Sách bài tập KHTN 9 Bài 28 (Chân trời sáng tạo): Tinh bột và cellulose

236

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

Câu 28.1 trang 76 Sách bài tập KHTN 9: Cellulose là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông vải. Công thức phân tử của cellulose là

A. (C6H10O5)n.

B. C12H22O11.

C. C6(H2O)6.

D. C5(H2O)5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n

Câu 28.2 trang 76 Sách bài tập KHTN 9: Chất X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tác dụng với dung dịch iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím. Chất X là

A. glucose.

B. cellulose.

C. saccharose.

D. tinh bột.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chất X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tác dụng với dung dịch iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím. Chất X là tinh bột.

Câu 28.3 trang 76 Sách bài tập KHTN 9: Hàm lượng cellulose chiếm tỉ lệ % lớn nhất trong mẫu chất nào sau đây?

A. Tre, nứa.

B. Sợi đây.

C. Bông vải.

D. Gỗ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hàm lượng cellulose chiếm tỉ lệ % lớn nhất trong bông vải.

Câu 28.4 trang 76 Sách bài tập KHTN 9: X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là

A. tinh bột và saccharose.

B. tinh bột và glucose.

C. cellulose và glucose.

D. cellulose và saccharose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là tinh bột và glucose.

Câu 28.5 trang 76 Sách bài tập KHTN 9: X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là

A. cellulose và glucose.

B. cellulose và saccharose.

C. tinh bột và saccharose.

D. tinh bột và glucose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng → X là cellulose.

Thủy phân hoàn toàn cellulose nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được glucose.

Câu 28.6 trang 77 Sách bài tập KHTN 9: Quả chuối xanh (như hình bên) có chứa hợp chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là

Quả chuối xanh như hình bên có chứa hợp chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím

A. cellulose.

B. tinh bột.

C. saccharose.

D. glucose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chuối xanh có chứa tinh bột.

Tinh bột phản ứng với dung dịch iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

Câu 28.7 trang 77 Sách bài tập KHTN 9: Kết luận nào sau đây đúng về tính chất vật lý của cellulose?

A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước.

B. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.

C. Chất rắn, không màu, tan trong nước nóng.

D. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tính chất vật lý của cellulose là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

Câu 28.8 trang 77 Sách bài tập KHTN 9: Khi nhai cơm chậm (không có thức ăn), cảm giác có vị ngọt là do

A. trong cơm có đường saccharose.

B. tinh bột có trong cơm bị thủy phân tạo thành glucose bởi enzyme có trong tuyến nước bọt.

C. trong cơm có đường glucose.

D. trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cơm trắng có chứa tinh bột.

Khi nhai cơm, tinh bột bị thủy phân tạo glucose nhờ có enzyme trong nước bọt do đó ta cảm thấy có vị ngọt.

Câu 28.9 trang 77 Sách bài tập KHTN 9: Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, giải phóng khí oxygen, đồng thời tạo ra (các) hợp chất hữu cơ thiết yếu cho con người, đó là

A. glucose.

B. tinh bột.

C. cellulose.

D. glucose, tinh bột, cellulose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Quá trình quang hợp tạo ra glucose:

Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển

Sau đó, các phân tử glucose lại kết hợp với nhau thành tinh bột, cellulose.

Câu 28.10 trang 77 Sách bài tập KHTN 9: Cho sơ đồ phản ứng:

(1)   X+H2Oacid/enzyme,t0Y

(2)   Y+Ag2Ot0ddAgNO3/NH3C6H12O7+2Ag

(3)   YenzymeE+Z

Cho sơ đồ phản ứng trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 9

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. cellulose, glucose, carbon dioxide.

B. cellulose, saccharose, carbon dioxide.

C. tinh bột, glucose, ethyl alcohol.

D. tinh bột, glucose, carbon dioxide.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Theo sơ đồ đề cho, ta có:

X

Y

E

Z

G

(C6H10O5)n

C6H12O6

C2H5OH

CO2

O2

Các phương trình hóa học:

(1)   (C6H10O5)n+nH2Oacid/enzyme,t0nC6H12O6

(2)   C6H12O6+Ag2Ot0ddAgNO3/NH3C6H12O7+2Ag

(3)C6H12O6enzyme2C2H5OH+2CO2

Cho sơ đồ phản ứng trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 9

Câu 28.11 trang 78 Sách bài tập KHTN 9: Cho các đặc điểm và tính chất sau:

(a) Có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, sợi đay, …

(b) Công thức chung là (C6H10O5)n.

(c) Có nhiều trong gỗ, tre, nứa,...

(d) Không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.

(e) Chất rắn, màu trắng.

(g) Có phản ứng thủy phân.

(h) Phản ứng với dung dịch iodine tạo hợp chất màu xanh tím.

(i) Được tạo thành trong cây xanh nhờ vào quá trình quang hợp.

(k) Là nguồn cung cấp lương thực quan trọng cho con người và được dùng để sản xuất vải sợi, giấy.

Dãy các đặc điểm và tính chất đúng cho tinh bột và cellulose là

A. (a), (c), (i), k).

B. (c), (d), (e), (h).

C. (b), (e), (g).

D. (b), (d), (e), (h), (k).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

(b), (e), (g), (i) đúng cho tinh bột và cellulose.

Câu 28.12 trang 78 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

a) Tinh bột và cellulose đều được tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

b) Tinh bột và cellulose đều có cùng công thức phân tử nên có khối lượng phân tử bằng nhau.

c) Sản phẩm thủy phân tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng tráng bạc.

d) Trong các loại nông sản như gạo, bắp, khoai lang, sắn thì gạo có hàm lượng tinh bột cao nhất.

Lời giải:

a. Đúng vì tinh bột và cellulose đều được tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

b. Sai vì giá trị n trong công thức chung của tinh bột và cellulose khác nhau.

c. Đúng vì sản phẩm thủy phân tinh bột và cellulose đều tạo ra glucose nên đều tham gia phản ứng tráng bạc.

d. Đúng vì trong các loại nông sản như gạo, bắp, khoai lang, sắn thì gạo có hàm lượng tinh bột cao nhất.

Câu 28.13 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau về carbohydrate?

a) Glucose, tinh bột và cellulose đều có trong tế bào thực vật.

b) Glucose, sacccharose, tinh bột và cellulose đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, là nguồn nguyên liệu dùng trong công nghệ tráng bạc.

c) Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng cho con người, nhưng ăn nhiều tinh bột sẽ có nguy cơ gây béo phì.

d) Cơm nấu từ gạo nếp (cơm nếp, xôi,….) dẻo hơn, dính hơn và ngọt hơn cơm nấu từ gạo tẻ (cơm trắng) vì trong gạo nếp có hàm lượng glucose và tinh bột cao hơn so với gạo tẻ.

Lời giải:

a. Đúng vì glucose, tinh bột và cellulose đều có trong tế bào thực vật.

b. Sai vì các đặc điểm này không đúng cho cả 4 carbohydrate đã nêu.

c. Đúng vì khi dùng nhiều thức ăn giàu tinh bột có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, kích thước sự sản xuất insulin. Insulin là hormone giúp cơ thể lấy glucose từ máu để lưu trữ hoặc sử dụng. Tăng nồng độ insulin có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi năng lượng và dẫn đến sự tích tụ mỡ, là nguyên nhân gây béo phì.

d. Sai vì trong gạo nếp có hàm lượng amilopectin (là một loại polysaccharide có trong tinh bột) cao hơn so với gạo tẻ.

Câu 28.14 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Hãy điền các từ hoặc các cụm từ thích hợp trong bảng sau vào chỗ trống để được nhận định đúng.

Hãy điền các từ hoặc các cụm từ thích hợp trong bảng sau vào chỗ trống để được nhận định đúng

(a) Trong một số loại củ, quả, hạt thường chứa nhiều (1) ...

(b) Sợi bông, gỗ, tre, nứa, sợi đay đều có thành phần chủ yếu là (2) ….

(c) Hầu hết các tế bào trong cơ thể (thần kinh, máu, …) đều cần (3) … để hoạt động.

(d) (4) … là nguồn cung cấp năng lượng cho con người, giúp gia tăng nhanh lượng glucose cho cơ thể.

(e) (5) … là nguồn lương thực quan trọng của con người, đây là chất còn được dùng để điều chế (6) ....

(g) Tinh bột và cellulose có công thức chung là (7) … nhưng khối lượng phân tử của (8) … lớn hơn khối lượng phân tử của (9) …

(h) (10) … có phản ứng thủy phân nhưng không phản ứng với dung dịch iodine.

Lời giải:

Hãy điền các từ hoặc các cụm từ thích hợp trong bảng sau vào chỗ trống để được nhận định đúng

Câu 28.15 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng:

Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng

Lời giải:

1 - e; 2 - l; 3 - c, h; 4 - k; 5 – i.

Câu 28.16 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Ethylic alcohol có nhiều ứng dụng trong đời sống. Một người dân dùng 30 kg một loại nột ngô (chứa 70% tinh bột) để nấu rượu, biết hiệu suất chuyển hóa tinh bột thành rượu đạt 80%. Em hãy cho biết họ sẽ thu được bao nhiêu lít ethylic alcohol 39o.

Lời giải:

Khối lượng tinh bột có trong 30 kg ngô:

m(C6H10O5)n=30.70%=21(kg)n(C6H10O5)n=m(C6H10O5)nM(C6H10O5)n=21000162129,63(mol)

PTHH:

 (C6H10O5)n+nH2OhoÆc  enzymeacid,t0nC6H12O6            (1)  

C6H12O6enzyme2C2H6O+2CO2                            (2)

Vì hiệu suất của phản ứng là 80% và theo PTHH, ta có:

nC2H6O=2.n(C6H10O5)n.H%=2.129,63.80%=207,41(mol)

VC2H6O=mC2H6O.100DC2H6O.9,2=207,41.46.1000,789.39=31006,01(mL)=31,00601(L)

Câu 28.17 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Giấy thường được sản xuất từ gỗ, nhiều nước trên thế giới sản xuất giấy từ gỗ vân sam. Giả sử 125 kg gỗ vân sam trải qua nhiều công đoạn xử lí (tách lấy cellulose, tạo bột giấy, …) sản xuất được 15000 tờ giấy A4 – định lượng 75 (75g/cm2). Trung bình 1 ha trồng gỗ vân sam thu hoạch 280 m3 gỗ/năm. Hãy cho biết 1 ha nêu trên sẽ sản xuất được bao nhiêu ream (ram) giấy A4 - định lượng 75. Biết mỗi ream có 500 tờ giấy và gỗ vân sam có khối lượng riêng bằng 700 kg/m3.

Lời giải:

Khối lượng gỗ có trong 280 m3 gỗ: 700.280=196000(kg)

Số tờ giấy A4 sản xuất đươc từ 196000kg gỗ là: 196000.15000125=23520000 (tờ)

Số ream giấy sản xuất được là: 23520000500=47040(ream)

Lý thuyết Tinh bột và cellulose

1. Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose

+ Các loại gạo, ngô (bắp), khoai,… là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào cho con người.

+ Cellulose là thành phần chính tạo nên lớp màng của tế bào thực vật. Cellulose có nhiều nhất trong bông vải; trong sợi đay, sợi gai, tre, nứa, gỗ,…cũng có nhiều cellulose nhưng với hàm lượng thấp hơn so với bông vải.

+ Ở điều kiện thường, tinh bột và cellulose đều là những chất rắn, màu trắng. Tinh bột có hình dạng không xác định, không tan trong nước lạnh nhưng tan được một phần trong nước nóng; cellulose có dạng dợi và không tan trong nước.

2. Tính chất hóa học của tinh bột và cellulose

- Công thức phân tử chung của tinh bột và cellulose là (C6H10O5)n.

- Tinh bột và cellulose đều bị thủy phân tạo ra glucose, tinh bột tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.

3. Ứng dụng của tinh bột và cellulose – Sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh

- Tinh bột và cellulose có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất”

+ Tinh bột được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình quang hợp giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.

+ Cellulose tạo nên thành tế bào của thực vật, tạo nên bộ khung của thực vật.

Sơ đồ tư duy Tinh bột và cellulose 

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá