Giải SGK Lịch Sử 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

16.7 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 8 từ đó học tốt môn Sử 10.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Video giải Lịch sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức

1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Giải Lịch sử 10 trang 71 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 71 Lịch Sử 10: Hãy trình bày nét trình về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức bối cảnh lịch sử

Trả lời:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.

Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại.

- Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí.

- Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên, thách thức về bùng nổ dân số và già hóa dân số 

=> đặt ra yêu cầu phải tìm các nguồn năng lượng mới, vật liệu thay thế.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình 3-11 (tr.70-71)

Trả lời:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống, người máy, internet, công nghệ thông tin, những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,…

- Em ấn tượng nhất với thành tựu là sự xuất hiện của máy tính, vì đây là thành tựu vô cùng quan trọng giúp con người lưu trữ được một lượng lớn thông tin và cùng với sự phát triển của internet giúp con người phát triển gần nhau hơn.

2. Các mạng công nghiệp lần thứ tư

Giải Lịch sử 10 trang 73 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 73 Lịch Sử 10: Hãy trình bày khái quát bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình từ 12-14 (tr.72-73) và khai thác thông tin trong mục 2

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

- Diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XXI.

- Diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, nơi có trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phát triển.

Câu hỏi 2 trang 73 Lịch Sử 10: Quan sát các hình từ 12-14 (tr.72-73) và khai thác thông tin trong mục 2, em hãy nêu một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần tư. Hãy giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu mà em thích nhất.

Phương pháp giải:

Quan sát các hình từ 12-14 (tr.72-73) và khai thác thông tin trong mục 2

Trả lời:

Một số thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: trí tuệ nhân tạo AI, internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, tự động hóa, đột biến gen,..

Cừu “Đô-li” có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kĩ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kĩ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ.

Đầu tiên, các nhà khoa học lấy ra một tế bào từ trong tuyến sữa của một con cừu mẹ, đây là một tế bào bình thường mà bản thân không có khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng tế bào ngoài cơ thể mẹ trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó lại tách nhân tế bào của nó ra dùng cho bước thứ hai. Tiếp theo các nhà khoa học lại lấy ra tế bào trứng chưa thụ tinh của một con cừu mẹ khác, loại bỏ đi nhân tế bào ở bên trong, đổi nhân tế bào của tế bào tuyến sữa ở con cừu mẹ thứ nhất. Cuối cùng thông qua phóng điện kích hoạt làm cho nhân tế bào này bị tế bào trứng “bướng bỉnh” có thể tiến hành tách tế bào như trứng thụ tinh bình thường vậy. Khi tiến hành tách tế bào đến một giai đoạn nhất định cũng chính là đã hình thành phôi thai nhỏ bé, sau đó cấy ghép phôi thai này vào trong tử cung của con cừu mẹ thứ ba.

3. Ý nghĩa và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lầm thứ ba và thứ tư

Giải Lịch sử 10 trang 74 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 74 Lịch Sử 10: Hằng này, gia đình, bạn bè và bản thân em thường sử dụng những thiết bị điện tử nào? Theo em, sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internet, … có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức và liên hệ thực tế bản thân

Trả lời:

Hàng ngày, bạn bè và bản thân em thường sử dụng các thiết bị điện tử đó là:ti vi, máy tính điện tử, điện thoại,…

- Sự phát của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, cũng như toàn thế giới.

- Những ứng dụng của cuộc cách mạng đã giúp có việc mở rộng và đa dạng các hình thức sản xuất và quản lí.

- Sự ra đời của các nhà máy thông minh ứng dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.

- Nhờ sự phát triển đã giúp con người có thể chọn lựa, mua sắm hàng hóa dịch vụ bằng hình thức trực tuyến.

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đã thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới,…

Câu hỏi 2 trang 74 Lịch Sử 10: Hãy phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung mục 3 trang 74

Trả lời:

Ý nghĩa

Tác động

Tích cực

Tiêu cực

Hỗ trợ việc ra quyết định nhanh, chính xác hơn

Giải phóng con người khỏi các công việc nguy hiểm

Nhiều người có nguy cơ mất việc làm

Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng

Phân hóa lực lượng lao động

Phân hóa giàu-nghèo sâu sắc

Con người tiếp cận gần hơn thương mại toàn cầu

Làm việc từ xa, tiết kiệm thời gian

Con người bị lệ thuộc nhiều vào các thiết bị thông minh

Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa

Tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng

Vấn đề bảo mật thông tin, tính chính xác thông tin

Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí

Trao đổi, giao tiếp thông qua internet thuận tiện, nhanh chóng

Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng, thuận tiện

 

 
Ví dụ minh họa:
Việc phát triển hệ thống máy móc, AI, robot, … đã phần nào thay thế con người làm các công việc nặng nhọc như sửa đường điện cao thế, sơn tường nhà cao tầng.

Luyện tập - Vận dụng

Giải Lịch sử 10 trang 75 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 75 Lịch Sử 10: Theo em, bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có điểm gì khác biệt so với bối cảnh diễn ra các cuộc công nghiệp thời kì cận đại?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1 trang 67 và mục 1 trang 59,62

Trả lời:

Sự khác nhau giữa bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng công nghệ thời kì hiện đại với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng thời kì cận đại:

Cuộc cách mạng khoa học hiện đại

cuộc cách mạng thời kì cận đại

Ra đời dựa trên sự kế thừa những bước tiến khoa học, kĩ thuật trước đó.

Sự phát triển của ngành dệt => nhu cầu cải tiến kĩ thuật, cơ khí hóa

Nhu cầu phục vụ chiến tranh, chạy đua vũ trang

Có nguồn tích lũy tư bản, giàu tài nguyên, lực lượng lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ lớn….

Sự vơi cạn của tài nguyên thiên nhirn, thách thức về bùng nổ, già hóa dân số

Các ngành khoa học cơ bản (Vật lí, Hóa học, sinh học..) đjat được nhiều thành tựu

Chạy đua phát triển kinh tế, khoa học- kĩ thuật mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn

 

 

Luyện tập 2 trang 75 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại theo gợi ý sau:

Lịch Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Xem lại các thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp

Trả lời:

Thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:

STT

Tên thành tựu

Tên tác giả

Thời điểm ra đời

Quốc gia xuất hiện đầu tiên

Lĩnh vực

Ý nghĩa

1

Rô bốt Xô-phi-a

 

2017

Ả rập Xê-út

Công nghệ 

Một trong những thành tựu tiêu biểu củ cuộc cách mạng lần thứ tư

2

Thuyết tương đối

An-be Anh-xtanh

Đầu thế kỉ XX

Đức


Vật lí thiên văn

Làm nên cuộc cách mạng trong sự hiểu biết về không gian và thời gian, cũng như những hiện tượng liên quan mà vượt qua những ý tưởng và quan sát trực giác

3

Máy tính ENIAC

Giôn Mau-li và Prep-pơ Éc-cơ

1946

 

Công nghệ thông tin

Đặt nền móng cho máy tính điện tử

4

Vệ tinh nhân tạo Xput-nich

Liên Xô

1957

Liên Xô

Công nghiệp vũ trụ


Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

5

Đặt chân lên Mặt Trăng

Neo Am-strong

1969

Mỹ

Công nghiệp vũ trụ

Tạo bước ngoặt về chinh phục vũ trụ

Luyện tập 3 trang 75 Lịch Sử 10: Clau-xơ Sơ-goát, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới có nhận định: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ Cách mạng lần thứ 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kĩ thuật số và Sinh học”.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức của các cuộc cách mạng

Trả lời:

Em không đồng ý với quan điểm trên. Bởi vì:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

- Diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, nơi có trình độ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phát triển.

Vận dụng trang 75 Lịch Sử 10: Trong kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng internet nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là một người nhận được thông tin ấy em sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ

Trả lời:

Trong kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng internet nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là em khi nhận được thông tin chưa kiểm chứng bản thân em sẽ chỉ đọc lướt qua và không chia sẻ tràn lan gây hoang mang cho mọi người.

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

I. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

a) Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở:

+ Kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.

+ Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức)

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Nhà bác học An-be Anh-xtanh

+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.

+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch (dầu mỏ, than đá,...), thách thức về bùng nổ và già hoá dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng.

b) Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,...

- Thành tựu quan trọng đầu tiên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của máy tính.

- Tự động hoá và công nghệ rô-bốt ra đời đã giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp

- Sự xuất hiện của mạng internet, việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

- Sự ra đời của mạng kết nối internet không dây là một bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn gắn với thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Con người đặt chân lên Mặt Trăng

II. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

- Cuộc Cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh:

+ Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

+ Thừa hưởng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, trong đó quan trọng nhất là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật số, khi internet ngày càng phổ biến, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển.

b) Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D, tự động hoá, vật liệu mới, Công nghệ gen, công nghệ na-nô,...

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa mới bắt đầu, nhưng hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của thế kỉ XXI.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Rô-bốt Xô-phi-a

III. Ý nghĩa và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

a) Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế

- Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí.

- Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ,... do đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

- Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

- Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hoá, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.

- Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,...

b) Tác động về xã hội, văn hóa

* Về xã hội

- Tác động tích cực:

+ Giải phóng sức lao động của con người, đặc beietj là trong những công việc nguy hiểm, môi trường độc hại.

+ Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động, số lượng người có kĩ năng và trình độ chuyên môn hóa ngày càng tăng

+ Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, tiết kiệm thời gian…

- Tác động tiêu cực:

+ Khiến nhiều người lao động phải đối diện với nguy cơ mất việc làm

+ Gây ra sự phân hóa trong xã hội, nới rộng khoảng cách giàu - nghèo

+ Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Con người dần bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh

* Về văn hóa

- Tác động tích cực:

+ Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện và nhanh chóng

+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet, rất thuận tiện, nhanh chóng

+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Thương mại điện tử giúp việc trao đổi, mua bán dễ dàng hơn

- Tác động tiêu cực:

+ Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ

+ Làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại; xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại

Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Đánh giá

0

0 đánh giá