Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay sách Cánh diều. Bài viết gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Phần 1. 27 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Câu 1. Trong công cuộc Đổi mới, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được phát huy và ngày càng mở rộng là thành tựu trên lĩnh vực
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hoá - xã hội.
D. đối ngoại.
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Một trong những thành tựu nổi bật của thực tiễn quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam là
A. hình thành hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được chú trọng phát huy.
C. từng bước hình thành và phát triển mô hình nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. hoàn thành việc sáp nhập hệ thống chính quyền và đoàn thể các cấp ở các địa phương.
Đáp án đúng là: B
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những thành tựu cơ bản của đổi mới chính trị ở Việt Nam trong thời kì Đổi mới từ năm 1986 đến nay?
A. Hoàn chỉnh hệ thống lí luận về đường lối đổi mới.
B. Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối đổi mới.
C. Phát triển thành công học thuyết mới về chủ nghĩa xã hội.
D. Hoàn thiện quan điểm lí luận mới về chiến lược đổi mới.
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Một trong những chủ trương nhất quán trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay là
A. xây dựng nhà nước pháp quyền.
B. xây dựng nhà nước pháp trị.
C. phát triển kinh tế gắn liền với ổn định văn hoá.
D. xây dựng nền văn hoá dân tộc ngày càng hiện đại.
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Một trong những nội dung thể hiện việc đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay là gì?
A. Nhận thức rõ ràng hơn về tình hình thế giới.
B. Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
D. Xác định việc đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
Đáp án đúng là: A
Câu 6. Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam?
A. Tư nhân.
B. Nhà nước.
C. Cá thể.
D. Nước ngoài.
Đáp án đúng là: B
Câu 7. Tính đến năm 2020, so sánh trong khối ASEAN nền kinh tế Việt Nam xếp thứ
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Đáp án đúng là: D
Câu 8. Trong giai đoạn từ năm 1986-1995, cán cân kinh tế Việt Nam có sự dịch chuyển theo hướng từ nhập siêu sang
A. xuất siêu.
B. phát triển.
C. khủng hoảng.
D. tái thiết.
Đáp án đúng là: A
Câu 9. Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là:
A. đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
B. trở thành cường quốc số 1 của châu Á.
C. xóa thành công tình trạng tham nhũng.
D. 100% công nhân có được bằng đại học.
Đáp án đúng là: A
Câu 10. Cơ cấu các ngành kinh tế của Việt Nam năm 2020 là
A. nông nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ và thương mại.
B. công nghiệp nhẹ và khai thác khoáng sản - nông nghiệp - dịch vụ.
C. dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
D. công nghiệp, xây dựng và khai thác khoáng sản - thương mại - dịch vụ.
Đáp án đúng là: C
Câu 11. Từ sau năm 1986, bộ máy Nhà nước được sắp xếp theo hướng
A. năm tham gia công tác.
B. giảm tiền lương tối đa.
C. tinh gọn và hiệu quả.
D. đơn giản và hiệu quả.
Đáp án đúng là: C
Câu 12. Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm gì để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế-xã hội?
A. Tiến hành tập thể hóa nông, công nghiệp.
B. Gia nhập vào hội đồng tương trợ kinh tế.
C. Tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước.
D. Tiến hành chiến tranh biên giới Tây Nam.
Đáp án đúng là: C
Câu 13. Một trong những kết quả mà đổi mới về chính trị, an ninh-quốc phòng đem lại cho Việt Nam là
A. giữ vững sự ổn định chính trị.
B. trở thành cường quốc quân sự.
C. giành lại thành công Hoàng Sa.
D. ngân sách quốc phòng tăng lên.
Đáp án đúng là: A
Câu 14. Thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về xã hội thể hiện trên những mặt chủ yếu nào sau đây?
A. Chăm sóc sức khoẻ, thực hiện an sinh xã hội, xoá bỏ hoàn toàn đói nghèo.
B. Chính sách việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
C. Giải quyết việc làm, xoá bỏ đói nghèo, xây dựng chính sách an ninh xã hội.
D. Xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, thực hiện an ninh xã hội.
Đáp án đúng là: D
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực văn hoá?
A. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển.
B. Giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá ngày càng được mở rộng.
C. Bảo tồn được nguyên vẹn giá trị văn hoá vật thể trên phạm vi cả nước.
D. Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển phong phú, đa dạng.
Đáp án đúng là: C
Câu 16. Một trong những thành tựu mà giáo dục Việt Nam đạt được vào năm 2000 là
A. phổ cập giáo dục tiểu học.
B. phổ cập trung học cơ sở.
C. đứng đầu thế giới về Toán.
D. hoàn thành phổ cập đại học.
Đáp án đúng là: A
Câu 17. Một trong những thành tựu mà giáo dục Việt Nam đạt được vào năm 2010 là
A. phổ cập giáo dục tiểu học.
B. phổ cập trung học cơ sở.
C. đứng đầu thế giới về Văn.
D. đạt nhiều giải Noben nhất.
Đáp án đúng là: B
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam?
A. Diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc.
B. Diễn ra chậm chạp do những khó khăn, cản trở tác động từ bên ngoài.
C. Diễn ra từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập toàn diện, sâu rộng.
D. Diễn ra từng bước, từ hội nhập văn hoá đến hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội.
Đáp án đúng là: C
Câu 19. Tính đến năm 2022, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới?
A. 191.
B. 195.
C. 193.
D. 196
Đáp án đúng là: C
Câu 20. Tính đến năm 2022, Việt Nam đã có bao nhiêu đối tác chiến lược?
A. 19.
B. 95.
C. 30.
D. 16.
Đáp án đúng là: C
Câu 21. Lực lượng nào sau đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn thể dân tộc trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
D. Đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Đáp án đúng là: A
Câu 22. Nhân tố quyết định đến sự thành công của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là:
A. những bài học từ Liên Xô và Trung Quốc.
B. viện trợ to lớn, cần thiết từ Liên Hợp quốc.
C. Mỹ chủ động xóa bỏ bao vây và cấm vận.
D. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp án đúng là: D
Câu 23. Một trong những nội dung là điểm khác biệt của chính sách đối ngoại trước và sau công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam là:
A. muốn nâng cao vị thế đất nước.
B. coi trọng mối quan hệ với Lào.
C. thái độ và chính sách với Mỹ.
D. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.
Đáp án đúng là: C
Câu 24. Quá trình nào sau đây cho thấy công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hiện nay đang tiếp tục được đẩy mạnh?
A. Hoàn thành cải cách nền giáo dục.
B. Hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
C. Hoàn thành quá trình hội nhập khu vực về văn hoá.
D. Thoát khỏi khủng hoảng nợ công ở khu vực và toàn cầu.
Đáp án đúng là: B
Câu 25. Đâu là bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong lịch sử đã đem lại thành công cho công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay?
A. Đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu.
B. Kiên trì lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
C. Tận dụng các cơ hội đến từ bên ngoài.
D. Tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ.
Đáp án đúng là: A
Câu 26. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay chứng tỏ
A. sự cần thiết phải liên kết về mặt quân sự.
B. Việt Nam trở thành cường quốc kinh tế.
C. đường lối đổi mới là đúng đắn, phù hợp.
D. kiên định con đường chủ nghĩa xã hội.
Đáp án đúng là: C
Câu 27. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?
A. Xoá bỏ tình trạng đói nghèo và tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong đời sống xã hội.
B. Đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, hội nhập quốc tế....
C. Xoá bỏ tình trạng người bóc lột người và nền kinh tế bao cấp.
D. Đạt được thành tựu lớn và thay đổi cơ bản trạng thái văn hoá.
Đáp án đúng là: B
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới
a) Về chính trị
- Quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam được thực hiện từng bước và đạt những thành tựu về nhận thức lí luận và thực tiễn.
- Thành tựu cơ bản của đối mới chính trị ở Việt Nam:
+ Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được bảo đảm và tăng cường
+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố
+ Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đầy mạnh.
+ Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.
Biểu trưng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
b) Về kinh tế
- Trong suốt quá trình Đổi mới, kinh tế là lĩnh vực trọng tâm, được Việt Nam tập trung đổi mới mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu ấn tượng.
- Thành tựu cơ bản của đối mới kinh tế ở Việt Nam:
+ Chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng tỏ.
+ Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1995), Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đến năm 2008, Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, từng bước vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
+ Tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, trung bình khoảng 7 % mỗi năm. Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ. Thành phần kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc Đổi mới
+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng, cán cân thương mại chuyển biến dần từ nhập siêu sang xuất siêu. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài đều chuyển biến tích cực.
c) Về xã hội
Trong quá trình Đổi mới, nhiều vấn đề xã hội được Đảng, nhà nước quan tâm giải quyết và đạt những kết quả nổi bật.
- Thành tựu cơ bản của đối mới xã hội ở Việt Nam:
+ Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động tham gia tạo việc làm. Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.
+ Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh.
+ Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện chính sách ưu đãi người có công và chính sách an sinh xã hội đạt nhiều tiến bộ. Đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.
Một số hình ảnh trong chương trình xây dựng Nông thôn mới
d) Về văn hoá
- Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển; đời sống văn hoá được cải thiện; giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng. Cụ thể:
+ Việt Nam đã chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc.
+ Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng phong phú, đa dạng.
+ Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hoá được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.
- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ:
+ Việt Nam đã hoàn thành xoá mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010.
+ Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực. Vị thế của giáo dục đại học Việt Nam được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới.
+ Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục tăng.
e) Về hội nhập quốc tế
- Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra theo từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Lễ kí kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư
Việt Nam - Liên minh châu Âu tại Hà Nội, tháng 6 - 2019
- Thành tựu chủ yếu về hội nhập quốc tế
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.
+ Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao, trao đổi văn hoá, du lịch,...
+ Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế của khu vực và quốc tế.
2. Một số bài học kinh nghiệm
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Một trong những nguyên tắc hàng đầu được thực hiện trong quá trình đổi mới ở Việt Nam là bảo đảm độc lập dân tộc và kiến định con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Đổi mới mới toàn diện, đồng bộ có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp:
+ Đổi mới cần tiến hành đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.
+ Muốn đổi mới có hiệu quả và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, cần có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân:
+ Bảo đảm lợi ích của nhân dân là phương thức hiệu quả nhất để khơi dậy tiềm năng trong nhân dân.
+ Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân gắn liền với việc thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới: Bên cạnh việc phát huy nội lực, coi nội lực là nhân tố quyết định, cần kết hợp với khai thác ngoại lực, kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: