Với giải Câu hỏi trang 59 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)
Câu hỏi trang 59 Lịch sử 7: - Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) có những nét độc đáo gì?
- Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào trong kháng chiến chống Tống?
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 3.a trang 59 SGK
B2: Khi xem xét vai trò của Lý Thường Kiệt cần chú ý đến chức vụ, cách đối phó với quân Tống xâm lược của ông.
Trả lời:
* Những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)
- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):
+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội
+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống
Lý thuyết Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
a. Chủ động tiến công để phòng vệ (1075)
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phía bắc. Vua Tống muốn gây chiến Đại Việt để giải quyết khủng hoảng.
- Biết được âm mưu, nhà Lý chuẩn bị đối phó và cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Lý Thường Kiệt nhận định “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. Phá hủy kho lương thực của chúng. Ông chủ động rút quân về nước.
Lý Thường Kiệt chỉ huy quân sĩ tấn công nhà Tống (minh họa)
b. Phòng vệ tích cực để tấn công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.
- Tháng 1/1077 khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn đánh ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
- Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh phòng tuyến nhưng thất bạ
- Cuối 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào các doanh trại giặc khiến quân Tống thua to ” Mười phần chết đến năm, sáu”.
- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa. Quân Tống rút về nước.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 57 Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 15.2, em hãy:...
Câu hỏi trang 58 Lịch sử 7: Nhà Lý đã làm gì để củng cố chế độ quân chủ?...
Câu hỏi trang 61 Lịch sử 7: - Nhà Lý đã có những biện pháp gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?...
Câu hỏi trang 63 Lịch sử 7: - Trình bày những thành tựu văn hóa-giáo dục tiêu biểu thời Lý...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê (938-1009)
Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)