Với giải Câu hỏi 1 trang 81 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Câu hỏi 1 trang 81 Lịch sử 10: Các tư liệu 3,4 cho em biết những thông tin về cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc đoạn tư liệu 3-4 trang 81
Bước 2: Từ đoạn tư liệu lọc ra các ý chính về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á
Trả lời:
- Sự hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á có nguồn gốc bản địa, do chính cư dân Đông Nam Á sáng tạo
- Tổ chức xã hội cơ bản của Đông Nam Á cổ đại là làng, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Đông Nam Á cổ đại có trình độ văn minh nhất định và có những nét tương đồng với văn minh Ấn Độ.
Lý thuyết Cơ sở xã hội
a) Cư dân, tộc người
- Đông Nam Á là khu vực đa tộc người với hàng trăm ngóm dân cư. Các nhóm dân cư được phân chia thành các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ khác nhau.
- Ngữ hệ Nam Á:
+ Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa, trong đó một số nước dùng làm quốc ngữ, ngư: tiếng Việt, tiếng Khơ-me
+ Gồm 2 nhóm ngôn ngữ là: nhóm Môn - Khơme và nhóm Việt - Mường
- Ngữ hệ Thái - Khađai
+ Phân bố chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi Mi-an-ma và Việt Nam
+ Gồm 2 nhóm ngôn ngữ là: nhóm Tày - Thái và nhóm Ka-đai
- Ngữ hệ Mông - Dao
+ Phân bố chủ yếu ở Mi-an-ma, Việt Nam, Lào và Thái Lan
+ Gồm nhóm ngôn ngữ Mông - Dao
- Ngữ hệ Nam Đảo
+ Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á hải đảo, có một bộ phận ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Mi-an-ma
+ Gồm nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêdi
- Ngữ hệ Hán - Tạng:
+ Nhóm Hán phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn ở Đông Nam Á ; nhóm Tạng - Miến chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á lục địa
+ Gồm 2 nhóm ngôn ngữ là: nhóm Hán và nhóm Tạng - Miến
- Sự đa dạng về tộc người, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú
b) Tổ chức xã hội
- Cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng).
- Sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 80 Lịch sử 10: Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77) một số sông lớn ở Đông Nam Á...
Câu hỏi 2 trang 80 Lịch sử 10: Nêu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á...
Câu hỏi 2 trang 81 Lịch sử 10: Hãy phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam