Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Câu 1. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai để
A. đòi quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam.
B. đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.
C. yêu cầu Pháp cải cách chế độ ở Việt Nam.
D. đòi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.
Đáp án đúng là: B
Câu 2. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam khi đang hoạt động ở
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Trung Quốc.
Đáp án đúng là: B
Câu 3. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam, đó là con đường
A. dân chủ tư sản.
B. cách mạng vô sản.
C. duy tân, cải cách.
D. thương lượng hợp pháp.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921-1930 có ý nghĩa
A. khảo nghiệm con đường cứu nước mới cho Việt Nam.
B. chuẩn bị điều kiện cho Việt Nam thực hiện cách mạng vô sản.
C. truyền bá con đường cứu nước mới đến với dân tộc Việt Nam.
D. chuẩn bị lực lượng và căn cứ địa cho cách mạng Việt Nam.
Đáp án đúng là: C
Câu 5. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam không phải do
A. con đường dân chủ tư sản đã thất bại hoàn toàn ở Việt Nam.
B. xuất phát từ trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
C. tác động của cuộc cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga.
D. Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ hạn chế của cách mạng tư sản.
Đáp án đúng là: A
Câu 6. Văn kiện nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội nghị Véc-xai năm 1919?
A. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
B. Yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Đường Kách mệnh.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Đáp án đúng là: B
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành năm 1911?
A. Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị.
B. Sự thất bại, bế tắc của các phong trào yêu nước.
C. Ý chí, quyết tâm cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
D. Tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Ở Việt Nam, thời cận đại, trung tâm công nghiệp lớn nhất thuộc khu vực Bắc miền Trung là
A. Ba Son.
B. Vinh - Bến Thủy.
C. Nước Mặn.
D. Sóng Thần.
Đáp án đúng là: B
Câu 9. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành có hoạt động nào sau đây?
A. Phát động phong trào Đông du.
B. Tham gia phong trào chống thuế.
C. Ra đi tìm đường cứu nước.
D. Thành lập Hội Duy tân.
Đáp án đúng là: C
Câu 10. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành có hoạt động nào sau đây?
A. Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Tham gia phong trào chống thuế ở Huế.
C. Tham gia Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
D. Bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
Đáp án đúng là: B
Câu 11. Tháng 12-1920 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc với việc Người trở thành
A. người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
B. lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam.
C. đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đáp án đúng là: A
Câu 12. Tổ chức nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc thành lập, được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Đáp án đúng là: C
Câu 13. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phải tiến hành triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản do
A. cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ.
B. thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Quốc tế cộng sản.
C. thực hiện yêu cầu của nhân dân ba nước Đông Dương.
D. thực hiện yêu cầu của đại diện ba tổ chức cộng sản.
Đáp án đúng là: A
Câu 14. Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước (1911-1920) vì muốn
A. tìm kiếm sự giúp đỡ của Chính phủ Pháp.
B. đi theo cuộc cách mạng tư sản điển hình.
C. tìm hiểu nguyên nhân nước Pháp giàu mạnh.
D. tham gia hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp.
Đáp án đúng là: C
Câu 15. Yếu tố quyết định đến sự lựa chọn khuynh hướng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc năm 1920 là
A. hoàn cảnh đất nước mất độc lập, chủ quyền.
B. tác động của thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân.
C. sự thất bại của khuynh hướng cứu nước tư sản.
D. tầm nhìn, trí tuệ và bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc.
Đáp án đúng là: D
Câu 16. Hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc không diễn ra vào năm 1941?
A. Trở về Việt Nam hoạt động.
B. Chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng.
C. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
D. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
Đáp án đúng là: C
Câu 17. Nhận xét nào phản ánh không đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945?
A. Lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn.
B. Trực tiếp chuẩn bị cho cuộc vận động giải phóng dân tộc.
C. Chuẩn bị điều kiện đưa đến bước nhảy vọt vĩ đại của lịch sử dân tộc.
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao Nhà nước với các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án đúng là: D
Câu 18. Từ năm 1920 đến năm 1945, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc không diễn ra ở Việt Nam?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Ra Chỉ thị Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Chọn địa phương thí điểm xây dựng căn cứ địa đầu tiên của cách mạng.
D. Viết Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đáp án đúng là: A
Câu 19. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành có hoạt động nào sau đây?
A. Thành lập Đảng xã hội Pháp và trở thành người lãnh đạo chủ chốt.
B. Tham gia lãnh đạo Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
C. Tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. Sang Liên Xô học tập kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới.
Đáp án đúng là: B
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
♦ Hoàn cảnh đất nước
- Việt Nam là đất nước văn hiến, có lịch sử lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên những truyền thống quý báu và nổi bật như yêu nước, kiên cường, đoàn kết, nhân nghĩa,...
- Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ một quốc gia độc lập, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết.
- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến và cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đều thất bại. Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của Việt Nam rơi vào khủng hoảng, bế tắc.
♦ Hoàn cảnh quê hương
- Nghệ An là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa bảng, người dân chịu khó và cần củ trong lao động. Đây còn là vùng đất của những làn điệu dân ca ví, giặm, là quê hương của nhiều danh nhân.
- Nghệ An cũng là địa phương có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
- Vào đầu thế kỉ XX, cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp đã dẫn đến hình thành khu công nghiệp Vĩnh - Bến Thuỷ. Từ đó, Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp, buôn bản lớn ở khu vực Bắc miền Trung. Những thanh niên, trí thức yêu nước và giai cấp công nhân có điều kiện tiếp thu nhiều tư tưởng mới của thời đại.
Ngôi nhà ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên (Nghệ An) nơi sinh của Hồ Chí Minh
♦ Hoàn cảnh gia đình
- Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc và thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
+ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước, từng đỗ Cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894) và đỗ Phó bảng (1901). Ông là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó, là người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.
+ Bà Hoàng Thị Loan là con gái của nhà nho yêu nước Hoàng Xuân Đường. Bà là người sống chan hoà, giỏi làm ruộng và dệt vải, đã nuôi dưỡng các con bằng tình thương yêu cùng những điệu hò, câu ví, giặm.
- Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước mất độc lập, được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Hồ Chí Minh có sự đồng cảm với người lao động và sớm nhận thức được trách nhiệm đối với nước nhà.
2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (lúc nhỏ lấy tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19-5-1890 tại làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Trong quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc,....
- Từ năm 1890 đến năm 1911:
+ Hồ Chí Minh có tuổi thơ gắn bó với làng Sen, đến năm 1895 được cha đưa theo vào Huế, học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, sau đó là Trường Quốc học Huế.
+ Từ năm 1909, Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định (1909), dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (1910) rồi vào Sài Gòn (1911).
Trường Quốc học Huế - nơi Nguyễn Tất Thành học tập trong những năm 1908 - 1909
- Từ năm 1911 đến năm 1919:
+ Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, rời Sài Gòn (1911) sang phương Tây tìm đường cứu nước, đi qua nhiều châu lục (châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ) để tìm hiểu thực tiễn các nước.
+ Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tìm hiểu và tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp (1918). Tại Hội nghị Véc-xai (1919), Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam để đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.
- Từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Nguyễn Ái Quốc (từ giữa năm 1942 lấy tên là Hồ Chí Minh) hoạt động ở Pháp và Liên Xô (1920 - 1923), sau đó là Trung Quốc, Xiêm (1924 1930). Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin và quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920); chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức, sau đó thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1921 - 1930).
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua (tháng 12/1920)
+ Năm 1933, Nguyễn Ái Quốc trở lại Liên Xô hoạt động, nhưng vẫn theo dõi và hỗ trợ phong trào cách mạng ở Việt Nam.
+ Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp chuẩn bị cho cuộc vận động giải phóng dân tộc: chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 và thành lập Mặt trận Việt Minh (5-1941), thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (12-1944),...
+ Giữa tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).
- Từ năm 1945 đến năm 1969:
+ Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời giữ nhiều chức vụ quan trọng khác.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 là Đảng Lao động Việt Nam) lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (từ năm 1954 đến năm 1969), tham gia xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới: chế độ dân chủ nhân dân (từ năm 1945) và chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (từ năm 1954).
+ Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ III
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: