Với giải Bài 1 trang 45 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm
Bài 1 trang 45 Hóa học 10: Hoàn thành chỗ trống trong các câu sau:
a) Trong một chu kì, theo chiểu ... (1)... điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính base của các hydroxide ... (2)... dần.
b) Trong một nhóm, theo chiều ... (3)... điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần, tính acid của các oxide cao nhất ... (4)... dần.
c) Nhóm ...(5)... là nhóm chứa các nguyên tố đứmg đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn. Trong nhóm này, nguyên tử nguyên tố ...(6)... có bán kính lớn nhất. Số lượng các nguyên tố là kim loại của nhóm này là ...(7)...
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết các quy luật biến đổi về tính acid, base của oxide và hydroxide; quy luật biến đổi về bán kính nguyên tử trong cùng một nhóm.
Lời giải:
a) Trong một chu kì, theo chiểu ... (1)... điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính base của các hydroxide ... (2)... dần.
(1) tăng ; (2) giảm
b) Trong một nhóm, theo chiều ... (3)... điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần, tính acid của các oxide cao nhất ... (4)... dần.
(3) tăng ; (4) giảm
c) Nhóm ...(5)... là nhóm chứa các nguyên tố đứmg đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn. Trong nhóm này, nguyên tử nguyên tố ...(6)... có bán kính lớn nhất. Số lượng các nguyên tố là kim loại của nhóm này là ...(7)...
(5) IA ; (6) Cs ; (7) 5
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
A. F
B. H
C. He
D. O
Đáp án: A
Giải thích:
Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là
F.
Câu 2. Cho χ(H) = 2,2; χ(C) = 2,55; χ(N) = 3,04; χ(O) = 3,44; χ(F) = 3,98. Cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử nào dưới đây?
A. NH3
B. H2O
C. HF
D. CH4
Đáp án: C
Giải thích:
Trong phân tử NH3 nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,04 : 2,2 ≈ 1,38 lần.
Trong phân tử H2O nguyên tử O hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,44 : 2,2 ≈ 1,56 lần.
Trong phân tử HF nguyên tử F hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,98 : 2,2 ≈ 1,81 lần.
Trong phân tử CH4 nguyên tử C hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 2,55 : 2,2 ≈ 1,16 lần.
Vậy cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử HF.
Câu 3. Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.
Đáp án: A
Giải thích:
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng tăng trong cùng một nhóm và giảm trong cùng một chu kì. ⇒ Khẳng định A sai.
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Vận dụng trang 43 Hóa học 10: Giải thích vì sao không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi tôi...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học