Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 23: Ôn tập chương 6 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 23: Ôn tập chương 6. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 23: Ôn tập chương 6
Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 6
Câu 1. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al.
B. Ag.
C. Zn.
D. Mg.
Đáp án đúng là: B
Ag đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với dung dịch HCl.
Câu 2. Trong dãy các kim loại: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo lớn nhất là
A. Fe.
B. Au.
C. Al.
D. Cu.
Đáp án đúng là: B
Au (vàng) có tính dẻo lớn nhất, có thể dễ dàng dát mỏng.
Câu 3. Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng.
B. HNO3 loãng.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.
Đáp án đúng là: D
Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội (không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nguội).
Câu 4. Các dụng cụ nấu nướng trong nhà bếp (như nồi, xoong, chảo) thường được chế tạo từ kim loại (hoặc hợp kim) do kim loại có tính chất vật lí đặc trưng là
A. tính dẫn điện.
B. tính dẻo.
C. tính dẫn nhiệt.
D. ánh kim.
Đáp án đúng là: C
Nấu nướng bằng nồi xoong chảo là dùng nhiệt để chế biến thức ăn nên cần dùng các kim loại có tính dẫn nhiệt tốt.
Câu 5. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án đúng là: D
Các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA có 1 e lớp ngoài cùng.
Câu 6. Ở thí nghiệm nào sau đây chỉ bị ăn mòn hóa học?
A. Cho vào dung dịch
B. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.
C. Cho hợp kim vào dung dịch .
D. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
Đáp án đúng là: C
A. sai vì
Tạo ra cặp pin tiếp xúc với dung dịch xảy ra ăn mòn điện hóa.
B. đúng vì không tạo ra cặp pin điện hóa xảy ra ăn mòn hóa học.
C. sai vì tạo ra cặp pin tiếp xúc với dung dịch xảy ra ăn mòn điện hóa.
D. sai vì gang là hợp kim tạo ra cặp pin tiếp xúc với chất điện li là xảy ra ăn mòn điện hóa.
Câu 7. Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Đáp án đúng là: D
Có 3 trường hợp xảy ra phản ứng:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Câu 8. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
B. Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
C. Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4.
D. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
Đáp án đúng là: B
Phương trình hóa học của từng phản ứng:
A. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.
B. Fe + 2FeCl3 dư → 3FeCl2.
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
D. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.
Câu 9. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng
(2) Đốt dây Fe trong bình đựng Cl2
(3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3
(4) Cho lá Zn vào dung dịch H2SO4 loãng
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Để xảy ra ăn mòn điện hóa cần thỏa mãn 3 điều kiện:
Điều kiện 1: Tạo thành một cặp cực khác nhau (thường là kim loại – kim loại)
Điều kiện 2: Tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp)
Điều kiện 3: Cặp cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li
⟹ Kết quả: Kim loại mạnh bị ăn mòn
(1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ⟹ tạo thành cặp cực Fe − Cu ⟹ ăn mòn điện hóa.
(2) Không tạo thành cặp cực.
(3) Không tạo thành cặp cực.
(4) Không tạo thành cặp cực.
Câu 10. Cho một đinh sắt sạch, dư vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Khối lượng đinh sắt sau phản ứng tăng m gam. Giá trị của m là
A. 2,0.
B. 0,8.
C. 1,2.
D. 1,6.
Đáp án đúng là: C
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
0,15 0,15 0,15 (mol)
→ m tăng = mCu – mFe phản ứng = 0,15 × 64 – 0,15 × 56 = 1,2 gam.
Câu 11. Kim loại còn có một số tính chất vật lý riêng như khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng. Các kim loại khác nhay có tính chất vật lí riêng khác nhau.
a. Mỏ neo của tàu thuyền được chế tạo từ các kim loại nhẹ.
b. Hợp kim của các kim loại nặng thường được dung trong ngành công nghiệp vũ trụ.
c. Tungsten được sử dụng làm dây tóc bóng đèn trong loại đèn sợi đốt do có nhiệt độ nóng chảy thấp.
d. Có thể dùng đoạn dây đồng hoặc thép để làm dây chảy thay thế chì khi cầu chì bị đứt.
a. Sai vì mỏ neo chế tạo từ kim loại nặng sẽ có khả năng giữ tàu thuyền ổn định hơn khi neo đậu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sóng lớn, gió mạnh. Kim loại nặng cũng có độ bền và độ chịu lực tốt hơn nên sẽ đảm bảo an toàn khi neo tàu thuyền.
b. Sai vì trong ngành công nghiệp vũ trụ thường dùng hợp kim của các kim loại nhẹ như nhôm là một vật liệu phổ biến trong ngành vũ trụ vì nó nhẹ, bền và có khả năng chống ăn mòn tốt.
c. Sai vì nhiệt độ nóng chảy của tungsten (còn gọi là wolfram) là 3422°C (6192°F). Đây là một trong những kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, điều này làm cho tungsten trở thành một vật liệu quan trọng trong nhiều ứng dụng yêu cầu khả năng chịu nhiệt độ cao, chẳng hạn như trong các thiết bị điện tử, bóng đèn sợi đốt.
d. Sai vì cầu chì được thiết kế dựa trên đặc tính của dây chảy bằng chì để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện. Thay thế bằng dây đồng hoặc thép không chỉ làm mất đi tính năng bảo vệ mà còn có thể gây nguy hiểm do dòng điện không được ngắt đúng lúc.
Câu 12. Đồ trang sức bằng silver có thể bị chuyển sang màu đen do có phản ứng giữa silver với O2 và H2S trong không khí để tạo thành Ag2S và hơi nước.
a. Đó là quá trình ăn mòn kim loại.
b. Trong quá trình trên, đã xảy ra sự ăn mòn điện hoá.
c. Sự xuất hiện lớp silver sulfide (Ag2S) màu đen xám ở bề mặt trang sức bằng silver là do quá trình oxygen hoá Ag bởi O2 trong không khí khi có mặt H2S.
d. Trong quá trình trên, Ag là chất bị oxi hoá, H2S là chất bị khử.
a. Đúng.
b. Sai vì quá trình trên là ăn mòn hoá học do Ag bị oxi hoá trong không khí khi có mặt H2S:
c. Đúng.
d. Sai vì Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
Câu 13. Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 7,437 L khí H2 ở điều kiện chuẩn. Tính giá trị của m (g)?
Đáp số: 0,54.
Giải thích:
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Câu 14. Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 26,7 gam muối. Tính giá trị của m (g)?
Đáp số: 5,4.
Giải thích:
PTHH: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Câu 15. Để cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3,84 gam Mg và 4,32 gam Al cần 5,824 lít hỗn hợp khí Y (đkc) gồm O2 và Cl2. Tính số mol của Cl2 trong hỗn hợp Y?
Đáp số: 0,12.
Giải thích:
Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 6
1. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại
- Nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng.
- Trong tinh thể kim loại, các ion dương chiếm những nút của mạng tinh thể, các electron hóa trị chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.
- Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng.
2. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại
- Kim loại là chất rắn (trừ Hg), có tính dẻo (dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi), tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
- Kim loại có tính khử: Tác dụng với phi kim, nước, dung dịch acid, dung dịch muối.
3. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại
- Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất, chỉ một vài kim loại kém hoạt động như vàng, bạc, platinum,…được tìm thấy dưới dạng đơn chất.
- Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử:
Mn+ + ne → M
- Những kim loại hoạt động hóa học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng.
- Những kim loại hoạt động trung bình, yếu thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc điện phân dung dịch muối của chúng hoặc thủy luyện.
4. Hợp kim
- Vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
- Tính chất hóa học của hợp kim tương tự tính chất hóa học của kim loại thành phần.
- Tính chất vật lí thường khác nhiều so với tính chất của các kim loại thành phần như độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần và độ dẻo thì kém hơn. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tùy thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim.
5. Sự ăn mòn kim loại
- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường.
- Hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
- Hai phương pháp bảo vệ kim loại là phương pháp điện hóa và phương pháp phủ bề mặt.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: