Sách bài tập KHTN 9 Bài 24 (Cánh diều): Acetic acid

205

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Acetic acid sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Acetic acid

Bài 24.1 trang 64 Sách bài tập KHTN 9: Công thức phân tử của một số hợp chất hữu cơ như sau: C2H6O, C2H4O2, C2H6O2, C3H8O, C3H6O2. Trong các chất trên, số chất trong phân tử có thể có nhóm -COOH là:

A. 2

B. 3

C. 1

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Chất trong phân tử có thể có nhóm -COOH là: C2H4O2 có công thức cấu tạo là CH3COOH, C3H6O2 có công thức cấu tạo là CH3CH2COOH.

- C2H6O, C3H8O chỉ có một nguyên tử O.

- C2H6O2 là hợp chất chỉ có liên kết đơn, có công thức cấu tạo là: HO – CH2 – CH2 – OH.

Bài 24.2 trang 64 Sách bài tập KHTN 9Cho CH3COOH và C2H5OH lần lượt tác dụng với Na và giấy quỳ tím. Số lần có khí bay ra và số lần giấy quỳ tím hoá đỏ tương ứng là:

A. 2 và 2.

B. 1 và 1.

C. 1 và 2.

D. 2 và 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- CH3COOH và C2H5OH đều tác dụng với Na cho khí bay ra.

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

2C2H5OH+ 2Na → 2C2H5ONa + H2

- Chỉ CH3COOH làm giấy quỳ tím hoá đỏ.

Bài 24.3 trang 64 Sách bài tập KHTN 9Trong các chất sau: CH3CH2OH, CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3CH2COOH, CH3CH2OCH3. Số chất tác dụng với Na và NaOH tương ứng là

A. 2 và 2.

B. 5 và 4.

C. 4 và 2.

D. 4 và 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Chất tác dụng với Na là: CH3CH2OH, CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3CH2COOH.

Chất tác dụng với NaOH là: CH3COOH, CH3CH2COOH.

Bài 24.4 trang 64 Sách bài tập KHTN 9Hai chất hữu cơ A và B cùng có hai nguyên tử carbon trong phân tử và đều là chất lỏng, hoà tan tốt trong nước. Hai chất A và B có thể là cặp chất nào sau đây?

A. CH3COOH và C4H10.

B. C2H5OH và C2H4.

C. CH3COOH và C2II6.

D. CH3COOH và C2H5OH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hai chất hữu cơ A và B cùng có hai nguyên tử carbon trong phân tử và đều là chất lỏng, hoà tan tốt trong nước. Hai chất A và B có thể là CH3COOH và C2H5OH.

Chú ý: Các hydrocarbon có số carbon từ 1 đến 4 là chất khí, không tan trong nước.

Bài 24.5 trang 65 Sách bài tập KHTN 9Chọn các chất thích hợp điền vào các dấu ? và hoàn thành các phương trình hoá học sau:

a) ? + ? → CH3CH2COOK + H2O

b) CH3COOH + ? → ? + CO2 + H2O

c) CH3COOH + CaO → ? + ?

d) ? + NaOH → CH3COONa + ?

Lời giải:

a) CH3CH2COOH, KOH.

CH3CH2COOH + KOH → CH3CH2COOK + H2O

b) Na2CO3, CH3COONa (có thể thay Na2CO3 bằng muối carbonate của các kim loại khác như: CaCO3, K2CO3,…).

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

c) (CH3COO)2Ca, H2O.

2CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O.

d) CH3COOH, H2O.

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Có thể thay CH3COOH bằng muối acetate của kim loại mà tạo ra base không tan. Ví dụ:

(CH3COO)2Cu + 2NaOH → 2CH3COONa + Cu(OH)2 

Bài 24.6 trang 65 Sách bài tập KHTN 9Cho 100 mL dung dịch CH3COOH 2 M tác dụng hết với Zn thấy thoát ra V L khí H2 ở đkc. Tính V.

Lời giải:

nCH3COOH=1001000.2=0,2(mol)

PTHH: Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2

Theo PTHH: nH2=12nCH3COOH=12.0,2=0,1(mol)

VH2=0,1.24,79=2,479(L).

Bài 24.7 trang 65 Sách bài tập KHTN 9Tính thể tích dung dịch CH3COOH 1 M cần dùng để tác dụng hết với 14,8 gam Ca(OH)2. Tính số gam (CH3COO)2Ca tạo thành.

Lời giải:

nCa(OH)2=14,874=0,2(mol)

PTHH: Ca(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + 2H2O

Theo PTHH: nCH3COOH=2nCa(OH)2=2.0,2=0,4(mol)

VddCH3COOH=0,41=0,4(L).

Lại có: n(CH3COO)2Ca=nCa(OH)2=0,2(mol)

m(CH3COO)2Ca=0,2.158=31,6(g)

Bài 24.8 trang 65 Sách bài tập KHTN 9Tìm các chất thích hợp với các chữ cái A, B, D, X trong các phương trình hoá học sau:

a) A + Cu(OH)2 → B + X

b) CH3COOH + CuO → B + H2O

c) A + Na2CO3 → D + CO2 + X

Lời giải:

Từ phương trình hoá học b) xác định được B là (CH3COO)2Cu.

Thay B vào các phương trình hoá học còn lại tìm ra được các chất:

A: CH3COOH

D: CH3COONa

X: H2O.

Bài 24.9 trang 65 Sách bài tập KHTN 9: Hai chất A, B chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và trong phân tử có cùng số nguyên tử C. Chất A và B tác dụng với nhau có xúc tác H2SO4 đặc và đun nóng tạo thành chất lỏng X và nước. Chất X có mùi thơm và không tan trong nước, trong phân tử X có 4 nguyên tử C. Phân tử A có hai nguyên tử O còn B có một nguyên tử O. Hai chất A và B đều tác dụng với Na, chất A lảm quỳ tím hoá đỏ. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, X.

Lời giải:

Theo bài ta có sơ đồ phản ứng giữa A và B như sau:

A + B → X + H2O

Theo sơ đồ trên, tổng số nguyên tử C trong A và B bằng số nguyên tử C có trong X và bằng 4. Vì A, B có số nguyên tử C bằng nhau nên số nguyên tử C trong phân tử A, B đều bằng 2.

Vì A tác dụng với Na, làm quỳ tím hoá đỏ nên chất A có nhóm –COOH, vậy chất A có công thức cấu tạo là CH3COOH.

Chất B tác dụng với Na và có một nguyên tử O vậy chất B có nhóm –OH. Vì B chỉ có 2 nguyên tử C nên chất B có công thức cấu tạo là CH3CH2OH.

Chất X là ester và có công thức cấu tạo là CH3COOCH2CH3.

Lý thuyết Acetic acid

I. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

Acetic acid có công thức phân tử C2H4O2 và có công thức cấu tạo:

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 24 (Cánh diều 2024): Acetic acid (ảnh 5)

Công thức cấu tạo thu gọn: CH3 – COOH hoặc CH3COOH

Ở điều kiện thường, acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước, sôi ở 118oC và có khối lượng riêng là 1,05 gam/cm3 ở 20oC.

II. Tính chất hóa học

1. Tính acid

Acetic acid phản ứng được với các base, oxide base, muối carbonate và nhiều kim loại tạo ra muối acetate.

Ví dụ:

CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O

2CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu + H2O

2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2

2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

2. Tác dụng với alcohol tạo thành ester (phản ứng ester hóa)

Acetic acid phản ứng với ethylic alcohol tạo thành ester và nước theo phản ứng:

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 24 (Cánh diều 2024): Acetic acid (ảnh 4)

Phản ứng giữa acetic acid và ethylic alcohol tạo ra ester thuộc loại phản ứng ester hóa

3. Phản ứng cháy

Acetic acid cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước:

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 24 (Cánh diều 2024): Acetic acid (ảnh 3)

IV. Điều chế

Acetic acid dùng để sản xuất giấm được điều chế từ ethylic alcohol loãng bằng phương pháp lên men giấm

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 24 (Cánh diều 2024): Acetic acid (ảnh 2)

V. Ứng dụng

Acetic acid là một trong những hóa chất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và đời sống. acetic acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dùng làm nguyên liệu đầu để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như dược phẩm, phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, chất dẻo,…

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 24 (Cánh diều 2024): Acetic acid (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy Acetic acid

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá