Sách bài tập KHTN 9 Bài 25 (Chân trời sáng tạo): Acetic acid

12

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Acetic acid sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Acetic acid

Câu 25.1 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng:

A. 1%

B. 4%

C. 10%

D. 40%

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A, B, C đều sai vì giấm ăn là dung dich acetic acid có nồng độ khoảng từ 2% đến 5%.

Câu 25.2 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Ethylic alcohol.

B. Ethylene.

C. Acetic acid.

D. Methane.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong các chất đề cho thì acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất.

Câu 25.3 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Mùi tanh của cá là do một hợp chất chứa nitrogen tạo ra, hợp chất này có tính base. Để khử mùi tanh này, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Nước vôi.

C. Cồn.

D. Dung dịch HCl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vì hợp chất tạo ra mùi tanh có tính base nên ta chọn giấm ăn. Giấm ăn có thành phần chính là acetic acid (có tính acid) để trung hoà hợp chất có mùi tanh.

D sai vì không dùng dung dịch HCl cho vào thực phẩm.

Câu 25.4 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp chất hữu cơ chứa carbon, hydrogen, oxygen và có khối lượng phân tử bằng 60 amu là acetic acid.

B. Acetic acid dùng làm nguyên liệu để điều chế chất dẻo, giấm ăn và các loại tơ.

C. Một số loại quả (nho, táo, lê, ...) có chứa acetic acid.

D. Acetic acid có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sơn, mực in, sản xuất rượu, sản xuất chất diệt côn trùng, …

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A sai vì khối lượng phân tử bằng 60 amu có thể không là acetic acid, ví dụ như C3H8O.

B sai vì có nhiều loại tơ không điều chế từ acetic acid, ví dụ như tơ olon, tơ nylon, ...

D sai vì acetic acid không dùng để sản xuất rượu (alcohol).

Câu 25.5 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Nhiều ấm đun nước lâu ngày có thể có một lớp chất cặn màu trắng bám vào đáy ấm, lớp cặn đó có thành phần chủ yếu là hỗn hợp MgCO3, CaCO3 do nước cứng gây ra. Dung dịch có thể làm sạch lớp cặn đó là

Nhiều ấm đun nước lâu ngày có thể có một lớp chất cặn màu trắng bám vào đáy ấm

A. giấm ăn.

B. cồn 70o

C. nước vôi trong.

D. xà phòng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vì acetic acid hoà tan được các muối carbonate:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H₂O

2CH3COOH + MgCO3 → (CH3COO)2Mg + CO2↑ + H₂O

Câu 25.6 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Acetic acid và ethylic alcohol đều được dùng

A. làm nhiên liệu cho một số động cơ.

B. pha chế đồ uống, pha chế thuốc.

C. để sản xuất chất diệt khuẩn, chống nấm mốc và làm dung môi pha sơn.

D. trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A sai vì acetic acid không dùng làm nhiên liệu cho động cơ.

B sai vì acetic acid không dùng để pha chế thuốc.

C sai vì ethylic alcohol không dùng để sản xuất chất diệt khuẩn, chống nấm mốc và làm dung môi pha sơn.

Câu 25.7* trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Giấm ăn có thể làm sạch gỉ sét.

(b) Acetic acid, ethylic alcohol đều là các dẫn xuất của hydrocarbon.

(c) Từ ethylic alcohol có thể điều chế trực tiếp acetic acid.

(d) Từ ethylic alcohol và acetic acid có thể tạo ra hợp chất hữu cơ có mùi thơm dễ chịu được dùng trong thực phẩm.

(e) Acetic acid có nhiều trong một số quả có vị chua như chanh, cam, quýt, cà chua, ...

(g) Giấm có thể được tạo ra từ trái cây. Giấm nho, giấm táo, giấm lê, giấm dứa và đều có chứa acetic acid.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

(a) đúng vì gỉ sét bị hoà tan bởi acetic acid có trong giấm ăn.

(b) đúng vì acetic acid, ethylic alcohol đều chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen. Các hợp chất hữu cơ chứa từ 3 nguyên tố trở lên đều là các dẫn xuất của hydrocarbon.

(c) đúng vì có phản ứng theo phương trình hoá học sau:

C₂H5OH + O₂ mengiam CH3COOH + H₂O

(d) đúng vì khi acetic acid tác dụng với ethylic alcohol trong điều kiện nhiệt độ cao, xúc tác là dung dịch H₂SO₄ đặc sẽ tạo thành CH3COOC2H5 là ester được dùng làm dung môi và chất pha loãng trong ngành sơn.

CH3COOH + C₂H5OH H2SO4,to CH3COOC₂H5 + H₂O

(e) sai vì acetic acid không có nhiều trong các loại quả để bài cho.

(g) đúng vì trong thực tế có các loại giấm nho, giấm táo, giấm lê, giấm dứa đều có chứa acetic acid.

Câu 25.8 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Hãy cho biết nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau đây về acetic acid:

a) Chất lỏng, màu vàng nhạt, có vị chua, nặng hơn nước.

b) Dễ bay hơi và tan vô hạn trong nước, nhiệt độ sôi cao hơn nước.

c) Làm nguyên liệu sản xuất như giấm ăn, thuốc diệt côn trùng, ...

d) Có khả năng làm sạch gỉ sét bám trên một số dụng cụ làm bằng kim loại.

Lời giải:

a) sai vì acetic acid là chất lỏng không màu.

b) đúng.

c) đúng.

d) đúng vì acetic acid có thể hoà tan được các chất có trong gỉ sét: Fe2O3, Fe(OH)3.

Phương trình hoá học của phản ứng:

6CH3COOH + Fe₂O3  (CH3COO)3Fe + 3H2O

3CH3COOH + Fe(OH)3  (CH3COO)3Fe + 3H₂O

Câu 25.9 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Hãy cho biết phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây:

a) Acetic acid dùng để điều chế dược phẩm, thuốc diệt cỏ, phẩm nhuộm, tơ sợi nhân tạo.

b) Từ tinh bột có thể điều chế được ethylic alcohol và acetic acid.

c) Cồn sinh học và acetic acid được dùng để pha chế các loại xăng sinh học (E5, E10, E100, ...).

d) Thành phần chính của giấm ăn là acetic acid.

Lời giải:

a) đúng.

b) đúng vì từ tinh bột có thể điều chế được ethylic alcohol và từ ethylic alcohol sẽ điều chế được acetic acid.

* Từ tinh bột có thể điều chế được ethylic alcohol:

(C6H10O5)n + nH₂O  nC6H1₂O6

C6H12O6 enzyme 2C2H5OH + 2CO2

* Từ ethylic alcohol sẽ điều chế được acetic acid:

C₂H5OH + O₂ men CH3COOH + H₂O

c) sai vì các loại xăng sinh học (E5, E10, E100, ...) được sản xuất từ xăng thông thường (A92) và cồn sinh học.

d) sai vì giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng từ 2% đến 5%. Vậy thành phần chính của giấm ăn là nước chứ không phải acetic acid.

Câu 25.10 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Hãy cho biết nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau đây về acetic acid và ethylic alcohol:

a) Đều có cùng số nguyên tử carbon trong phân tử nên có cùng hàm lượng %C theo khối lượng.

b) Đều phản ứng được với sodium và giải phóng khí hydrogen.

c) Ethyl acetate được sản xuất từ ethylic alcohol và acetic acid. Ethyl acetate là hợp chất có mùi đặc trưng được sử dụng trong ngành thực phẩm, mĩ phẩm, ...

d) Ethylic alcohol và acetic acid đều có thể được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên (một số loại quả, hạt,...).

Lời giải:

a) sai vì chỉ cùng số nguyên tử carbon nhưng do khối lượng phân tử của ethylic alcohol và acetic khác nhau nên %C theo khối lượng sẽ khác nhau.

Ethylic alcohol (C₂H₂OH) có %C=12.246.100%=52,17%.

Acetic acid (CH3COOH) có %C=12.260.100%=40%.

b) đúng vì ethylic alcohol tác dụng được với sodium, potassium; còn acetic acid phản ứng được với một số kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học và cả 2 khi phản ứng đều giải phóng khí hydrogen.

Phương trình hoá học của phản ứng:

Ethylic alcohol: 2C₂H5OH + 2Na → 2C₂H5ONa + H₂↑

Acetic acid: 2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H₂↑

c) đúng vì ethyl acetate được điều chế từ ethylic alcohol và acetic acid.

d) đúng vì ethylic alcohol có thể được tạo ra từ các loại gạo, quả nho, quả mơ, ...; acetic acid được sản xuất từ gạo, quả táo, ...

Câu 25.11 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Hãy điền vào chỗ trống bằng các từ hoặc cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để được các nhận định đúng.

cháy

acid

toả nhiều nhiệt

chất lỏng

xăng,

dầu hỏa

hoá đỏ

hóa xanh

nước

oxygen

carbon dioxide

nhiên liệu

sodium

 

 

a) Acetic acid và ethylic alcohol đều là (1) ... tan tốt trong (2)..., riêng ethylic alcohol còn hoà tan được (3) ...

b) Acetic acid và ethylic alcohol đều phản ứng được với (4) ..., đồng thời cả hai cũng có phản ứng với (5)... trong không khí và đều tạo ra (6) ...

c) Acetic acid có tính (7)... nên làm quỳ tím (8) ...; ethylic alcohol dễ cháy và khi cháy (9) ... nên ethylic alcohol được dùng làm (10) ... còn acetic acid không có đặc điểm này.

Lời giải:

(1)

chất lỏng

(6)

carbon dioxide, nước

(2)

nước

(7)

acid

(3)

xăng, dầu hoả

(8)

hoá đỏ

(4)

sodium

(9)

toả nhiều nhiệt

(5)

oxygen

(10)

nhiên liệu

 

Câu 25.12 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Hãy cho biết acetic acid được sử dụng như thế nào trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Lời giải:

Acetic acid là thành phần của giấm ăn (giấm ăn là dung dịch acetic acid 2% - 5%), được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, cơ sở chế biến thức ăn.

Acetic acid được sử dụng làm nguyên liệu chế biến gia vị như mayonnaise, mù tạt, tương cà, ...; là chất bảo quản tự nhiên và chất kháng khuẩn trong quá trình ngâm chua rau quả.

Câu 25.13 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Acetic acid được sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm, công nghệ dệt nhuộm như thế nào?

Lời giải:

- Trong ngành dược phẩm, acetic acid được sử dụng để sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn, nấm; bệnh nhiễm trùng ngoài da; bào chế dung dịch tiệt trùng; ....

- Trong công nghiệp dệt nhuộm, acetic acid có công dụng làm chậm quá trình nhuộm, giúp tăng cường độ đều màu của sản phẩm, làm màu sắc tươi và rõ nét hơn.

Câu 25.14* trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Giấm ăn là dung dịch acetic acid loãng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.

a) Hãy cho biết một số ứng dụng của giấm ăn.

b) Theo em, từ 1 lít rượu 23° có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch acetic acid 4% (giấm ăn), biết khối lượng riêng của giấm là 1,06 g/mL, nước tinh khiết, men giấm và các thiết bị cần thiết coi như có đủ.

Lời giải:

a) Một số ứng dụng của giấm ăn:

- Làm gia vị cho một số món ăn, pha chế dung dịch ngâm các loại dưa ủ chua, ....

- Giấm có tính kháng khuẩn và khử mùi nên được dùng pha chế dung dịch nước rửa tay, nước rửa thiết bị nhà bếp, nước rửa nhà vệ sinh, thuốc súc miệng, …. Giấm có tính acid nên thường được dùng để làm sạch bề mặt kim loại, cặn bám ở đáy ấm đun nước, ….

- Làm hoá chất trong phòng thí nghiệm.

b) Ta có số mol ethylic alcohol có trong 1 lít rượu 23° là:

nethylic aclcohol = 1.103.0,789.23100.46=3,945(mol)

Phương trình hoá học của phản ứng:

C2H5OH + O2 mengiam CH3COOH + H₂O

Theo phương trình hoá học, ta có:

nCH3COOH = nethylic alcohol = 3,945 (mol)

 mddCH3COOH4% thu được 60.3,9454.100=5917,5(g)

VddCH3COOH4%thu được 5917,51,065582,55(mL)=5,58255(L).

Câu 25.15 trang 70 Sách bài tập KHTN 9: Giấm ăn có thể làm từ một số loại trái cây như nho, táo, lê, ... Các loại giấm này thường có hương vị thơm ngon và tốt cho sức khoẻ khi sử dụng hợp lí. Quá trình biến táo thành giấm tương đương với quá trình chuyển đường (C6H12O6) trong quả táo thành acetic acid, quá trình này được biểu diễn theo sơ đồ sau:

C6H12O6 → C₂H5OH → CH3COOH

Từ 10 kg một loại táo có chứa 12% lượng đường (C6H₁₂O6) sẽ điều chế được bao nhiêu lít giấm táo có nồng độ acetic acid 5%. Biết khối lượng riêng của giấm là 1,06 g/mL, hiệu suất của quá trình làm giấm đạt 80% và 88% các chất còn lại trong táo không chuyển hoá thành acetic acid.

Lời giải:

Theo đề, ta có khối lượng đường (C6H12O6) có trong 10 kg táo là:

mC6H12O6= 10.12100 = 1,2(kg) = 1200(g)

nC6H12O612001806,67(mol)

Theo đề, ta có phương trình hoá học chuyển hoá đường trong táo thành acetic acid như sau:

C6H12O6  enzyme 2C2H5OH + 2CO2                     (1)

C2H5OH + O2 mengiam CH3COOH + H₂O           (2)

Từ phương trình hoá học (1) và (2), ta có: nCH3COOH= 13,34(mol)

Vì hiệu suất của quá trình làm giảm đạt 80%, nên ta có:

nCH3COOH= 13,34.80100= 10,672(mol)

mddCH3COOH5%60.10,6725.100= 12806,4(g)

VddCH3COOH5%12806,41,0612081,51(mL)=12,08151 (L)

Vậy thể tích giấm táo có nồng độ acetic acid 5% thu được là 12,08151 L.

Câu 25.16 trang 70 Sách bài tập KHTN 9: Một số đồ dùng làm bằng sắt – thép (kéo tỉa cây) khi để lâu trong không khí sẽ bị gỉ sét trên bề mặt. Người ta có thể dùng giấm ăn để tẩy lớp gỉ sét trên bề mặt này. Em giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ.

Một số đồ dùng làm bằng sắt thép kéo tỉa cây khi để lâu trong không khí sẽ bị gỉ sét

▲ Thí nghiệm dùng giấm ăn để tẩy gỉ sét trên bề mặt đồ dùng làm bằng sắt – thép

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của gỉ sét là Fe2O3 và Fe(OH)3.

Acetic acid có tính acid yếu nên có thể phản ứng được với Fe₂O3, Fe(OH)3 theo các phương trình hoá học của phản ứng:

6CH3COOH + Fe₂O3 → 2(CH3COO)3 Fe + 3H2O

3CH3COOH + Fe(OH)3 → (CH3COO)3Fe + 3H2O

Lưu ý: Acetic acid là acid yếu nên phản ứng xảy ra chậm (sau một thời gian nhất định mới làm sạch được gỉ sét).

Lý thuyết Acetic acid

1. Công thức phân tử, công thức cấu tạo của acetic acid

Acetic acid có:

- Công thức phân tử: C2H4O2

- Công thức cấu tạo thu gọn CH3COOH

Đặc điểm công thức cấu tạo: có một nhóm – COOH liên kết với nhóm – CH3

2. Tính chất vật lí của acetic acid

Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, mùi đặc trưng, sôi ở 118oC, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước.

3. Tính chất hóa học của acetic acid

- Làm đổi màu quỳ tím

- Tính acid

Acetic acid phản ứng được với các base, oxide base, muối carbonate và nhiều kim loại tạo ra muối acetate.

Ví dụ:

CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O

2CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu + H2O

2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2

2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

- Tác dụng với alcohol tạo thành ester (phản ứng ester hóa)

Acetic acid phản ứng với ethylic alcohol tạo thành ester và nước theo phản ứng:

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 25 (Chân trời sáng tạo 2024): Acetic acid (ảnh 2)

Phản ứng giữa acetic acid và ethylic alcohol tạo ra ester thuộc loại phản ứng ester hóa

- Phản ứng cháy

Acetic acid cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước:

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 25 (Chân trời sáng tạo 2024): Acetic acid (ảnh 1)

4. Điều chế và ứng dụng của acetic acid

Acetic acid có thể được điều chế từ ethylic alcohol bằng phản ứng lên men giấm

Acetic acid được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, chất dẻo,…

Sơ đồ tư duy Acetic acid

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá