20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13 (Cánh diều) có đáp án: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

451

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Câu 1. Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau năm 1986 đến nay là

A. Trung Quốc. 

B. Mông Cổ.

C. Liên Xô.  

D. Triều Tiên.

Đáp án đúng là: A

Câu 2: Một trong những tổ chức Việt Nam đã gia nhập từ sau năm 1986 đến nay là

A. SEV.

B. NATO.

C. ASEAN.  

D. SEATO.

Đáp án đúng là: C

Câu 3. Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế?

A. 59.

B. 60.

C. 62.

D. 63.

Đáp án đúng là: D

Câu 4. Một trong các hội nghị quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tổ chức thành công là

A. APEC.

B. COP28.

C. ICEC. 

D. OPEC.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp ước về biên giới trên đất liền với quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc. 

B. Hàn Quốc.

C. Liên Xô.  

D. Triều Tiên.

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 là

A. thành lập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.

B. đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.

C. tham gia tích cực các diễn đàn của tổ chức ASEAN.

D. đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ nhân đạo.

Đáp án đúng là: B

Câu 7. Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác toàn diện với

A. Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

B. Liên Xô, Cam-pu-chia và các nước ASEAN.

C. Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu.

D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Một trong những quốc gia mà Việt Nam rất coi trọng quan hệ và hợp tác chặt chẽ trong giai đoạn 1975-1985 là:

A. Trung Quốc. 

B. Liên Xô.

C. Nhật Bản.

D. Hàn Quốc.

Đáp án đúng là: B

Câu 9. Năm 1978, Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây?

A. SEV.

B. EU.

C. ASEAN.  

D. NATO.

Đáp án đúng là: A

Câu 10. Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau 1986 đến nay là

A. Mỹ.

B. Ấn Độ.

C. Nga.

D. Lào.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Sự kiện nào sau đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới từ năm 1975 đến nay?

A. Miền Nam được giải phóng. 

B. Bắt đầu công cuộc đổi mới.

C. Gia nhập vào Liên hợp quốc.

D. Tham gia cộng đồng ASEAN.

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Một trong các cơ hội khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu vực là

A. tiếp cận được nguồn vốn đầu tư từ các nước lớn.

B. có thể tham gia vào các khối liên minh quân sự.

C. tiếp cận được nguồn lao động giá rẻ ở châu Âu.

D. liên minh với Mỹ giải quyết vấn đề biển Đông.

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Một trong những thách thức khi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, khu vực là

A. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.   

B. gây mâu thuẫn sâu sắc hơn trên biển Đông.

C. nguồn lao động giá rẻ châu Âu cạnh tranh.

D. bị ép tham gia các khối liên minh quân sự.

Đáp án đúng là: A

Câu 14. Để thực hiện thành công phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Các hoạt động đối ngoại cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

A. Liên kết với các nước Đông Âu cũ. 

B. Cân bằng mối quan hệ giữa hai cực.

C. Không vi phạm chủ quyền dân tộc. 

D. Không đổi môi trường lấy kinh tế.

Đáp án đúng là: C

Câu 15. Một trong những nội dung thể hiện sự khác nhau giữa các hoạt động đối ngoại từ năm 1945-1975 và từ năm 1986 đến nay là

A. mục tiêu đấu tranh là giải phóng dân tộc.

B. nguyên tắc thực hiện hoạt động đối ngoại.

C. các chuyến thăm cấp cao đến Trung Quốc.

D. đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Một trong những nội dung thể hiện sự giống nhau giữa các hoạt động đối ngoại từ năm 1945-1975 và từ năm 1986 đến nay là

A. mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự.

C. phục vụ lợi ích cho dân tộc Việt Nam.

D. liên kết chặt chẽ với các nước Đông Âu.

Đáp án đúng là: C

Câu 17. Một trong những thuận lợi của các hoạt động đối ngoại từ năm 1986 đến nay so với các giai đoạn trước đó là

A. vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

B. kẻ thù trực tiếp của chúng ta đã trở nên suy yếu.

C. đã khai thông được tuyến biên giới Việt-Trung.

D. mâu thuẫn giữa các nước lớn đã được xóa bỏ.

Đáp án đúng là: A

Câu 18. Nhận xét nào sau đây về vai trò của các hoạt động đối ngoại từ năm 1986 đến nay là đúng?

A. Tạo ra ưu thế cho các tranh chấp quân sự trên biển Đông.

B. Tất cả các nước nâng tầm quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

C. Đã đưa Việt Nam trở thành cường quốc số một châu Á.

D. Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Câu 19. Bài học kinh nghiệm xuyên suốt đã dẫn đến tất cả những thắng lợi trong quá trình thực hiện các hoạt động đối ngoại từ năm 1945 đến nay là

A. kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.   

B. tăng cường củng cố sức mạnh quân sự.

C. thực hiện đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô.

D. tham gia vào các khối liên minh quân sự.

Đáp án đúng là: A

Câu 20. Một trong những những hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam được thực hiện ở

A. Mỹ.

B. Đức.

C. Anh.

D. Cuba.

Đáp án đúng là: D

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985

 Nét chung: Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hoà bình, hữu nghị với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, đồng thời đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.

 Hoạt động tiêu biểu:

- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:

+ Năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định tương trợ. Trên cơ sở đó, Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn,…

+ Năm 1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.

+ Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng

- Phát triển quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN:

+ Năm 1977, Việt Nam và Lào kí Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác.

+ Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.

- Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết: Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết.

- Phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế:

+ Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc.

+ Đến năm 1979, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế.

- Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam đã gửi thông điệp cho chính quyền Mỹ về việc duy trì quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không thù địch. Nhiều cuộc hội đàm Việt - Mỹ đã diễn ra tại Pa-ri và Hà Nội.

2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

♦ Trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã thành công trong việc phá thế bao vây, cấm vận, đồng thời triển khai nhiều hoạt động đối ngoại hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế.

 Hoạt động tiêu biểu:

- Phá thế bao vây, cấm vận:

+ Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

+ Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

- Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia; tham gia ASEAN, thúc đẩy hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Á:

+ Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Năm 1995, Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).

+ Tổ chức thành công nhiều hoạt động và hội nghị của ASEAN; đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020; có nhiều đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác: Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam lần lượt thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.

- Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế:

+ Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

+ Đến năm 2023, Việt Nam là thành viên của 70 diễn đàn và các cơ chế hợp tác quốc tế, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Hà Nội vào ngày 10-9-2023

♦ Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI:

+ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giải quyết tranh chấp, bất đồng trong vấn đề biên giới thông qua đàm phán, thương lượng.

+ Hoạt động đối ngoại trong những năm gần đây còn gắn với các lĩnh vực như giao lưu văn hoá, hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm họa thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.....

+ Hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục có bước phát triển mới, gắn liền với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá