước căn liền với chống giặc ngoại xâm.

C. đại đoàn kết tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập.

D. đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 48 SBT Lịch sử 10: Hãy trình bày về quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam theo mẫu sau:

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 6 trang 48 SBT Lịch sử 10: Cho các cụm từ sau: A. chủ quyền biên giới, biển đảo; B. Đại đoàn kết; C. thời đại; D. bảo vệ Tổ quốc.

Hãy:

a) Đặt các cụm từ trên vào chỗ chấm (...) trong đoạn tư liệu dưới đây sao cho phù hợp về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay,

"………..(1) dân tộc là nhân tổ có vai trò đặc biệt quan trọng khi các quốc gia và toàn nhân loại đang đứng trước những vấn đề lớn của ………..(2) như biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch, Đặc biệt, trong sự nghiệp ………..(3) hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định …….... (4) của Việt Nam”.

b) Liên hệ với những sự kiện đã và đang diễn ra trên thế giới và trong nước để khẳng định Việt Nam cần phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời:

Yêu cầu a)

 (1) Đại đoàn kết dân tộc là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng khi các quốc gia và toàn nhân loại đang đứng trước những vấn đề lớn của (2) thời đại như biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch, Đặc biệt, trong sự nghiệp (3) bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định (4) chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam”.

Yêu cầu b) Liên hệ: Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh. Ví dụ:

+ Nhân dân cả nước chung tay góp sức để giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả do thiên tai bão lũ gây ra.

+ Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, nhân dân cả nước đã chung tay, góp sức thực hiện nhiều “siêu thị 0 đồng”; mở các “cây ATM gạo”, “ATM ô-xy”,… để giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.

Câu 7 trang 48 SBT Lịch sử 10: Đọc các thông tin trong hình 7.1, hãy:

- Viết ra ba thông tin cơ bản về Mặt trận Việt Minh

- Nêu điểm tiến bộ trong những chính sách của Việt Minh

- Đánh giá tính hiệu quả của những chính sách trong thực tế Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: 3 thông tin cơ bản về Mặt trận Việt Minh

+ Mặt trận Việt Minh ra đời vào ngày 19/5/1941

+ Tên gọi chính thức: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là: Việt Minh)

+ Mục đích thành lập: "Liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

Yêu cầu số 2: Điểm tiến bộ trong chính sách của Việt Minh: tuyên bố các quyền cơ bản của nhân dân, chia ruộng đất cho dân nghèo, ban bố luật lao động ngày làm 8 giờ, xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp, mở mang ngân hàng,...

Yêu cầu số 3: Đánh giá: Những chính sách của Việt Minh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện từng bước trong tiến trình cách mạng và sau khi giành được chính quyền.

Câu 8 trang 49 SBT Lịch sử 10: Nêu những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách dân tộc. Hãy phân tích chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước qua một lĩnh vực cụ thể.

Trả lời:

* Những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước

Chính sách về phát triển kinh tế:

+ Hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc;

+ Gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh:

+ Củng cố các địa bàn chiến lược.

+ Giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

* Phân tích chính sách xã hội

- Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh và giữ gìn văn hóa các dân tộc Việt Nam.

- Ở nhiều địa phương đã thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú để đào tạo, giảng dạy cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số hoặc con em các gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Câu 9 trang 49 SBT Lịch sử 10: Quan sát hình 17.3, hãy:

- Giải thích vì sao phòng họp chính trong Toà nhà Quốc hội lại được đặt tên là “Diên Hồng”?

- Nêu suy nghĩ của em về cách đặt tên này.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hội nghị Diên Hồng trong lịch sử: là hội nghị đoàn kết toàn dân tộc.

- Việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội là một hình thức khắc sâu ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc trong mọi hoàn cảnh,... (vì: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân).

Câu 10 trang 49 SBT Lịch sử 10: Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc?

Trả lời:

- Để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc, thế hệ trẻ Việt Nam cần:

+ Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;

+ Không có lời nói và những hành vi gây chia rẽ đoàn kết dân tộc;

+ Tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc,...

Câu 11 trang 49 SBT Lịch sử 10: Quan sát hình 17.3 và tìm kiếm thông tin, hãy cho biết một số câu nói/ viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Một số câu nói của chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc:

+ “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây”.

+ “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”.

+ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.

Bài giảng Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Văn minh Chăm - pa. Văn minh Phù Nam

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ - trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại:

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.

+ Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

+ Trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

2.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Trong thời kì dựng nước:

+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,

- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

2.2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

- Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Chính sách dân tộc được Đảng và nhà nước Việt Nam coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dụng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

3.2. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

- Ý nghĩa: các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hưởng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Đánh giá

0

0 đánh giá