Sách bài tập KHTN 9 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Protein

139

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Protein sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Protein

Câu 29.1 trang 81 Sách bài tập KHTN 9: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

A. chất béo.

B. glucose và saccharose.

C. tinh bột.

D. protein.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều protein.

Câu 29.2 trang 81 Sách bài tập KHTN 9: Cho một ít giấm ăn vào cốc sữa (sữa bò hoặc sữa đậu nành) sẽ xảy ra hiện tượng gì trong các hiện tượng sau đây?

A. Dung dịch trong suốt.

B. Sữa bị vón cục.

C. Sủi bọt khí.

D. Kết tủa và sủi bọt khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cho một ít giấm ăn vào cốc sữa (sữa bò hoặc sữa đậu nành) sẽ xảy ra hiện tượng sữa bị vón cục. Do có hiện tượng đông tụ protein bởi acid.

Câu 29.3 trang 81 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.

B. Protein chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen và có khối lượng phân tử rất lớn.

C. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử acid chứa nitrogen giống nhau tạo nên.

D. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và do nhiều phân tử H2NCH2COOH tạo nên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.

Câu 29.4 trang 81 Sách bài tập KHTN 9: Để nhận biết sự có mặt của protein có trong một số sản phẩm (mẫu thử), ta có thể dùng cách nào sau đây?

A. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mẫu thử.

B. Hoà tan mẫu thử vào nước nóng.

C. Đốt cháy mẫu thử.

D. Nhỏ vài giọt quỳ tím lên mẫu thử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A, B, D đều sai vì không nhận biết được sự có mặt của protein trong mẫu thử.

C đúng vì khi đốt sẽ ngửi được mùi khét của mẫu thử cháy.

Câu 29.5 trang 82 Sách bài tập KHTN 9: Có hai mảnh vải tơ có vẻ bề ngoài giống nhau mảnh (1) làm bằng tơ tằm, mảnh (2) là loại vải được sản xuất từ gỗ bạch đàn. Để phân biệt hai mảnh vải này, ta có thể dùng cách nào sau đây?

A. Ngâm vào nước, mảnh ngấm nước nhanh hơn là mảnh (2).

B. Đốt mẫu thử của từng mảnh, nếu có mùi khét là mảnh (1).

C. Giặt rồi phơi, mảnh nào mau khô hơn thì đó là mành làm bằng tơ tằm.

D. Không thể phân biệt được.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đốt mẫu thử của từng mảnh, nếu có mùi khét là mảnh (1) làm bằng tơ tằm. Vì tơ tằm chứa nhiều protein.

Câu 29.6 trang 82 Sách bài tập KHTN 9: Một số thợ lặn thường uống nước mắm cốt trước khi lặn để cung cấp thêm năng lượng là vì trong nước mắm cốt có chứa nhiều

A. các muối khoảng.

B. chất đạm dưới dạng amino acid, peptide.

C. muối ăn.

D. chất béo và muối ăn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong nước mắm cốt có chứa rất nhiều đạm dưới dạng các amino acid và peptide. Vì vậy trước khi lặn, thợ lặn thường uống nước mắm cốt để cung cấp năng lượng, giữ ẩm cho cơ thể.

Câu 29.7 trang 82 Sách bài tập KHTN 9: Một số loài thuỷ hải sản như lươn, cá da trơn, ... thường có nhiều nhớt (là các loại protein). Để làm sạch nhớt, người ta có thể dùng những cách sau đây:

(a) Rửa bằng nước lạnh.

(b) Dùng nước vôi ngâm ít phút rồi rửa

(c) Dùng giấm ăn và muối ăn để rửa.

(d) Dùng tro thực vật.

Số cách được dùng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

(b), (c), (d) là 3 cách dùng được.

Protein dễ bị thuỷ phân khi đun nóng, có xúc tác acid hoặc base. Do đó, nếu dùng nước vôi, giấm ăn, tro thực vật (tro thực vật có môi trường kiềm vì thành phần chủ yếu là K₂CO₃) sẽ rửa sạch nhớt của một số loại hải sản.

Câu 29.8 trang 82 Sách bài tập KHTN 9: Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 9

Bước 1: Chuẩn bị 3 ống nghiệm sạch và đánh số (1), (2), (3). Cho khoảng 10 ml chất lòng X vào mỗi ống nghiệm (Hình bên).

Bước 2:

- Đun nóng nhẹ (ở nhiệt độ thấp) ống nghiệm (1).

- Cho từ từ từng giọt dung dịch HCI vào ống nghiệm (2).

- Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm (3).

Bước 3: Quan sát thấy cả 3 ống nghiệm đều có kết tủa xuất hiện.

Theo em, chất lỏng X có thể là chất nào sau đây?

A. Sữa đậu nành.

B. Lòng trắng trứng.

C. Một loại sữa tươi.

D. Cả 3 loại ở A, B, C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thí nghiệm của nhóm học sinh là thí nghiệm về sự đông tụ protein bởi nhiệt độ, bởi acid, bởi base.

Do đó X có thể là lòng trắng trứng, sữa đậu nành hoặc sữa tươi …

Câu 29.9 trang 83 Sách bài tập KHTN 9: Cho các phát biểu sau về protein:

(a) Đốt mẫu vật chứa protein (tóc, móng, ...) sẽ có mùi khét.

(b) Riêu cua (các mảng thịt cua nổi lên khi nấu) là hiện tượng đông tụ protein bởi nhiệt độ.

(c) Tất cả protein đều ở thể rắn, dạng sợi, tan tốt trong nước.

(d) Trứng, các loại thịt, các loại hạt đậu đều chứa protein.

(e) Protein có trong các loại tơ như tơ tằm, tơ lông cừu, tơ nylon, ...

(g) Đốt các loại tơ có chứa protein đều có mùi khét, đó là mùi của khí nitrogen thoát ra.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

(a) đúng.

(b) đúng vì đây là hiện tượng đông tụ protein (có trong thịt cua) bởi nhiệt độ.

(c) sai vì các loại protein dạng sợi (có trong tóc, móng, sừng …) không tan trong nước.

(d) đúng.

(e) sai vì tơ nylon không chứa protein.

(g) sai vì mùi khét không phải mùi của khí nitrogen.

Câu 29.10 trang 83 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

a) Protein có ở cơ thể người, động vật và thực vật như thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, hạt đậu, ...

b) Một số protein có chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, sulfur.

c) Khi cho một ít chanh vào sữa sẽ làm sữa có vị ngon hơn và dễ tiêu hoá hơn.

d) Dùng quỳ tím sẽ phân biệt vải dệt từ tơ tằm và vải dệt từ sợi bông.

Lời giải:

a) đúng.

b) đúng vì đối với protein tạo bởi methionin (có công thức phân tử là C5H11 NO2S) là amino acid chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, sulfur.

c) sai vì xảy ra hiện tượng đông tụ protein nên khi uống sẽ có nguy cơ đau bụng, khó tiêu, ...

d) sai vì không phân biệt được. Cách đúng là đốt mẫu thử sẽ phân biệt được.

Câu 29.11 trang 83 Sách bài tập KHTN 9: Nhận định nào đúng, nhận định nào sai trong các nhận định sau đây?

a) Protein là loại hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn, có cấu trúc phức tạp.

b) Protein bền với nhiệt, với acid, với kiềm.

c) Protein và lipid đều là các hợp chất cao phân tử.

d) Phân tử protein do các chuỗi polypeptide tạo nên, còn phân tử polypeptide tạo thành từ các mắt xích amino acid.

Lời giải:

a) đúng.

b) sai vì protein bị đông tụ bởi acid, bởi base và bị phân huỷ bởi nhiệt.

c) sai vì lipid không phải là hợp chất cao phân tử.

d) đúng.

Câu 29.12 trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?

a) Protein bị phân huỷ bởi nước khi có acid hay base và có phản ứng tráng bạc.

b) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

c) Protein là những polypeptide, có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu amu.

d) Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitrogen.

Lời giải:

a) sai vì protein không có phản ứng tráng bạc.

b) sai vì chỉ có một số protein tan trong nước.

c) đúng.

d) đúng.

Câu 29.13 trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được các nhận định đúng.

amino acid

tóc

móng

thực vật

đông tụ

acid

base

nhiệt độ

dẫn xuất của hydrocarbon

thuỷ phân

cơ thể

carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, ...

a) Protein là (1)..., gồm các nguyên tố (2) ...

b) Protein có ở (3) ... của người, động vật và (4) ... như (5) ..., ...

c) Dưới tác dụng của enzyme (ở nhiệt độ thường), protein sẽ bị (6) ... tạo ra các (7)...

d) Khi đun nóng một số protein với (8) ... hay (9)..., các protein này sẽ bị (10) ... tạo thành các amino acid tương ứng.

Lời giải:

(1)

dẫn xuất của hydrocarbon

(6)

thuỷ phân

(2)

carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen, ...

(7)

amino acid

(3)

cơ thể

(8)

acid

(4)

thực vật

(9)

base

(5)

tóc, móng,...

(10)

thuỷ phân

 

Câu 29.14 trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Sữa đậu nành và các loại sữa khác đều là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Vì sao bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo không nên thêm chanh vào các loại sữa nói trên khi pha chế đồ uống?

Lời giải:

Không nên thêm chanh vào các loại sữa nêu ở đề bài khi pha chế đồ uống vì protein đông tụ bởi acid trong chanh (citric acid) sẽ có nguy cơ gây đau bụng, khó tiêu, ...

Câu 29.15 trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Đậu phụ (đậu hũ) trắng được làm từ nguyên liệu gì? Quá trình làm đậu phụ có liên quan đến tính chất nào của protein mà em đã học?

Lời giải:

Đậu phụ (đậu hũ) trắng được làm từ nguyên liệu chính là đậu nành. Quá trình làm đậu phụ có liên quan đến tính chất: Sự đông tụ protein bởi nhiệt độ và acid.

Câu 29.16* trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Amino acid X là chất có trong protein tự nhiên. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối của X có tên gọi là monosodium glutamate (MSG). Khi phân tích thành phần của X thấy có %C = 40,82%; %H = 6,12%; %0 = 43,54% theo khối lượng; còn lại là nguyên tố nitrogen. Biết X có khối lượng phân tử bằng 147 amu. Tìm công thức hoá học và cho biết một số ứng dụng của X.

Lời giải:

Đặt công thức hoá học của X là CxHyOzNt

Ta có:

%N = 100% - (%C + % H + %O) = 100% - (40,82% + 6,12% + 43,54%) = 9,52%

Với công thức hoá học của X, ta có:

%C = KLNT(C).xKLPT(CxHyOzNt).100% = 12x147.100% = 40,82%x5

%H = KLNT(H).yKLPT(CxHyOzNt).100% = 1y147.100% = 6,12%y9

%O = KLNT(O).zKLPT(CxHyOzNt).100% = 16z147.100% = 43,54%z4

%N = KLNT(C).tKLPT(CxHyOzNt).100% = 14t147.100% = 9,52%t1

Vậy công thức hoá học của X là C5H9O4N.

* Một số ứng dụng của X:

Glutamic acid giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, ... Glutamic acid còn được dùng để điều trị các tình trạng mệt mỏi, suy kiệt thể lực và tinh thần do làm việc quá độ hoặc trong thời kì dưỡng bệnh.

Lý thuyết Protein

1. Vai trò của protein đối với con người

Protein giữ vai trò quan trọng đới với cơ thể con người, giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe.

2. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, khối lượng phân tử của protein

Protein được tạo bởi các amino acid, có cấu tạo phức tạp và có khối lượng phân tử rất lớn.

3. Tính chất hóa học của protein

- Protein bị thủy phân trong môi trường acid hay môi trường base hoặc enzyme tạo thành hỗn hợp các amino acid.

- Protein bị đông tụ bởi acid hoặc bởi base hay đun nóng.

- Protein bị phân hủy bởi nhiệt độ cao tạo ra chất có mùi khét đặc trưng.

4. Phân biệt protein với chất khác

Dựa vào sản phẩm cháy có thể phân biệt được tơ tằm, len lông cừu và chất khác (tơ nylon).

Sơ đồ tư duy Protein

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá