Với giải Vận dụng 1 trang 84 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Vận dụng 1 trang 84 Lịch sử 10: Quan sát hình lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), em hãy giải thích vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm của lá cờ.
Phương pháp giải:
Tra cứu thông tin internet, sách báo và suy luận của em thông qua bài học.
Trả lời:
- Bó lúa vàng ở giữa đại diện cho nền văn minh Đông Nam Á, nơi đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Cho đến tận ngày nay, các nước Đông Nam Á vẫn là nơi xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (Việt Nam, Thái Lan)
- Hình ảnh bó lúa vàng ở trung tâm của lá cờ còn đại diện cho ước mơ của những người sáng lập hiệp hội ASEAN cho một ASEAN gồm tất các các quốc gia Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?
A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
B. Là đường giao thương với bên ngoài.
C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á:
- Đem lại nguồn tài nguyên phong phú: hải sản, khoáng sản,…
- Là đường giao thương của các nước trong khu vực, cũng như kết nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế.
- Giúp khí hậu trở nên ôn hòa, đem lại lượng mưa lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Biển không phải là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Câu 2. Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Chao Phray-a.
C. Sông I-ra-oa-đi.
D. Sông Hoàng Hà.
Đáp án đúng là: D
Quan sát hình 1 - Trang 77 SGK, ta thấy các con sông Mê Công, Chao Phray-a và I-ra-oa-đi chảy qua khu vực Đông Nam Á.
Hoàng Hà là con sông lớn ở miền Bắc Trung Quốc, không chảy qua khu vực Đông Nam Á.
Câu 3. Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Đáp án đúng là: C
Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã góp phần sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú. (SGK - Trang 81)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 80 Lịch sử 10: Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77) một số sông lớn ở Đông Nam Á...
Câu hỏi 2 trang 80 Lịch sử 10: Nêu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á...
Câu hỏi 2 trang 81 Lịch sử 10: Hãy phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam