20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 16 (Cánh diều) có đáp án: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

329

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Câu 1. Theo UNESCO, vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh là “một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc”?

A. Vì Người là người con ưu tú của đất nước Việt Nam. 

B. Vì Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 

C. Vì Người là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Vì Người là người lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được độc lập.

Đáp án đúng là: B

Câu 2. Việc nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng tượng, tượng đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?

A. Sự ủng hộ của họ đối với Việt Nam.

B. Sự ngưỡng mộ tài năng của Người. 

C. Lòng biết ơn và sự kính trọng đối với vị lãnh tụ vĩ đại. 

D. Mong muốn học tập tấm gương đạo đức của Người.

Đáp án đúng là: C

Câu 3. Việc đặt tên Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các địa danh trên thế giới có ý nghĩa gì? 

A. Góp phần đưa hình ảnh và tư tưởng của Người đến gần hơn với bạn bè quốc tế. 

B. Thể hiện sự biết ơn của nhân dân thế giới đối với Người.

C. Ghi nhận công lao của Người đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Vì sao những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động trở thành di tích lịch sử được gìn giữ cẩn thận?

A. Vì đó là những công trình kiến trúc độc đáo.

B. Vì đó là minh chứng cho lịch sử đấu tranh của dân tộc. 

C. Vì đó là nơi lưu giữ những dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp của Người. 

D. Vì đó là nơi thu hút đông đảo khách du lịch.

Đáp án đúng là: C

Câu 5. Theo em, vì sao nhân dân ta lại tự nguyện lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhiều nơi?

A. Vì đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

B. Vì đó là yêu cầu của Đảng và Nhà nước. 

C. Vì đó là cách thể hiện lòng thành kính và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với vị Cha già kính yêu. 

D. Vì đó là mong muốn của thế hệ con cháu.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Mình có “ham muốn tột bậc”, đó là

A. Việt Nam sẽ trở thành cường quốc số 1.

B. vô sản các nước đoàn kết, đồng tâm lại.

C. độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam

D. không còn cuộc chiến tranh nào diễn ra

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Dân tộc đã lấy họ của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ chung cho tất cả mọi người là

A. Vân Kiều.

B. Xơ Đăng 

C. Khơ-me 

D. Ba Na.

Đáp án đúng là: A

Câu 8. Trong những năm 1954 - 1969, một trong những nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền Nam sau khi "đánh cho Mỹ cút",  giang sơn thu về một mối là

A. được miễn thuế nông nghiệp.  

B. được đón Bác vào thăm.

C. được ra thăm lăng Bác.  

D. có một cuộc sống giàu có.

Đáp án đúng là: B

Câu 9. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (9-1969), nhân dân miền Nam đã làm gì để tưởng nhớ Người

A. Tấn công chống chính quyền Diệm. 

B. Cử các đại biểu ra Bắc dâng hương.

C. Xây dựng nhiều khu tưởng niệm. 

D. Nhân dân đã đồng loạt đi đưa tang

Đáp án đúng là: C

Câu 10. Một trong những di sản thiêng liêng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân Việt Nam là gì?

A. Bản Di chúc của Người.

B. Lời Kêu gọi kháng chiến.

C. Lăng Hồ Chí Minh.

D. Quảng trường Hồ Chí Minh.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Việc đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?

A. Khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước. 

B. Lòng kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

C. Tinh thần tự lực tự cường, xây dựng đất nước.

D. Niềm tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên.

Đáp án đúng là: B

Câu 12. Vì sao nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kế thừa, kết tinh, phát triển và nâng cao các giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại?

A. Vì Người là một nhà văn hóa lớn.

B. Vì Người có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. 

C. Vì Người đã kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. 

D. Vì Người đã góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Đáp án đúng là: C

Câu 13. Theo em, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

B. Giúp chúng ta nâng cao trình độ văn hóa. 

C. Giúp chúng ta sống có lý tưởng, có đạo đức, góp phần xây dựng đất nước. 

D. Giúp chúng ta hội nhập quốc tế tốt hơn.

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Vì sao trong quá trình hoạt động ở nước ngoài (1911-1941) Nguyễn Ái Quốc luôn nhận được sự trân trọng giúp đỡ của nhiều nhân vật uy tín, nổi tiếng trên thế giới?

A. Nhân cách cao đẹp của Người.

B. Quốc tế cộng sản đã can thiệp.

C. Do đề nghị hỗ trợ của Liên Xô. 

D. Do nguyện vọng của nhân dân.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. Vì sao chúng ta cần học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?

A. Được thăng quan tiến chức.

B. Tăng thu nhập và có địa vị.

C. Hoàn thiện bản thân mình.  

D. Để được kết nạp vào Đảng

Đáp án đúng là: C

Câu 16. Vì sao sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969) Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định xây dựng lăng?

A. Nguyện vọng của nhân dân cả nước.

B. Yêu cầu của giới trí thức trên thế giới.

C. Sự chỉ đạo của Trung Quốc, Liên Xô.

D. Thực hiện quyết định của UNESCO.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Nội dung nào sau đây là điểm thuận lợi khi Đảng và Nhà nước quyết định xây lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Đất nước đã hoàn toàn giải phóng.

B. Sự ủng hộ rất to lớn của nhân dân.

C. Tất cả nguyên vật liệu đều có sẵn.

D. Tổ chức ASEAN giúp đỡ công nghệ.

Đáp án đúng là: A

Câu 18. Những câu thơ sau đây thể hiện phong cách đạo đức nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

“Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường Mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

(Trích “Thăm cõi Bác xưa” - Tố Hữu)

A. Thật thà.

B. Nhân nghĩa.

C. Giản dị.

D. Mạnh mẽ.

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Vì sao rất nhiều trí thức, nhà khoa học sau khi được gặp Hồ Chủ tịch đã sẵn từ bỏ vinh hoa phú quý cả đời dấn thân vào con đường cách mạng đầy gian khổ?

A. Dùng chức vụ, địa vị khi cách mạng thắng lợi để lôi kéo.

B. Bác cho họ thấy được dân tộc, Tổ quốc là quan trọng nhất.

C. Cuộc sống ở nước ngoài luôn bị mật thám theo dõi, quản lý.

D. Điều kiện làm việc quá khó khăn sau Chiến tranh thế giới hai

Đáp án đúng là: B

Câu 20. Mục đích của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là

A. tăng khối đại đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, dân chủ. hội chủ nghĩa.

B. thể hiện được sự đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. tăng cường, củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

D. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Đáp án đúng là: D

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”

- Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Cùng với việc vinh danh của UNESCO, nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức.

+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh;

+ Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

+ Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc";

+ Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,..

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Phòng trưng bày tư liệu về Nguyễn Ái Quốc tại ngôi nhà số 248 và 250, đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc)

2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

- Sinh ra và hoạt động trong thế kỉ XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

- Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

+ Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng công trình tưởng niệm

        ▪ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

        ▪ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

        ▪ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

        ▪ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Người dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Nhằm phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tháng 11-2006 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 06/CT TW, phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Cuộc vận động đã lan tỏa và mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Năm 2016, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định gắn với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá