Cho biết đặc điểm của nguyên tử “cho” và nguyên tử “nhận” trong phân tử có liên kết cho – nhận

2.5 K

Với giải Câu hỏi 6 trang 61 Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết tron Bài 10: Liên kết cộng hóa trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Câu hỏi 6 trang 61 Hóa học 10: Cho biết đặc điểm của nguyên tử “cho” và nguyên tử “nhận” trong phân tử có liên kết cho – nhận.

Phương pháp giải:

- Nguyên tử “cho” là nguyên tử đóng góp cặp electron chung

- Nguyên tử “nhận” là nguyên tử không đóng góp eletron

Lời giải:

- Đặc điểm của nguyên tử “cho”: còn cặp electron chưa tham gia liên kết => Đóng góp cặp electron chung

- Đặc điểm của nguyên tử “nhận”: có orbital trống, không chưa electron, số electron lớp ngoài cùng chưa đạt quy tắc octet => Không đóng góp electron mà nhận cặp eletron của nguyên tử “cho”

Lý thuyết Liên kết cho - nhận

- Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.

- Nguyên tử “cho” là nguyên tử đóng góp cặp electron chung, nguyên tử đó phải còn cặp electron chưa liên kết.

- Nguyên tử “nhận” là nguyên tử không đóng góp electron, nguyên tử đó phải còn orbital trống, không chứa electron.

- Để biễu diễn liên kết cho - nhận, một mũi tên được hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận để phân biệt với các liên kết còn lại.

Ví dụ: Sự tạo thành liên kết cho - nhận trong ion NH4+

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron. Khi cho NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử N sử dụng một cặp electron chưa liên kết làm cặp electron chung với ion H+ tạo thành ion NH4+.

+ Nguyên tử N đóng góp cặp electron chung nên là nguyên tử cho.

+ Ion H+ không đóng góp electron, đóng vai trò nhận electron.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 20 trang 66 Hóa học 10: Trình bày các bước trong quá trình lắp ráp mô hình phân tử NH3...

Câu hỏi 21 trang 66 Hóa học 10Mô hình sau biểu diễn phân tử CH4 hay phân tử CH3Cl?...

Vận dụng trang 66 Hóa học 10: Lắp ráp mô hình phân tử C2H2, biết toàn bộ các nguyên tử nằm trên cùng một đường thẳng....

Bài 1 trang 66 Hóa học 10: Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?...

Bài 2 trang 66 Hóa học 10: Hydrogen sulfide (H2S) và phosphine (PH3) đều là những chất có mùi khó ngửi và rất độc. Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử các chất trên....

Bài 3 trang 66 Hóa học 10: Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4

Bài 4 trang 66 Hóa học 10: Trình bày sự hình thành liên kết cho – nhận trong phân tử sulfur dioxide (SO2)...

Bài 5 trang 66 Hóa học 10: Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các AO...

Bài 6 trang 66 Hóa học 10: Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết σ? Trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết п? Cho ví dụ....

Bài 7 trang 66 Hóa học 10Cho biết số liên kết σ và liên kết п trong phân tử acetylene (C2H2)....

Bài 8 trang 66 Hóa học 10: Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau:...

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Liên kết ion

Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá