34 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12 (Cánh diều) có đáp án: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

399

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 sách Cánh diều. Bài viết gồm 34 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Phần 1. 34 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Câu 1. Trong giai đoạn 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Đông Nam Á.

C. Hội Liên hiệp các nước thuộc địa và phụ thuộc châu Á.

D. Hội Liên hiệp các quốc gia bị áp bức ở Đông Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Trong giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1927 Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện các hoạt động đối ngoại ở đâu?

A. Ấn Độ. 

B. Liên Xô.

C. Thái Lan. 

D. Tây Âu.

Đáp án đúng là: B

Câu 3. Một trong những tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc đã gia nhập trong quá trình tìm đường cứu nước (1911-1941) là

A. Đảng xã hội Pháp.

B. Đảng Bảo thủ Anh.

C. Đảng Cộng sản Đức. 

D. Đảng Dân chủ Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam là

A. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Nguyễn Đức Cảnh.

D. Ngô Bội Phu.

Đáp án đúng là: B

Câu 5. Một trong những nội dung là mục đích của Nguyễn Tất Thành khi quyết định sang Pháp năm 1911

A. nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin tìm đường cứu nước.

B. tạo mối liên kết giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

C. tìm hiểu về nước Pháp, sau đó trở về giúp đồng bào.

D. thành lập các tổ chức cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa.

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Năm 1911, Phan Bội Châu đã trở về

A. Việt Nam.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.  

D. Thái Lan.

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Đầu thế kỷ XX, nhân vật tiên phong tìm đến trào lưu dân chủ tư sản để cứu nước là

A. Phan Bội Châu.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Nguyễn Đức Cảnh.

D. Ngô Bội Phụ.

Đáp án đúng là: A

Câu 8. Mục đích thực hiện các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu là

A. thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế.

B. giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

C. cải cách kinh tế xã hội ở Việt Nam. 

D. nhằm liên kết với cách mạng các nước.

Đáp án đúng là: B

Câu 9. Trong những năm ở Pháp giai đoạn 1911 - 1925, Phan Châu Trinh đã có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.

B. Sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á và nhiều tổ chức chính trị khác.

C. Tố cáo và lên án Chính phủ Pháp cùng chính phủ các nước phương Tây.

D. Tổ chức phong trào Đông du, tham gia các hoạt động của Đảng Xã hội Pháp.

Đáp án đúng là: A

Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc là những nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu thực hiện

A. những hoạt động đối ngoại bước đầu.

B. những hoạt động ngoại giao chính thức.

C. các hoạt động ngoại giao với các nước.

D. các hoạt động đối ngoại chính thức.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam?

A. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế ba (1920).

B. Gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam (1919).

C. Đọc được bản Luận cương của Lênin (1920).

D. Tham gia hợp nhất các tổ chức cộng sản (1930).

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Một trong những điểm tương đồng trong các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu là ở

A. kết quả.

B. mục tiêu.

C. hướng đi. 

D. nhận thức.

Đáp án đúng là: B

Câu 13. Một trong những điểm khác trong các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh là

A. mục tiêu. 

B. mục đích.

C. đối tượng.

D. kết quả.

Đáp án đúng là: D

Câu 14. Một trong những nội dung thể hiện sự khác biệt về đối tượng của các hoạt động đối ngoại giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc là

A. Nguyễn Ái Quốc đi sang phương Tây.

B. Phan Bội Châu trông cậy vào Nhật Bản.

C. không có sự ảo tưởng vào thực dân Pháp.  

D. khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1945 là

A. quyên góp giúp đỡ Nhân dân thế giới.

B. đưa bộ đội tình nguyện vào chiến đấu.

C. thành lập Mặt trận Tổ quốc các cấp.

D. gửi đơn xin gia nhập Hội quốc liên.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1942-1945) có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

A. Tranh thủ sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

B. Tập hợp nông dân đứng dưới ngọn cờ của Đảng.

C. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân.

D. Xu thế cách mạng vô sản đã thắng thế hoàn toàn.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Những cuộc tiếp xúc giữa đại diện của Mặt trận Việt Minh với Mỹ từ sau ngày 9-3-1945 có tác dụng đối với cách mạng Việt Nam là

A. Mỹ đã cung cấp một phần hậu cần.

B. nhận được sự công nhận từ bên ngoài.

C. đã chuẩn bị xây dựng khu giải phóng.

D. chính phủ tay sai Nhật hoang mang.

Đáp án đúng là: A

Câu 18. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở các cơ quan đại diện ở:

A. châu Phi  

B. châu Mỹ.

C. châu Úc.  

D. châu Á.

Đáp án đúng là: D

Câu 19. Một trong những quốc gia mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 là

A. Trung Quốc. 

B. CuBa.

C. Ai Cập. 

D. Ấn Độ.

Đáp án đúng là: A

Câu 20. Liên minh Việt-Miên-Lào (1951) là

A. liên minh tự nguyện của ba nước Đông Dương.

B. tổ chức hợp tác kinh tế, chính trị Đông Dương.

C. liên minh quân sự của ba nước Đông Dương.

D. chức hợp tác phát triển của Đông Dương.

Đáp án đúng là: A

Câu 21. Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) được triệu tập để giải quyết vấn đề nào sau đây?

A. Đông Đức. 

B. Đông Dương.

C. Cam-pu-chia. 

D. Trung Đông.

Đáp án đúng là: B

Câu 22. Hiệp định Sơ-bộ (6/3/1946), Pháp đã công nhận Việt Nam là quốc gia

A. độc lập.

B. tự do.

C. dân chủ.

D. dân quyền.

Đáp án đúng là: B

Câu 23: Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp văn kiện nào sau đây?

A. Tạm ước. 

B. Khế ước.

C. Công ước.

D. Hiệp ước.

Đáp án đúng là: A

Câu 24. Một trong những nội dung của quyền dân tộc cơ bản là

A. độc lập.

B. bình đẳng.

C. hạnh phúc.

D. công bằng.

Đáp án đúng là: A

Câu 25. Nội dung nào sau đây là mục đích của các hoạt động đối ngoại mà nước Việt  Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946?

A. Tranh thủ, tập trung phát triển kinh tế đất nước.

B. Xin gia nhập vào các tổ chức hòa bình quốc tế.

C. Yêu cầu các nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

D. Để tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

Đáp án đúng là: D

Câu 26. Trong thời kì 1954 - 1975, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung phục vụ sự nghiệp nào sau đây?

A. Bảo vệ miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C. Bảo vệ và thống nhất chủ nghĩa xã hội.

D. Thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình.

Đáp án đúng là: B

Câu 27. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Việt Nam chủ yếu củng cố, phát triển quan hệ với

A. Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Trung Quốc, Liên Xô và các nước Tây Âu.

C. Liên Xô và các nước Đông Nam Á.

D. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 28. Một trong những nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1965-1975 là

A. đòi Mỹ, Diệm thi hành Hiệp định Pa-ri.   

B. tố cáo tội ác của chiến tranh xâm lược.

C. đòi quyền tự do dân sinh và dân chủ.  

D. bảo vệ các chủ quyền trên biển Đông.

Đáp án đúng là: B

Câu 29. Nội dung nào sau đây là mục đích của các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành trong giai đoạn 1954-1960?

A. đòi Mỹ, Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. tố cáo tội ác của chính quyền Sài Gòn gây ra.

C. đấu tranh đòi quyền tự do dân sinh và dân chủ.  

D. bảo vệ biên giới giữa hai miền là vĩ tuyến 17.

Đáp án đúng là: A

Câu 30. Hội nghị Pa-ri (1969-1973) được tổ chức với mục đích nào sau đây?

A. Chống lại âm mưu xâm lược bán đảo Đông Dương.

B. Thiết lập liên minh giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Tìm giải pháp kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

D. Thương lượng để kết thúc cuộc khủng hoảng tên lửa.

Đáp án đúng là: C

Câu 31. Đâu là kết quả mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954?

A. Thống nhất đất nước.

B. Miền Bắc giải phóng.

C. Miền Nam giải phóng.

D. Đánh bại đế quốc Mỹ.

Đáp án đúng là: B

Câu 32: Đâu là kết quả mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Pa-ri năm 1973?

A. Đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ.

B. So sánh lực lượng có lợi cho ta.

C. Thống nhất đất nước về lãnh thổ.  

D. Nhận được sự viện trợ lớn từ Nhật.

Đáp án đúng là: B

Câu 33. Từ thắng lợi của Việt Nam trong Hội nghị Pa-ri (1973), Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho đường lối ngoại giao hiện nay?

A. Thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ.

B. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cường quốc.

C. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Đáp án đúng là: A

Câu 34: Nội dung nào sau đây là hạn chế trong Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã được khắc phục trong Hiệp định Pa-ri 1973?

A. Chuyển quân, tập kết. 

B. Ba lực lượng chính trị.

C. Hai vùng kiểm soát.  

D. Giám sát quốc tế.

Đáp án đúng là: A

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

a) Hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu

♦ Đầu thế kỉ XX, trong công cuộc đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, một số nhà yêu nước Việt Nam đã có những hoạt động đối ngoại bước đầu, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.

♦ Hoạt động đối ngoại chủ yếu của các nhà yêu nước:

- Phan Bội Châu:

+ 1905-1909:

          ▪ Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật như Lương Khải Siêu, Khuyền Dưỡng Nghị, Đại Ôi,…;

          ▪ Tìm kiếm sự ủng hộ đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam;

          ▪ Tổ chức phong trào Đông du;

          ▪ Tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền - Quế - Việt liên minh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Một số học sinh trong phong trào Đông du

+ 1909-1925

        ▪ Tiếp xúc với nhiều người yêu nước Trung Quốc;

        ▪ Thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á;

        ▪ Cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,.. nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đối với cách mạng Việt Nam.

- Phan Châu Trinh:

+ 1906: Sang Nhật Bản rồi về nước, gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mang kinh tế, giáo dục đối với nhân dân Việt Nam.

+ 1911-1925:

        ▪ Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với các lực lượng cấp tiến ở Pháp;

        ▪ Gửi kiến nghị lên Chính phủ Pháp;

        ▪ Lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương: viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

- Nguyễn Ái Quốc:

+ 1918-1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế II, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

+ 1921-1930:

           ▪ Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc;

           ▪ Tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924)

 Ý nghĩa: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đồng thời đặt nền móng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại.

b) Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Giai đoạn 1930 – 1940: Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, thể hiện sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ đối với công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam.

- Giai đoạn 1941 – 1945:

+ Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

+ Từ năm 1942 đến năm 1945, trên cương vị là đại diện của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp chụp ảnh với các thành viên của biệt đội "Con Nai" (một nhóm đặc nhiệm do thuộc Cơ quan tình báo chiến lược do Mỹ thành lập)

2. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa kháng chiến, kiến quốc, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

- Một số hoạt động cụ thể:

+ Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

+ Trước ngày 6-3-1946: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Từ ngày 6-3-1946: Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Tiến hành đàm phán ngoại giao tại Đà Lạt, Phông ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung Quốc tại buổi kí kết Hiệp định Sơ bộ

+ Năm 1947 - 1949: Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.

+ Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đức, Ru-ma-ni, Ba Lan,...).

+ Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Tổ chức hội nghị thành lập Liên minh nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào tại Tuyên Quang (tháng 3-1951)

+ Năm 1954: Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

3. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

- Sau năm 1954, miền Bắc từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chủ yếu vào phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Một số hoạt động cụ thể:

+ Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ: Từ năm 1954 đến năm 1958, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhiều lần gửi công hàm cho chính quyền Sài Gòn và các bên liên quan, yêu cầu thực hiện nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

+ Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa: Từ năm 1954 đến năm 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.

+ Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương:

         ▪ Năm 1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia).

         ▪ Năm 1970, Hội nghị Cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung.

+ Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri: Từ năm 1968 đến năm 1973, Việt Nam cử các phái đoàn ngoại giao, tham gia đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri, buộc Mỹ rút quân và công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973); đẩy mạnh đối ngoại nhân dân: Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước; tích cực xây dựng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trao Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (1955)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá