Với giải Bài 3 trang 113 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA
Bài 3 trang 113 Hóa học 10: Chlorine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 – 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản
a) Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác d ụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước?
b) Chloramine B nồng độ 2% dùng để xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus gây bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu gam bột chloramine B 25% pha với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%
Lời giải:
a) 200 lít nước ⇔ 200 000 g nước
250 mg = 0,25 g
Đặt x là số viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam)
⇒ m chất tan = 0,25x (gam)
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:
⇔
⇔ x = 8
Vậy cần dùng 8 viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước.
b) 1 lít nước ⇔ 1 kg nước = 1000 g nước.
Đặt y là khối lượng chloramine B 25% dạng bột cần dùng
⇒ m chất tan = 0,25.y (gam)
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:
⇔
⇔ y = 81,6 gam
Vậy cần dử dụng 81,6 gam chloramine B 25% dạng bột pha với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nhận định sai về đặc điểm lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. đều có 5 electron ở lớp ngoài cùng;
B. phân lớp s có 2 electron;
C. phân lớp p có 5 electron;
D. chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.
Đáp án đúng là: A
Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen có 7 electron, trong đó 2 electron trên phân lớp s và 5 electron trên phân lớp p; chưa đạt cấu hình electron bền vững như khí hiếm.
Vậy nhận định A sai.
Câu 2. Kết luận đúng là
A. Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2;
B. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị phân cực;
C. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực;
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Do nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng, thiếu 1 electron để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm. Do đó mỗi hai nguyên tử halogen góp chung 1 cặp electron để hình thành phân tử.
Công thức cấu tạo: X – X; Công thức phân tử X2.
Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 3. Đơn chất halogen ở có màu vàng lục là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Đáp án đúng là: B
Đơn chất halogen có màu vàng lục là Cl2.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 106 Hóa học 10: Hãy kể tên một số chất chứa nguyên tố halogen...
Câu hỏi 12 trang 111 Hóa học 10: Tiến hành thí nghiệm 1, quan sát và ghi nhận hiện tượng...
Câu hỏi 14 trang 111 Hóa học 10: Tiến hành thí nghiệm 2, quan sát và ghi nhận hiện tượng...
Luyện tập trang 112 Hóa học 10: Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:...
Câu hỏi 16 trang 113 Hóa học 10: Nhận xét vai trò của halogen trong đời sống, sản xuất và y tế...
Câu hỏi 17 trang 113 Hóa học 10: Tìm hiểu thêm những ứng dụng khác của halogen trong thực tế...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA
Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide