Với giải Câu hỏi trang 54 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Câu hỏi trang 54 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 8.1,Hình 8.2, hãy:
- Cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
- Giải thích tại sao cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở Anh?
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.1 Bài 8 SGK.
Bước 2: Xác định bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
* Bối cảnh lịch sử:
- Kinh tế: Kế thừa thành tựu từ các cuộc phát kiến địa lý kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. Giao thương trên biển phát triển thúc đẩy nền kinh tế công, thương nghiệp và một mạng lưới thị trường mang tính mở rộng.
- Tình hình chính trị: Các cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện nắm quyền lực cho giai cấp tư sản.
- Tình hình xã hội: Tư sản chiếm đất và nông dân mất ruộng đất trở thành người lao động tự do.
- Áp dụng thành tựu khoa học: Cải tiến và sử dụng kỹ thuật mới tiên tiến trong các công trường thủ công.
=> Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được tạo dựng trên những nền tảng căn bản : kinh tế, chính trị- xã hội và khoa học.
* Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở Anh vì:
- Về kinh tế: Công xưởng thủ công áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất và Anh là nước sáng chế ra máy kéo sợi bằng sức nước ( tiết kiệm sức người và tăng thêm lợi nhuận).
- Về chính trị : Anh là nước tiến hành cách mạng tư sản, cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng thành công và có sức lan tỏa rộng.
Lý thuyết Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
1.1. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian: cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, bắt đầu từ nước Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước Âu - Mĩ…
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh:
+ Tác động từ các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI) đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển, thị trường mở rộng
+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản
+ Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, họ buộc phải tới làm thuê tại các nhà máy, công xưởng…
+ Những cải tiến, tiến bộ về kĩ thuật trong các công trường thủ công.
1.2. Những thành tựu cơ bản
- 1769, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đơn hướng. Đến năm 1782, ông chế tạo thành công chiếc máy hơi nước song hướng. Sau khi ra đời, máy hơi nước của Giêm Oát nhanh chóng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Máy hơi nước
- Động cơ đốt trong ra đời, tiêu biểu là các phát minh của: Giôn Bác-bơ (năm 1791), Thô-mát Mít (1794), Giôn Ste-phen (1789)… Động cơ đốt trong nhanh chóng thúc đẩy cơ giới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
- Đầu thế kỉ XX, xe lửa và tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời. Tiêu biểu là: đầu màu xe lửa do Xti-phen-xơn chế tạo (năm 1814); tàu thủy Phơn-tơn..
Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ-trung đại)
Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại