Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 108 Bài 43: Hình tam giác chi tiết sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 108 Bài 43: Hình tam giác
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 108 Lý Thuyết: Viết vào chỗ chấm.
• Hình tam giác Hình tam giác ABC có
Ba đỉnh: A; ....; ..... Ba cạnh: AB; ......; ........ Ba góc: góc đỉnh A; góc đỉnh ...; góc đỉnh ... |
|
Tam giác nhọn: có ..... góc .......
|
|
Tam giác vuông: có ..... góc ......
|
|
Tam giác tù: có ..... góc ......
|
|
Tam giác đều: có ...... góc .........
|
• Đáy và đường cao
Đoạn thẳng AH ....... với cạnh BC BC là ........., AH là ........ ứng với ............... Độ dài AH là ..................
|
• Vẽ đường cao của hình tam giác
Vẽ đường cao tương ứng với đáy LN của tam giác nhọn LMN.
|
Vẽ đường cao tương ứng với đáy DE của tam giác tù CDE. |
Lời giải
• Hình tam giác Hình tam giác ABC có
Ba đỉnh: A; B ; C Ba cạnh: AB; BC; CA Ba góc: góc đỉnh A; góc đỉnh B; góc đỉnh C |
|
Tam giác nhọn: có 3 góc nhọn
|
|
Tam giác vuông: có một góc vuông
|
|
Tam giác tù: có một góc tù
|
|
Tam giác đều: có ba góc 60o
|
• Đáy và đường cao
Đoạn thẳng AH vuông góc với cạnh BC BC là đáy, AH là đường cao ứng với đáy BC Độ dài AH là chiều cao
|
• Vẽ đường cao của hình tam giác
Vẽ đường cao tương ứng với đáy LN của tam giác nhọn LMN. |
Vẽ đường cao tương ứng với đáy DE của tam giác tù CDE. |
Lý thuyết Hình tam giác
1. Khái niệm hình tam giác:
* Hình tam giác ABC có:
- Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
- Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
- Ba góc là: + Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (gọi tắt là góc A)
+ Góc đỉnh B, cạnh BA và BC (gọi tắt là góc B)
+ Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (gọi tắt là góc C)
Chú ý: Ta có thể gọi tắt hình tam giác ABC là tam giác ABC.
Ví dụ:
Hình tam giác MNP có:
- Ba đỉnh là: đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P
- Ba cạnh là: cạnh MN, cạnh NP, cạnh PN
- Ba góc là: + Góc đỉnh M, cạnh MP và MN
+ Góc đỉnh N, cạnh NM và NP
+ Góc đỉnh P, cạnh PN và PM
2. Các loại hình tam giác:
- Tam giác nhọn: là hình tam tam giác có 3 góc nhọn.
Chú ý: Góc nhọn có số đo bé hơn 90o
- Tam giác vuông: là hình tam giác có 1 góc vuông.
Chú ý: Góc vuông có số đo bằng 90o
- Tam giác tù: là hình tam giác có 1 góc tù.
Chú ý: Góc tù có số đo lớn hơn 90o
- Tam giác đều: là hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng 60o
3. Đáy và đường cao của hình tam giác:
Trong tam giác ABC, đoạn thẳng AH vuông góc với cạnh BC.
Ta nói:
- BC là đáy
- AH là đường cao ứng với đáy BC
- Độ dài AH là chiều cao của hình tam giác ABC
Ví dụ:
Trong tam giác ABC có:
- BH là đường cao ứng với đáy AC
- CK là đường cao ứng với đáy AB
4. Cách vẽ đường cao của hình tam giác:
Tam giác nhọn ABC |
Tam giác tù ABC |
Tam giác vuông ABC |
AH là đường cao ứng với đáy BC |
AH là đường cao ứng với đáy BC |
AB là đường cao ứng với đáy BC |
- Trong hình tam giác, độ dài đoạn thẳng kẻ từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
- Mỗi tam giác có 3 đường cao ứng với mỗi cạnh của tam giác.
a) Vẽ đường cao AH ứng với đáy BC của tam giác nhọn ABC
Bước 1: Đặt ê-ke
Bước 2: Vẽ
Từ đỉnh A, vẽ đoạn thẳng vuông góc với BC
Bước 3: Ghi tên đường cao
Đoạn thẳng vuông góc với BC cắt BC tại điểm H
b) Vẽ đường cao AK ứng với đáy CD của tam giác tù ACD
Bước 1: Kéo dài cạnh CD
Bước 2: Đặt ê-ke và vẽ
Từ đỉnh A, vẽ đoạn thẳng vuông góc với CD
Bước 3: Ghi tên đường cao
Đoạn thẳng vuông góc với CD cắt CD tại điểm K
Xem thêm lời giải vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay chi tiết khác:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 108
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 109
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 110
Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 42: Thực hành và trải nghiệm
Bài 44: Diện tích hình tam giác