26 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15 (Cánh diều) có đáp án: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

133

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc sách Cánh diều. Bài viết gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Phần 1. 26 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Câu 1. Những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc hoạch định hoàn chỉnh trong tài liệu nào sau đây?

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930).  

B. Tác phẩm Đường Kách mệnh (1927).

C. Luận cương chính trị của Đảng (10-1930).

D. Cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Đáp án đúng là: A

Câu 2: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1920 để lại bài học nào cho thế hệ trẻ hôm nay?

A. Tinh thần vượt khó, vượt khổ. 

B. Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản.

C. Đấu tranh vũ trang giữ chính quyền. 

D. Hướng ngoại để lao động, học tập.

Đáp án đúng là: A

Câu 3. Nội dung nào sau đây nhận định sai về ý nghĩa ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Là kết quả cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong những năm 20 của thế kỉ XX.

B. Là sự kết hợp giữa phong trào cộng sản quốc tế và tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.

C. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.

D. Kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời kì mới.

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng Việt Nam (1919-1929), Nguyễn Ái Quốc có vai trò nổi bật nào sau đây?

A. Xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp.

B. Thành lập tổ chức cộng sản trên cơ sở phong trào công nhân đã đầu tranh tự giác.

C. Ra báo Thanh niên để phục vụ cho Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

D. Viết Cương lĩnh chính trị trước khi sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Trong quá trình chuẩn bị về tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản của Việt Nam (1919-1929), Nguyễn Ái Quốc có sự sáng tạo nào sau đây?

A. Chủ nhiệm, kiêm chủ bút cho tờ báo Người cùng khổ để tuyên truyền cách mạng.

B. Xuất bản cuốn Đường Kách mệnh, bí mật gửi về nước để tuyên truyền cách mạng.

C. Thành lập các tổ chức tiền cộng sản trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Viết tác phẩm Bản án chế độ dân Pháp để tố cáo những tội ác của thực dân Pháp.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Trong quá trình vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức cách mạng nào? 

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Cộng sản đoàn.

C. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Đáp án đúng là: A

Câu 7. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông đã tập hợp những bài giảng tại các lớp huấn luyện cho hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên xuất bản thành tác phẩm? 

A. Người cùng khổ. 

B. Bản án chế độ thực dân Pháp 

C. Báo Thanh niên.     

D. Đường Kách mệnh.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Sự kiện quốc tế ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất? 

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Nước Pháp lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng.

C. Những tổn thất lớn của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án đúng là: A

Câu 9. Nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc năm 1911 là 

A. Đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

B. Hạn chế của các con đường cứu nước trước đó. 

C. Mâu thuẫn dân tộc bắt đầu phát triển gay gắt.

D. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

Đáp án đúng là: A

Câu 10. Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930), vai trò nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở Việt Nam?

A. Xác định lực lượng nòng cốt

B. Xác định giai cấp lãnh đạo.

C. Xác định phương hướng tiến lên.

D. Xác định lực lượng cách mạng.

Đáp án đúng là: D

Câu 11. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong những năm 1920- 1930 không có nội dung nào sau đây?

A. Bồi dưỡng cán bộ cách mạng và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

C. Trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc.

D. Chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) của Nguyễn Ái Quốc?

A. Mở đầu quá trình chuẩn bị tư tưởng, chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

B. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho các tổ chức Đảng ở hải ngoại ra đời.

C. Thể hiện việc vận dụng sáng tạo lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin.

D. Khẳng định khuynh hướng cách mạng vô sản đã thắng thế hoàn toàn.

Đáp án đúng là: C

Câu 13. Trong những năm 1921-1929, Nguyễn Ái Quốc có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản, chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

B. Xây dựng và truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam.

C. Xác định đúng con đường cứu nước, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.

D. Thống nhất các tổ chức cộng sản, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Đáp án đúng là: B

Câu 14. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức chính trị nào sau đây?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. Tâm tâm xã.

D. Việt Nam Độc lập Đồng minh.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi toàn Đông Dương.

B. Thành lập một tổ chức quá độ để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản.

C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.

D. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941), Nguyễn Ái Quốc đã có chủ trương thành lập mặt trận riêng ở từng nước Đông Dương, ở Việt Nam, mặt trận lấy tên là:

A. Việt Minh.

B. Liên Việt.  

C. Đông Dương.

D. An Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Một trong những vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc chuẩn bị cho giải phóng dân tộc Việt Nam (1941-1945) là

A. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam.

B. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.

C. xác định nhiệm vụ duy nhất của cách mạng tư sản dân quyền.

D. hoàn chỉnh lí luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 18. Mục đích cao nhất của mặt trận Việt Minh do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là

A. Tập hợp lực lượng chống phong kiến. 

B. Tập hợp lực lực chống phát xít.

C. Giành độc lập cho Việt Nam.

D. Giành độc lập cho các nước ở Đông Dương.

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 8 (5/1941) là:

A. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đề ra sáng kiến thành lập mặt trận Việt Minh, xác định hình thái giành chính quyền là từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

B. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và giai cấp, đề ra sáng kiến thành lập mặt trận Việt Nam, xác định hình thái khởi nghĩa từ từng phần lên tổng khởi nghĩa.

C. đề ra sáng kiến thành lập mặt trận Việt Minh, xác định hình thái khởi nghĩa từ từng phần lên tổng khởi nghĩa, xây dựng lực lượng vũ trang.

D. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và giai cấp, đề ra sáng kiến thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xác định hình thái khởi nghĩa từ từng phần lên tổng khởi nghĩa.

Đáp án đúng là: A

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về Việt Nam, tạo nên sự thay đổi nhận thức của giai cấp công nhân.

B. Chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

C. Soạn thảo, đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

D. Thực hiện các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ của lực lượng Đồng minh với cách mạng Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 21. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra

A. Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ.

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

C. Quân lệnh số 1.  

D. Tuyên ngôn Độc lập.

Đáp án đúng là: B

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?

A. Ra Lời kêu gọi toán quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

B. Chủ động ki với Pháp bản Tạm ước Việt-Pháp.

C. Họp bàn và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng.

D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án đúng là: C

Câu 23. Trong vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (từ năm 1954 đến năm 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh có hoạt động nổi bật nào sau đây?

A. Lãnh đạo quân dân miền Nam tiến hành cuộc cải cách ruộng đất ở vùng giải phóng.

B. Xây dựng lực lượng ba thứ quân và trực tiếp lãnh đạo phong trào Đồng khởi (1960).

C. Chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960).

D. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án đúng là: C

Câu 24. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) do Hồ Chí Minh chủ trì là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

B. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

C. đưa ra dự báo và thể hiện quyết tâm thắng Pháp.

D. toàn dân, toàn diện, trường ki, tự lực cánh sinh.

Đáp án đúng là: B

Câu 25. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của Hồ Chí Minh trong hoạt động ngoại giao từ năm 1954 đến năm 1969?

A. Giữ vững quan điểm tự do, tự chủ của cách mạng Đông Dương.

B. Khéo léo trong việc cân bằng quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

C. Khéo léo trong việc cân bằng quan hệ Liên Xô-Mỹ.

D. Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam.

Đáp án đúng là: D

Câu 26. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã hoạch định đường lối chiến lược cho cách mạng miền Nam thời kì 1954-1975 là:

A. tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất và khôi phục kinh tế.

C. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đáp án đúng là: A

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Đang cập nhật ... 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá