Sách bài tập KHTN 9 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Glucose và saccharose

78

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Glucose và saccharose sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Glucose và saccharose

Câu 27.1 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Loại quả nào sau đây có chứa hàm lượng glucose lớn nhất?

A. Quả dưa hấu.

B. Quả nho chín.

C. Quả chuối chín.

D. Quả xoài chín.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quả nho chín có chứa hàm lượng glucose lớn nhất.

Câu 27.2 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Saccharose có nhiều nhất trong sản phẩm nào sau đây?

A. Mật ong.

B. Các loại quả chín.

C. Củ cải đường.

D. Quả bơ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Saccharose có nhiều nhất trong củ cải đường.

Câu 27.3 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Carbohydrate X có nhiều trong hoa thốt nốt. Công thức phân tử của carbohydrate X là

A. C6H12O6.

B. C12H22O11.

C. (C6H10O5)n.

D. Cn(H2O)m

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Carbohydrate X có nhiều trong hoa thốt nốt. Công thức phân tử của carbohydrate X là C12H22O11.

Câu 27.4 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Tinh thể chất rắn Y không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Y có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, Y được chuyển hóa thành chất Z dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của Y và Z lần lượt là

A. glucose và saccharose.

B. saccharose và fructose.

C. glucose và fructose.

D. saccharose và glucose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tinh thể chất rắn Y không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Y có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, Y được chuyển hóa thành chất Z dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của Y và Z lần lượt là saccharose và glucose.

Câu 27.5 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Cho các phát biểu sau về glucose:

(a) Glucose có nhiều trong mật ong, củ cải đường, các loại quả chín ngọt.

(b) Glucose có công thức phân tử là C6(H2O)6.

(c) Glucose là chất rắn, tinh thể không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(d) Glucose dùng để tráng ruột phích.

(e) Lên men glucose tạo thành ethylic alcohol và khí carbon monooxide.

(g) Glucose dùng để pha chế thuốc và các loại đồ uống.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

(a) Sai vì glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây, các loại quả chín ngọt.

(b) Đúng glucose có công thức phân tử là C6(H2O)6 hay C6H12O6.

(c) Đúng glucose là chất rắn, tinh thể không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(d) Đúng glucose dùng để tráng ruột phích.

(e) Sai lên men glucose tạo thành ethylic alcohol và khí carbon dioxide.

(g) Sai saccharose dùng để pha chế thuốc và các loại đồ uống.

Câu 27.6 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Cho các phát biểu sau về saccharose:

(a) Saccharose có trong mật rỉ của đường (sản phẩm phụ trong sản xuất đường mía).

(b) Saccharose có công thức phân tử là C12(H2O)11.

(c) Saccharose là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(d) Sản phẩm của quá trình thủy phân saccharose có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(e) Saccharose không phản ứng với dung dịch H2SO4, đun nóng.

(g) Saccharose dùng để pha chế thuốc và các loại đồ uống.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

(a) Đúng saccharose có trong mật rỉ của đường (sản phẩm phụ trong sản xuất đường mía).

(b) Đúng saccharose có công thức phân tử là C12(H2O)11.

(c) Đúng saccharose là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(d) Đúng sản phẩm của quá trình thủy phân saccharose có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(e) Sai vì saccharose phản ứng với dung dịch H2SO4, đun nóng.

(g) Đúng saccharose dùng để pha chế thuốc và các loại đồ uống.

Câu 27.7 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Cho các phát biểu về glucose và saccharose:

a) Trong một số quả chín ngọt thường có chứa glucose và saccharose.

b) Glucose và saccharose đều là chất rắn dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan nhiều trong nước, cung cấp năng lượng cho con người.

c) Glucose và saccharose cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người và động vật; dùng để pha chế dịch truyền, pha chế thuốc, tráng ruột phích.

d) Glucose và saccharose đều có phản ứng với dung dịch H2SO4 đun nóng.

Lời giải:

a. Đúng trong một số quả chín ngọt thường có chứa glucose và saccharose.

b. Đúng glucose và saccharose đều là chất rắn dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan nhiều trong nước, cung cấp năng lượng cho con người.

c. Sai vì saccharose không được dùng để pha chế dịch truyền, tráng ruột phích.

d. Sai vì glucose không có phản ứng với dung dịch H2SO4 đun nóng.

Câu 27.8 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng:

Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng

Lời giải:

1 - e; 2 - b, 3 - a; 4 - c; 5 - d

Câu 27.9 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được phát biểu đúng:

(a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều (1)...

(b) Mật ong, quả nho chín đều có chứa nhiều (2)…

(c) (3)… có nhiều trong hoa quả chín, trong máu người và động vật.

(d) (4)… có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.

(e) (5)… có phản ứng tráng bạc cùng với phản ứng (6)… tạo thành ethylic alcohol và (7)....

(g) (8)… có phản ứng thủy phân nhưng không có phản ứng tráng bạc.

(h) (9) … có phản ứng tráng bạc nhưng không có phản ứng thủy phân.

(i) Glucose và saccharose đều có phản ứng với (10) …

Lời giải:

(1) glucose và saccharose.

(2), (3), (5), (9) Glucose

(4), (8) Saccharose

(6) lên men rượu

(7) carbon dioxide

(10) cháy

Câu 27.10 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Người ta thường dùng glucose để tráng ruột phích (phích dùng để giữ nóng cho nước). Trung bình mỗi ruột phích có khối lượng bạc tráng lên là 0,756g. Tính khối lượng glucose cần dùng để tráng 1 ruột phích, biết hiệu suất của phản ứng tráng bạc chỉ đạt 40%.

Người ta thường dùng glucose để tráng ruột phích phích dùng để giữ nóng cho nước

Lời giải:

Phương trình hóa học:

C6H12O6+2AgNO3+2NH3+H2OC6H12O7+2Ag+2NH4NO3

Hoặc viết gọn:

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

Vì hiệu suất của phản ứng là 40% và theo PTHH, ta có:

nC6H12O6=12nAg.10040=12mAgMAg.10040=12.0,756108.10040=0,00875(mol)

mC6H12O6=nC6H12O6.MC6H12O6=0,00875.180=1,575(g)

Câu 27.11 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Giả sử có 1 kg nho tươi có chứa khoảng 45 g glucose. Khi lên men 9 kg nho sẽ thu được bao nhiêu mL rượu nho 9,20? Biết hiệu suất lên men đạt 81%.

Lời giải:

Khối lượng glucose có trong 9 kg nho tươi:

mC6H12O6=45.9=405(g)nC6H12O6=mC6H12O6MC6H12O6=405180=2,25(mol)

PTHH: C6H12O6enzyme2C2H6O+2CO2

Vì hiệu suất của phản ứng là 81% và theo PTHH, ta có:

nC2H6O=2.nC6H12O6.H%=2.2,25.81%=3,645(mol)

VC2H6O=mC2H6O.100DC2H6O.9,2=3,645.46.1000,789.9,22309,89(mL)

Câu 27.12 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Mật rỉ đường là sản phẩm phụ thu được trong quá trình sản xuất đường mía. Một sơ sở sản xuất ốp lưng điện thoại dùng mật rủ đường tráng bạc cho ốp lưng điện thoại. Giả sử khối lượng bạc tráng lên mỗi ốp lưng điện thoại là 0,27 g. Khi dùng 171 kg mật rỉ có chứa 40% sacchrose sẽ tráng bạc được tối đa bao nhiêu ốp lưng điện thoại? Biết quá trình thủy phân saccharose xảy ra hoàn toàn và phản ứng tráng bạc có hiệu suất 40%.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

C12H22O11+H2OC6H12O6+C6H12O6     (1)

                                                      glucose              fructose

C6H12O6+2AgNO3+2NH3+H2OC6H12O7+2Ag+2NH4NO3      (2)

Hoặc viết gọn:

C6H12O6+Ag2ONH3C6H12O7+2Ag

Theo đề ta có khối lượng saccharose:

mC12H22O11=171.40100=68,4(kg)nC12H22O11=mC12H22O11MC12H22O11=68400362=200(mol)

Vì phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của phản ứng tráng bạc là 40% và theo PTHH, ta có:

nAg=2.nC6H12O6.H=4.nC12H22O11.H  mAg=nAg.MAg=4.200.40%.108=34560(g)

Số ốp lưng điện thoại được tráng bạc: 345600,27=128000 (ốp lưng).

Lý thuyết Glucose và saccharose

1. Thành phần nguyên tố, công thức chung, công thức phân tử của carbohydrate.

Carbohydrate có:

- Thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H và O

- Công thức chung: Cn(H2O)m

- Công thức phân tử của một số carbohydrate:

Glucose: C6H12O6

Saccharose: C12H22O11

Tinh bột và cellulose: (C6H10O5)n

2. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của glucose và saccharose

- Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí của glucose

+ Glucose có công thức phân tử là C6H12O6

+ Trong thiên nhiên, glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong quả chín. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật

+ Ở điều kiện thường, glucose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,56 g/cm3.

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của saccharose

+ Saccharose có công thức phân tử là C12H22O11

+ Trong tự nhiên, saccharose có trong nhiều loài thực vật như mía, đường, củ cải, thốt nốt,…

+ Trong điều kiện thường, saccharose là chất rắn, dạng tinh thể không màu, vị ngọt, không mùi, tan tốt trong nước, có khối lượng riêng là 1,59g/cm3.

3. Tính chất hóa học của glucose và saccharose

- Glucose tác dụng với hợp chất của bạc trong dung dịch NH3 tạo ra Ag.

PTHH: Lý thuyết KHTN 9 Bài 27 (Chân trời sáng tạo 2024): Glucose và saccharose (ảnh 3)

Phản ứng trên được gọi là phản ứng tráng bạc.

- Phản ứng lên men rượu

Dưới tác dụng của enzyme ở nhiệt độ thích hợp, glucose trong dịch dịch chuyển dần thành ethylic alcohol theo phương trình hóa học: Lý thuyết KHTN 9 Bài 27 (Chân trời sáng tạo 2024): Glucose và saccharose (ảnh 2)

- Ở nhiệt độ thích hợp, khi có mặt acid hoặc enzyme làm xúc tác, saccharose sẽ tác dụng với nước tạo thành glucose và fructose theo phương trình sau:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27 (Chân trời sáng tạo 2024): Glucose và saccharose (ảnh 1)

Phản ứng trên gọi là phản ứng thủy phân

4. Vai trò, ứng dụng của glucose và saccharose

- Glucose cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho người và động vật; dùng để pha chế dịch truyền, tráng bạc,…

- Saccharose là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm

- Không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường để tránh một số bệnh cho cơ thể.

Sơ đồ tư duy Glucose và saccharose

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá