Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225)

7.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài tập 1 trang 45 SBT Lịch sử 7Dựa vào thông tin trong SGK và bia Linh Xứng (phần Nhân vật lịch sử, trang 60), hãy trình bày những đức tính tốt đẹp của Thái uý Lý Thường Kiệt và những công lao ông đã đóng góp cho lịch sử dân tộc.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 2 trang 45 SBT Lịch sử 7: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (............) thích hợp để làm rõ nguyên nhân dời đô và nội dung Chiếu dời đô năm 1010 của Lý Thái Tổ.

Đại La

Thăng Long

Đại Việt

rồng chầu

nam - bắc - đông - tây

sông tựa núi

thắng địa

định đô

Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên là .....................................(có nghĩa là rồng bay lên). Suốt hơn 400 năm sau đó, .............................. xứng đáng với vị trí và vai trò kinh đô nước ……………………

Chiếu dời đô năm 1010:

“... Thành .......................... ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế ............................., hổ phục, đã đúng ngôi .........................., lại tiện hướng nhìn …….......................... Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là ................................ Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, đúng là nơi ................................ bậc nhất của kinh sư muôn đời.

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Sđd, trang 241)

Trả lời:

Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên là Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên). Suốt hơn 400 năm sau đó, Thăng Long xứng đáng với vị trí và vai trò kinh đô nước Đại Việt.

Chiếu dời đô năm 1010:

“... Thành Đại La ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng chầu, hổ phục, đã đúng ngôi nam - bắc - đông - tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng, tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, đúng là nơi định đô bậc nhất của kinh sư muôn đời.

Bài tập 3 trang 46 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về những sự kiện góp phần hình thành nền giáo dục Đại Việt thời Lý.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 4 trang 46 SBT Lịch sử 7Hình ảnh dưới đây là loại hình nghệ thuật dân gian nào của Việt Nam? Ra đời trong thời kì nào? Nêu hiểu biết của em về loại hình nghệ thuật này.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Loại hình nghệ thuật: múa rối nước

- Thời kì ra đời: thời Lý

- Hiểu biết của em:

+ Nghệ thuật múa rối nước lấy mặt nước (ao, hồ) làm sân khấu biểu diễn. 

+ Những con rối thường được làm bằng gỗ sung, trang trí với nhiều màu sơn khác nhau. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, có tính hài hước và tính tượng trưng cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.

+ Âm nhạc trong rối nước thường là các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc bộ

Bài tập 5 trang 46 SBT Lịch sử 7: Hãy giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc.

1. Hàng ngang thứ nhất (7 chữ cái): Công trình xây dựng năm 1070 để thờ Khổng Tử.

2. Hàng ngang thứ hai (10 chữ cái): Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

3. Hàng ngang thứ ba (10 chữ cái): Loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc phát triển từ thời Lý.

4. Hàng ngang thứ tư (13 chữ cái): Một trong “An Nam tứ đại khí" gắn liền với tứ linh.

5. Hàng ngang thứ năm (6 chữ cái): Dòng văn học phát triển mạnh ở thế kỉ X - XV.

6. Hàng ngang thứ sáu (9 chữ cái): Ông là chủ biên biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

7. Hàng ngang thứ bảy (9 chữ cái): Phòng tuyến được Lý Thường Kiệt xây dựng để chặn đánh quân Tống?

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Ă

N

M

I

Ê

U

2

 

 

Q

U

Ô

C

T

Ư

G

I

A

M

 

 

 

 

3

 

 

 

 

M

U

A

R

Ô

I

N

Ư

Ơ

C

 

 

4

C

H

U

Ô

N

G

Q

U

Y

Đ

I

Ê

N

 

 

 

5

 

 

 

 

 

C

H

Ư

H

A

N

 

 

 

 

 

6

 

 

N

G

Ô

S

I

L

I

Ê

N

 

 

 

 

 

7

 

N

H

Ư

N

G

U

Y

Ê

T

 

 

 

 

 

 

 

=> Ô chữ hàng dọc: ĐẠI VIỆT

Bài tập 6 trang 47 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt và nhà Lý.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Chủ động phòng vệ (tiên phát chế nhân): đem quân sang đất Tống, tấn công và tiêu diệt các thành Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu của quân Tống.

- Chủ động phòng ngự để đánh giặc: bố trí mai phục ở những nơi hiểm yếu; xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.

- Chủ động kết thúc chiến tranh: chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa”.

Bài tập 7 trang 47 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý bằng cách viết câu phù hợp vào mỗi ô trống.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225) - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Nguyên nhân: nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.

- Thời gian: 1075 - 1077

- Địa danh diễn ra trận đánh lớn: trận Ung Châu; trận đánh trên sông Như Nguyệt

- Đánh giặc gì: giặc Tống

- Ai lãnh đạo: Lý Thường Kiệt

- Chiến thuật: tiên phát chế nhân

Bài tập 8 trang 48 SBT Lịch sử 7Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Năm 1954, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là gì?

A. Đại Cồ Việt

B. Đại Việt

C. Đại Nam

D. Việt Nam

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt có tên là

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng triều luật lệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3: Đối với nhà Tống, chính sách đối ngoại mà nhà Lý thực hiện là

A. quan hệ ngoại giao vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giữ vững chủ quyền quốc gia.

B. hoà hiếu, nộp triều cống đều đặn hằng năm, thần phục nhà Tống không điều kiện.

C. hoà hiếu, thực hiện lệ triều cống nhưng luôn giữ tư thế của một quốc gia độc lập.

D. hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, luôn giữ tư thế là một quốc gia độc lập.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4: Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông hai bên thềm điện Long Trì để

A. người dân đánh chuông kêu oan ức.

B. triệu tập quý tộc, quan lại lúc cần thiết.

C. báo động triều đình khi có ngoại xâm.

D. thực hiện nghi thức trong Phật giáo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5: Nhà Lý gả công chúa và ban hành chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm

 A. thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

B. lấy lòng đồng bào dân tộc thiểu số.

C. thực hiện chính sách đa dân tộc, sắc tộc.

D. mở rộng thế lực và phạm vi ảnh hưởng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

1. Sự thành lập nhà Lý

Năm 1009 vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010 Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên Thăng Long => sự kiện dời đô mở ra thời kì phát triển cho đất nước.

Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long (minh họa)

2. Tình hình chính trị

- Tổ chức chính quyền:

+ 1054 Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Việt. Tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương.

Trung ương: Vua đứng đầu, cha truyền con nối, cử người thân giữ các chức vụ quan trọng dưới có quan Đại thần và các Quan văn, võ giúp vua lo việc nước.

+ Địa phương : cả nước chia 24 Lộ, dưới có phủ 9owr miền núi gọi là châu) ; dưới lộ là huyện, hương. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Luật Pháp:

+ Năm 1042 ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên Việt Nam)

+ Vua Lý còn cho đặt chuông trước điện Long Trì, người dân có điều gì oan ức sẽ đánh chuông tâu vua.

- Quân đội:

+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông” – quân sĩ luân phiên vừa luyện tập, vừa cày ruộng, sẵn sàng chiến đấu khi được huy động.

Minh họa chính sách “ngụ binh ư nông”

- Về đối nội: Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước, gả công chúa cho các tù trưởng miền núi.

Về đối ngoại: Triều đình chủ trương giữ mối quan hệ hòa hiếu nhà Tống, Cham-pa, nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

a. Chủ động tiến công để phòng vệ (1075)

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phía bắc. Vua Tống muốn gây chiến Đại Việt để giải quyết khủng hoảng.

- Biết được âm mưu, nhà Lý chuẩn bị đối phó và cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Lý Thường Kiệt nhận định “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. Phá hủy kho lương thực của chúng. Ông chủ động rút quân về nước.

Lý Thường Kiệt chỉ huy quân sĩ tấn công nhà Tống (minh họa)

b. Phòng vệ tích cực để tấn công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Tháng 1/1077 khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn đánh ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh phòng tuyến nhưng thất bạ

Cuối 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào các doanh trại giặc khiến quân Tống thua to ” Mười phần chết đến năm, sáu”.

- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa. Quân Tống rút về nước.

4. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: được chú trọng phát triển.

+ Hằng năm Vua tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

+ Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, nên mùa màng bội thu.

Lễ cày tịch điền được phục dựng lại

Thủ công nghiệp: khá phát triển. Bao gồm hai bộ phận.

+ Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí,…

+ Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, gạch ngói, rèn sắt,… nhiều làng nghề ra đời: làng gốm Bát Tràng, làng dệt Nhược Công… Kinh thành Thăng Long bấy giờ đã có làng trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa Nghi Tàm, làng trồng cây thuốc nam, chế biến thảo dược Đại Yên.

- Thương nghiệp: Sự thịnh vượng kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

+ Tiền đồng được sử dụng rộng rãi, việc buôn bán và trao đổi trong và ngoài nước mở rộng.

+ Thăng Long có chợ Cửa Đông, Tây Nhai, Cửa Nam, nhiều chợ dọc biên giới Việt - Tống được thành lập.

+ Vân Đồn là cảng biển có vị trí thuận lợi, thuyền bè qua lại buôn bán tấp nập.

b. Tình hình xã hội

Thời Lý xã hội ngày càng phân hóa.

Vua, quý tộc, quan lại là bộ phận chính trong giai cấp thống trị. Địa chủ ngày càng tăng có thế lực lớn.

- Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu, phải nộp thuế, phục vụ nhà nước.

- Thợ thủ công, thương nhân khá đông. Nô tì phục vụ trong triều đình, các gia đình quan lại.

5. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục

a. Giáo dục

- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục để đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại.

- Năm 1070: Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long

- Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076: thành lập Quốc Tử Giám

Khuê Văn Các, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội

b. Văn hóa

Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm có giá trị như : Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam Quốc Sơn Hà (Khuyết danh), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền Sư).

- Đạo phật được coi trọng. Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội. Đạo giáo thịnh hành.

- Công trình kiến trúc nổi tiếng như : Chùa Một Cột, Chuông Quy Điền, Hoàng Thành Thăng Long,..

 - Nghệ thuật điêu khắc: đa dạng, độc đáo thể hiên trên các tượng Phật, bệ đá hình hoa sen hay trên đồ gốm, hình rồng thời Lý uốn khúc, mềm mại, uyển chuyển.

Chùa Một Cột (Hà Nội)

Đánh giá

0

0 đánh giá