Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
1. Khai thác lược đồ Hình 1 (Lịch Sử 10, tr. 77) cho thấy:
Câu 1.1 trang 54 SBT Lịch Sử 10: Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Thuộc Thái Bình Dương.
B. Thuộc Ấn Độ Dương.
C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
D. Trải rộng ở Nam bán cầu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 1.2 trang 54 SBT Lịch Sử 10: Địa hình Đông Nam Á bao gồm
A. các bán đảo.
B. các quần đảo.
C. cả phần lục địa và hải đảo.
D. nhiều đồng bằng rộng lớn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Được coi như một “ngã tư đường”, cầu nối giữa các nền văn minh thế giới.
B. Trở thành một trung tâm văn minh lớn trên thế giới.
C. Hình thành một trung tâm văn minh với những thành tựu đặc sắc.
D. Nền văn minh phát triển muộn do những chia cắt về điều kiện tự nhiên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
TƯ LIỆU. “Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng Vĩ độ, nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc như Cu-a-la Lăm-po, Xin-ga-po, Gia-các-ta, ...”.
(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch Sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 152 - 153)
A. Ảnh hưởng tích cực của gió mùa và khí hậu biển đối với khu vực.
B. Đông Nam Á là khu vực giáp biển.
C. Đông Nam Á có khí hậu gió mùa.
D. Đông Nam Á có những đô thị đông đúc, trù phú.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển do sự du nhập các thành tựu văn minh từ bên ngoài.
B. Khi người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, cư dân ở đây đã đạt đến trình độ phát triển nhất định.
C. Tổ chức xã hội cơ bản, tạo cơ sở nội tại hình thành nên các quốc gia cổ Đông Nam Á là các làng.
D. Giữa cư dân Đông Nam Á và cư dân Ấn Độ có những nét tương đồng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 5 trang 55 SBT Lịch Sử 10: Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là
A. nền văn minh nông nghiệp.
B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
C. nền văn minh sông nước.
D. nền văn minh thương mại biên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Phi-lip-pin.
B. Bru-nây.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Văn Lang - Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Chân Lạp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 8 trang 55 SBT Lịch Sử 10: Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:
A. Nam Á, Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao.
B. Nam Á, Nam Đảo, Mông - Dao, Tạng - Miến.
C. Nam Á, Thái - Ka-đai, Nam Đảo, Mông - Dao, Hán - Tạng.
D. Mông - Dao, Hán - Tạng, Tày - Thái, Ka-đai.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Làng/bản,...
B. Đô thị cổ.
C. Lãnh địa.
D. Phường hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. văn minh Trung Hoa.
B. văn minh Ấn Độ.
C. văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
D. văn minh phương Tây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Trong quá trình giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.
B. Thông qua quá trình truyền giáo của các nhà truyền giáo Ấn Độ.
C. Thông qua những thương nhân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.
D. Thông qua các yếu tố trung gian, chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Mi-an-ma.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Lời giải:
Ghép:
- 1 (Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ) - Hình 1, 3, 5
- 2 (Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa) - Hình 2, 4
Điều kiện tự nhiên nỗi bật |
Suy luận về ảnh hưởng |
1. Nằm ở phía đông nam châu Á, trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. |
Trở thành con trở thành “ngã tư đường”, là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới… |
2. Có hệ thống sông ngòi dày đặc. |
? |
3. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa. |
? |
4. Hầu hết các quốc gia đều giáp biển. |
? |
… |
? |
Lời giải:
Điều kiện tự nhiên nỗi bật |
Suy luận về ảnh hưởng |
1. Nằm ở phía đông nam châu Á, trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. |
- Trở thành con trở thành “ngã tư đường”, là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới… |
2. Có hệ thống sông ngòi dày đặc. |
- Cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất - Bồi đắp phù sa, hình thành nên các đồng bằng màu mỡ - Là tuyến giao thông kết nối giữa các vùng. |
3. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa. |
- Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước, các loại cây gia vị… |
4. Hầu hết các quốc gia đều giáp biển. |
- Là đường giao thương cho các nước trong khu vực, cũng như nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế. |
… |
Bài tập 4:
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Phần 4.1
Ngữ hệ |
Địa bàn phân bố (quốc gia) |
Nhóm ngôn ngữ |
Nam Á |
- Chủ yếu phân bố ở các nước Đông Nam Á lục địa. |
- Môn - Khơ me - Việt - Mường |
Thái - Kađai |
- Chủ yếu phân bố ở Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi Mi-an-ma và Việt Nam |
- Tày - Thái - Kađai |
Mông - Dao |
- Chủ yếu phân bố ở Mi-an-ma, Việt Nam, Lào và Thái Lan |
- Mông - Dao |
Nam Đảo |
- Chủ yếu phân bố ở các nước Đông Nam Á hải đảo, một bộ phận ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Mi-an-ma |
- Malayô - Pôlinêdi |
Hán - Tạng |
- Nhóm Hán phân bố ở các thành phố lớn ở Đông Nam Á - Nhóm Tạng - Miến chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa |
- Hán (Hoa) - Tạng - Miến |
Lời giải:
- Nhận xét: Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với những ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ khác nhau, rất đa dạng và phong phú, ...
- Tác động: góp phần hình thành những nền văn minh bản địa mang đậm bản sắc riêng của mỗi tộc người trước khi tiếp xúc với các nền văn minh từ bên ngoài,...
Cơ sở hình thành |
Nội dung |
Về tự nhiên |
? |
Về xã hội |
? |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa |
? |
Lời giải:
Cơ sở hình thành |
Nội dung |
Về tự nhiên |
- Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương - Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ; hầu hết các nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa - Hầu hết các nước đều giáp biển. |
Về xã hội |
- Cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Làng là tổ chức xã hội phổ biến. - Sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á. |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa |
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực như: chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật,... - Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn. |
Bài tập 6:
TT |
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng |
Từ nền văn minh |
Ví dụ |
1 |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
… |
? |
? |
? |
Lời giải:
Phần 6.1
TT |
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng |
Từ nền văn minh |
Ví dụ |
1 |
Tôn giáo |
Ấn Độ |
- Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo được du nhập vào Đông Nam Á |
2 |
Chữ viết |
Ấn Độ |
- Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, nhiều nhóm dân cư Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng. |
3 |
Văn học |
Ấn Độ |
- Trên cơ sở sử thi Ramayana, cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học của dân tộc mình |
4 |
Tư tưởng chính trị |
Trung Quốc |
- Nho giáo được du nhập và phát huy ảnh hưởng ở một số nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. |
5 |
Kiến trúc |
Trung Quốc |
- Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc có ảnh hưởng đến một số nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. |
Lời giải:
Phần 6.2
- Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ ở Việt Nam:
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên.
+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài.
+ Người Chăm đã sáng tại ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
+ Trên cơ sở sử thi Ramayana của Ấn Độ, người Việt sáng tạo ra truyện Dạ Thoa vương…
+ Trong hệ thống các lễ tết của nhân dân Việt Nam tồn tại nhiều nghi lễ có nguồn gốc từ Ấn Độ, như: lễ Phật Đản; lễ Vu Lan báo hiếu…
- Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam:
+ Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên, trong nhiều thế kỉ, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến thống trị.
+ Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Dưới thời kì trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nhà nước
+ Kinh đô Huế của nhà Nguyễn có sự tiếp thu, học hỏi phong cách kiến trúc cung đình của Trung Hoa
+ Người Việt có sự tiếp thu hệ thống thể loại và chất liệu văn học của Trung Hoa. Chẳng hạn như: các thể loại: cáo, hịch, chiếu, biểu, phú…. ; các điển tích, điển cố văn học…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Lời giải:
- Hình ảnh bó lúa vàng trở thành biểu tượng chung của cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.
- Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á được thành lập và phát triển dựa trên những nét tương đồng về điều kiện địa lí, lịch sử, văn hoá, mà điểm nổi bật nhất chính là có cùng một mẫu số chung - nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước,...
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
I. Cơ sở tự nhiên
a) Vị trí địa lí
- Đông Nam Á là một khu vực bao gồm các bản đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Ngày nay, khu vực này gồm 11 quốc gia, được phân thành hai nhóm: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
- Đông Nam Á nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
b) Điều kiện tự nhiên
- Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ, đa số các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều giáp biển.
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa - văn minh nông nghiệp lúa nước trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
- Biển tạo ra nguồn tài nguyền và là đường giao thương cho các nước trong khu vực, cũng như nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế. Vì vậy, cư dân Đông Nam Á sớm phát triển các hoạt động khai thác biển và buôn bán bằng đường biển
Nông dân cấy lúa trên cánh đồng ở Thái Lan
II. Cơ sở xã hội
a) Cư dân, tộc người
- Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với hàng trăm ngóm dân cư. Các nhóm dân cư được phân chia thành các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ khác nhau.
- Ngữ hệ Nam Á:
+ Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa, trong đó một số nước dùng làm quốc ngữ, ngư: tiếng Việt, tiếng Khơ-me
+ Gồm 2 nhóm ngôn ngữ là: nhóm Môn - Khơme và nhóm Việt - Mường
- Ngữ hệ Thái - Khađai
+ Phân bố chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi Mi-an-ma và Việt Nam
+ Gồm 2 nhóm ngôn ngữ là: nhóm Tày - Thái và nhóm Ka-đai
- Ngữ hệ Mông - Dao
+ Phân bố chủ yếu ở Mi-an-ma, Việt Nam, Lào và Thái Lan
+ Gồm nhóm ngôn ngữ Mông - Dao
- Ngữ hệ Nam Đảo
+ Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á hải đảo, có một bộ phận ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Mi-an-ma
+ Gồm nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêdi
- Ngữ hệ Hán - Tạng:
+ Nhóm Hán phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn ở Đông Nam Á ; nhóm Tạng - Miến chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa
+ Gồm 2 nhóm ngôn ngữ là: nhóm Hán và nhóm Tạng - Miến
- Sự đa dạng về tộc người, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú
b) Tổ chức xã hội
- Cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng).
- Sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
III. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa
a) Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp xúc, giao thương, chủ yếu là qua con đường buôn bán bằng đường biển.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực tiêu biểu như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật,...
b) Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa
- Việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các nước láng giềng.
- Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực (tư tưởng chính trị, văn hoá, giáo dục, văn học - nghệ thuật,...), ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Kinh đô Huế (Việt Nam) có sự tiếp thu phong cách kiến trúc cung đình của Trung Hoa