Giải SGK Lịch sử 12 Bài 13 (Cánh diều): Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

776

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Mở đầu trang 79 Lịch Sử 12: Vậy hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay diễn ra như thế nào?

Lời giải:

♦ Một số hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ năm 1975 đến nay:

- Giai đoạn 1975 – 1985:

+ Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa

+ Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á

+ Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác

+ Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ

+ Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết

- Giai đoạn 1986 đến nay:

+ Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng

+ Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác

+ Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới

+ Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc

+ Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử 12: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985.

Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985

Lời giải:

- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:

+ Năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định tương trợ. Trên cơ sở đó, Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn,…

+ Năm 1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.

+ Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

- Cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN:

+ Năm 1977, Việt Nam và Lào kí Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác.

+ Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.

- Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam đã gửi thông điệp cho chính quyền Mỹ về việc duy trì quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không thù địch. Nhiều cuộc hội đàm Việt - Mỹ đã diễn ra tại Pa-ri và Hà Nội.

- Phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế:

+ Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc.

+ Đến năm 1979, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế.

- Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết: Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết.

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử 12: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay.

Lời giải:

- Phá thế bao vây, cấm vận:

+ Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

+ Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

- Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia; tham gia ASEAN, thúc đẩy hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Á:

+ Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Năm 1995, Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).

+ Tổ chức thành công nhiều hoạt động và hội nghị của ASEAN; đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020; có nhiều đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác: Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam lần lượt thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.

- Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế:

+ Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

+ Đến năm 2023, Việt Nam là thành viên của 70 diễn đàn và các cơ chế hợp tác quốc tế, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

♦ Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI:

+ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giải quyết tranh chấp, bất đồng trong vấn đề biên giới thông qua đàm phán, thương lượng.

+ Hoạt động đối ngoại trong những năm gần đây còn gắn với các lĩnh vực như giao lưu văn hoá, hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm họa thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.....

+ Hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục có bước phát triển mới, gắn liền với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Luyện tập 1 trang 82 Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay theo mẫu sau vào vở ghi.

Giai đoạn

Hoạt động

Kết quả, ý nghĩa

1975-1985

   

1986 đến nay

   

Lời giải:

Giai đoạn

Hoạt động

Kết quả, ý nghĩa

1975-1985

- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

- Phát triển quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN

- Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết

- Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ

Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, mang lại nguồn lực và hỗ trợ kinh tế quan trọng, góp phần vào quá trình tái cấu trúc và phát triển quốc gia sau chiến tranh.

1986 đến nay

- Phá thế bao vây, cấm vận

- Củng cố quan hệ hữu nghị với Lào, Campuchia; tham gia ASEAN, thúc đẩy hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Á

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác

- Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế

- Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ đa dạng với các quốc gia và tổ chức trên thế giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và xã hội. Việc tham gia các tổ chức quốc tế như WTO và thương lượng các hiệp định thương mại có ý nghĩa lớn trong việc phát triển bền vững và tích cực hóa đối ngoại của Việt Nam.

 

Vận dụng 2 trang 82 Lịch Sử 12: Viết một đoạn văn giới thiệu về một hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 1975 đến nay.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977.

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn. Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không Liên Kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực..., đồng thời và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao.

Vận dụng 3 trang 82 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Giới thiệu các tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tư liệu tham khảo: Việt Nam tích cực hỗ trợ các quốc gia phòng; chống đại dịch Covid-19

- COVID-19 là đại dịch nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Với truyền thống nhân ái, tương trợ, Việt Nam đã có những hỗ trợ tích cực, kịp thời dành cho các nước trong khu vực và trên thế giới trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh toàn cầu, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

- Để hỗ trợ các nước trong khu vực và trên thế giới vượt qua khó khăn ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã có những hành động thiết thực, hỗ trợ tích cực nhiều thiết bị, vật tư y tế:

+ Với tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau, Việt Nam đã tặng hai nước Lào, Campuchia các trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trị giá hơn 7 tỷ đồng cho mỗi nước.

+ Việt Nam tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm; tặng Myanmar 50.000 USD để cùng chung sức phòng, chống COVID-19.

+ Để chia sẻ phần nào khó khăn mà đất nước Cuba anh em đang ứng phó với đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo.

- Đề cao tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống bệnh dịch toàn cầu, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên có các cuộc điện đàm với các đối tác trên thế giới để cùng chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

+ Điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, trao đổi về hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã và đang chủ trì trao đổi, tăng cường phối hợp về phòng, chống dịch giữa các nước ASEAN và ASEAN với các nước đối tác, trong đó có cơ chế ASEAN+3.

+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Czech Andrej Babis, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven nhằm trao đổi về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở mỗi nước, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hành động.

+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thư thăm hỏi tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli, Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã có các cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.

=> Qua điện đàm, Việt Nam và các đối tác nhất trí cao về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong đối phó với dịch COVID-19 như chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, sản xuất vắc-xin, trang thiết bị y tế, bảo hộ công dân, tăng cường khả năng kiểm soát đối với sự lây lan của dịch bệnh; đồng thời khẳng định sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác ứng phó với đại dịch, cả trên phương diện song phương và đa phương.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11. Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Bài 14. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hung giải phóng dân tộc

Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

1. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985

 Nét chung: Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động ngoại giao hoà bình, hữu nghị với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, đồng thời đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.

 Hoạt động tiêu biểu:

- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:

+ Năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định tương trợ. Trên cơ sở đó, Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn,…

+ Năm 1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.

+ Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng

- Phát triển quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN:

+ Năm 1977, Việt Nam và Lào kí Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác.

+ Năm 1979, Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.

- Tham gia và đóng góp tích cực vào Phong trào Không liên kết: Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết.

- Phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế:

+ Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc.

+ Đến năm 1979, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế.

- Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam đã gửi thông điệp cho chính quyền Mỹ về việc duy trì quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không thù địch. Nhiều cuộc hội đàm Việt - Mỹ đã diễn ra tại Pa-ri và Hà Nội.

2. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

♦ Trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã thành công trong việc phá thế bao vây, cấm vận, đồng thời triển khai nhiều hoạt động đối ngoại hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế.

 Hoạt động tiêu biểu:

- Phá thế bao vây, cấm vận:

+ Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

+ Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

- Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia; tham gia ASEAN, thúc đẩy hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Á:

+ Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Năm 1995, Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).

+ Tổ chức thành công nhiều hoạt động và hội nghị của ASEAN; đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020; có nhiều đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác: Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam lần lượt thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.

- Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế:

+ Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

+ Đến năm 2023, Việt Nam là thành viên của 70 diễn đàn và các cơ chế hợp tác quốc tế, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Hà Nội vào ngày 10-9-2023

♦ Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI:

+ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giải quyết tranh chấp, bất đồng trong vấn đề biên giới thông qua đàm phán, thương lượng.

+ Hoạt động đối ngoại trong những năm gần đây còn gắn với các lĩnh vực như giao lưu văn hoá, hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm họa thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.....

+ Hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục có bước phát triển mới, gắn liền với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. 

 
Đánh giá

0

0 đánh giá