Giải SGK Lịch sử 12 Bài 16 (Cánh diều): Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

683

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Mở đầu trang 99 Lịch Sử 12: Vậy vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh có dấu ấn đặc biệt trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam?

Lời giải:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh có dấu ấn đặc biệt trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam, vì:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Câu hỏi trang 100 Lịch Sử 12: Nêu nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lời giải:

- Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Câu hỏi trang 100 Lịch Sử 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn như thế nào trong lòng nhân dân thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn như thế nào trong lòng nhân dân thế giới

Lời giải:

- Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”

- Cùng với việc vinh danh của UNESCO, nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức.

+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh;

+ Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

+ Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc";

+ Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,..

Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin, tư liệu và các hình trong mục 2, nêu nguyên nhân và biểu hiện của việc Chủ tịch Hồ Chi Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Khai thác thông tin tư liệu và các hình trong mục 2 nêu nguyên nhân và biểu hiện

Lời giải:

♦ Nguyên nhân: Chủ tịch Hồ Chi Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

♦ Biểu hiện: Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

- Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng công trình tưởng niệm

+ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

+ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

- Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

+ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

+ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Luyện tập 1 trang 102 Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê những công trình tiêu biểu trên thế giới (tượng đài, công viên, đại lộ, nhà lưu niệm,...) mang tên Hồ Chí Minh. Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng các công trình đó.

Lời giải:

- Bảng thống kê:

STT

Quốc gia

Công trình tưởng niệm

1

Liên bang Nga

Tại thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác… có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh

2

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (tại Quảng Châu)

3

Mê-hi-cô

Tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc" (đặt tại Thủ đô của Mê-hi-cô)

4

Ấn Độ

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Quảng trường ICT, thành phố Côn-ca-ta)

………….

………….

- Ý nghĩa: thể hiện mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước khác; đồng thời thể hiện tầm vóc và uy tín quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Mịnh

Vận dụng 2 trang 102 Lịch Sử 12: Viết một đoạn văn trình bày sự cần thiết đối với thế hệ trẻ trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo:

Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ đất nước “đổi mới tư duy”, nền kinh tế chuyển dần sang cơ chế thị trường, đất nước mở cửa hội nhập với thế giới, các giá trị và sinh hoạt văn hóa truyền thống được giữ gìn song hành với quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa từ bên ngoài vào... Chính vì thế, thanh niên Việt Nam luôn luôn đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn, đối diện hàng ngày với nhiều cơ hội và thách thức mà các thế hệ thanh niên trước đó chưa từng gặp phải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thế hệ trẻ đã và đang trải qua những quá trình phân hóa phức tạp cả về ý thức chính trị, trình độ giáo dục, điều kiện kinh tế, định hướng giá trị, xu hướng lối sống và ứng xử cá nhân.

Phần đông thanh niên hiện nay vẫn hướng tới những giá trị tốt đẹp, có khát vọng trong sáng về tương lai. Nhưng bên cạnh đó có một bộ phận thanh niên đang chịu ảnh hưởng và ngả theo xu hướng lối sống tiêu cực, không lành mạnh như: Buông thả bản thân; Hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình của tuổi trẻ; Hời hợt, a dua theo các trào lưu nhất thời, tiếp thu xô bồ ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh niên hiện nay diễn ra khá nghiêm trọng, có chiều hướng gia tăng về số vụ, số loại tội phạm và cả về tính chất, mức độ phạm tội.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và đối với tuổi trẻ nói riêng, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với mỗi chúng ta trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay phải quan tâm đầy đủ nhiều hơn đến vấn đề bồi dưỡng đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và trong nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ - thế hệ rường cột của nước nhà. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là thế hệ trẻ ngày nay phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt chú ý đến các nội dung sau:

- Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị đúng đắn (trình độ ở đây bao gồm cả nhận thức, định hướng và giáo dục một cách có hệ thống về ý thức chính trị).

- Nêu cao tinh thần yêu nước (yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta nên cần phải được kế thừa và phát triển trong cuộc sống hiện đại một cách thiết thực).

- Có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc (học tập trong xã hội hiện đại bây giờ rất thuận lợi và nhanh chóng hơn trước, tuy nhiên cần xác định đúng mục tiêu học tập vì ai? vì điều gì? không phải chỉ học có bằng cấp cho oai).

- Giữ gìn đạo đức cách mạng, đấu tranh loại bỏ tiêu cực xã hội, tâm lý chạy theo đồng tiền làm giàu bất chính và mặt trái của cơ chế thị trường (đây là tác động ngược của một xã hội đang bị thị trường hóa nhiều mặt và đặc biệt là thế hệ trẻ dễ bị tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhất do nông nổi, nóng vội, thiếu kinh nghiệm sống...).

- Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư: Chúng ta cần khắc phục những vi phạm chuẩn mực đạo đức trong thanh thiếu niên hiện nay và nhấn mạnh với các em về trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức của mình.

Thanh niên ngày nay đang đi đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước, lớp lớp thanh niên mới đã và đang hình thành với những ưu điểm nổi trội. Đó là khả năng tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ; là sự năng động, nhạy bén trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân khắp các vùng miền của Tổ quốc. Nhiều gương mặt trẻ trong công nhân, nông dân, trí thức, dân tộc thiểu số... đang là những bông hoa tiêu biểu cho ý chí vươn lên của tuổi trẻ Việt Nam, với khẩu hiệu hành động của thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới: “Thanh niên hăng hái tiến lên hàng đầu, ra sức cống hiến nhiều nhất, học tập và rèn luyện tốt nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Đảng, Nhà nước ta đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững chắc theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên”.

Trong giai đoạn này thanh niên đã khẳng định rõ vai trò của mình qua các phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” và bổ sung phát triển phong trào “Thanh niên tình nguyện”, hàng triệu đoàn viên, thanh niên cả nước lên rừng, xuống biển, xông vào những nơi khó khăn, gian khổ, thể hiện sức trẻ khát khao xây dựng nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng khẳng định và nhấn mạnh cần phải: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ”(6). Là thế hệ thanh niên trẻ, nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước cần phải có những ý tưởng, sáng kiến làm theo lời Bác gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Thế hệ trẻ hôm nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng nên chăng chúng ta cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà. Sự trưởng thành của thanh niên Việt Nam hôm nay đã khẳng định tư tưởng đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên. Người đã đặt niềm tin giao trọng trách cho họ để họ thực hiện sứ mệnh trọng đại của mình cùng toàn Đảng, toàn dân giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Điều này được đồng chí Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định: “Thanh niên Việt Nam ngày nay là người có ý chí cách mạng và có nhiều tài năng sáng tạo đang bước tiếp bước cha anh đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Bài 14. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hung giải phóng dân tộc

Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”

- Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Cùng với việc vinh danh của UNESCO, nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức.

+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh;

+ Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

+ Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc";

+ Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,..

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Phòng trưng bày tư liệu về Nguyễn Ái Quốc tại ngôi nhà số 248 và 250, đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc)

2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam

- Sinh ra và hoạt động trong thế kỉ XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

- Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

+ Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng công trình tưởng niệm

        ▪ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

        ▪ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

        ▪ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

        ▪ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Người dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Nhằm phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tháng 11-2006 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 06/CT TW, phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Cuộc vận động đã lan tỏa và mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Năm 2016, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định gắn với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá