15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 7 có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

608

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 26: Ôn tập chương 7 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 26: Ôn tập chương 7. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 26: Ôn tập chương 7

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 7

Câu 1. Khi đun nóng nước tự nhiên, muối nào sau đây bị phân huỷ tạo thành cặn đá vôi trong phích nước, ấm đun nước?

A. Ca3(PO4)2.                                               

B. CaCl2.

C. CaSO4.                                                    

D. Ca(HCO3)2.

Đáp án đúng là: D

PTHH: Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + H2O + CO2 ↑

Câu 2. X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của sodium, biết rằng:

(a) X + Z → Y + H2O;                                    

(b) X to Y + CO2 + H2O.

Các hợp chất X, Z lần lượt là

A. Na2CO3, NaHCO3.     

B. NaHCO3, NaOH         

C. NaOH, Na2CO3.         

D. NaHCO3, Na2CO3.

Đáp án đúng là: B

Phương trình phản ứng hóa học:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2NaHCOto Na2CO3 + CO2 + H2O.

Câu 3. Độ hòa tan của NaHCO3 ở 20oC và 60oC lần lượt là 9,6 và 16,5 g/100 g H2O. Để 1 tấn dung dịch NaHCO3 bão hòa ở 60oC làm nguội về 20oC (giả thiết không có sự bay hơi của nước), thu được dung dịch X và a kg chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 59,23.                        

B. 69,00.                         

C. 54,04.                        

D. 96,00.

Đáp án đúng là: A

Ở 60oC NaHCO3 tan được 16,5 gam trong 100 gam H2mdd=16,5+100=116,5 gam

Ở 20oC NaHCO3 tan được 9,6 gam trong 100 gam H2O tương đương với thoát ra chất rắn không tan NaHCO3 là: mkết tinh 6,59,6=6,9 gam

1 tấn dung dịch NaHCO3 ở 60oC khi hạ nhiệt độ xuống 20oC sẽ kết tinh được m=106.6,9116,5=59227,5 gam=59,2275 kg

Câu 4. Thực hiện phản ứng giữa các dung dịch sau:

a) Potasium carbonate và calcium hydroxide.

b) Sodium phosphate và barium chloride.

c) Magnesium hydrogencarbonate và sulfuric acid.

d) Sodium hydrogencarbonate và barium hydroxide.

e) Barium hydroxide và nitric acid.

Số phản ứng sinh ra kết tủa là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Gồm có: a) b) d)

Phương trình hóa học của các phản ứng:

a) K2CO3 (aq) + Ca(OH)2 (aq) → 2KOH (aq) + CaCO3 (s)

b) 2Na3PO4 (aq) + 3BaCl2 (aq) → 6NaCl (aq) + Ba3(PO4)2 (s)

c) Mg(HCO3)2 (aq) + H2SO4 (aq) → MgSO4 (aq) + 2H2O (l) + 2CO2 (g)

d) NaHCO3 (aq) + Ba(OH)2 (aq) → NaOH (aq) + BaCO3 (s) + H2O (l)

e) Ba(OH)2 (aq) + 2HNO3 (aq) → Ba(NO3)2 (aq) + 2H2O (l)

Câu 5. Vôi đen (quặng dolomite nghiền nhỏ) được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, phân bón và nuôi trồng thuỷ sản. Thành phần chính của vôi đen là

A. 3Ca3(PO4)2.CaF2.     

B. CaSO4.2H2O.        

C. CaCO3.MgCO3.    

D. CaO.      

Đáp án đúng là: C

Thành phần chính của vôi đen (tức quặng dolomit) nghiền nhỏ là CaCO3.MgCO3.

Câu 6. Kim loại Na, K thường được bảo quản trong

A. dầu hoả khan.           

B. phenol.                     

C. ethanol.                    

D. bình hút ẩm.

Đáp án đúng là: A

Na, K không tác dụng với dầu hỏa nên có thể ngâm trong dầu hỏa để ngăn kim loại tiếp xúc với các chất khác từ môi trường.

Câu 7. Sodium hydrogencarbonate được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh

A. đau dạ dày do dư acid.                                                                  

B. đau dạ dày do thiếu acid.

C. thoái hoá cột sống.                                     

D. viêm cơ.

Đáp án đúng là: A

Sodium hydrogencarbonate giúp trung hòa acid trong dạ dày, từ đó được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày do dư acid: HCO3 + H+  CO2 + H2O.

Câu 8. Trong phương pháp Solvay, NaHCO3 được tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng khá dễ dàng là do đây là hợp chất

A. dễ phân li.                                                  

B. không tan trong nước.

C. tan ít trong hỗn hợp phản ứng.                                                      

D. dễ bay hơi.

Đáp án đúng là: C

Trong phương pháp Solvay, NaHCO3 được tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng khá dễ dàng là do đây là hợp chất tan ít trong hỗn hợp phản ứng.

Câu 9. Ở nhiệt thường, độ tan của các hydroxide tăng dần trong dãy từ Mg(OH)2 đến Ba(OH)2. Từ thông tin này có thể dự đoán được khả năng phản ứng với nước của các kim loại từ Mg đến Ba biến đổi như thế nào?

A. Tăng dần.                                                

B. Không đổi.

C. Không có quy luật.                                  

D. Giảm dần.

Đáp án đúng là: A

Trong phản ứng của kim loại nhóm IIA với nước, sản phẩm tạo thành càng dễ tan thì càng dễ giải phóng khỏi bề mặt kim loại, tạo điều kiện để kim loại tiếp tục phản ứng với nước. Khả năng phản ứng với nước của các kim loại từ Mg đến Ba tăng dần.

Câu 10. Một loại nước cứng khi đun sôi thì trở thành nước mềm. Trong loại nước này có hoà tan những hợp chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.                    

B. Ca(HCO3)2 và MgSO4.

C. CaSO4 và MgCl2.                                   

D. MgCl2 và CaCl2.

Đáp án đúng là: A

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hydrogencarbonate chuyển thành muối carbonate không tan → Nước cứng có tính cứng tạm thời → Trong nước cứng này có hòa tan các chất Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Câu 11. Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: 

(1) X t° X1 + CO2

(2) X1 + H2 X2

(3) X2 + Y  X + Y1 + H2O

(4) X2 + 2Y  X + Y2 + 2H2O.

a. X calcium carbonate.

b. Y là sodium carbonate.

c. Y2 là nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, bột giặt, giấy, sợi, chất tẩy rửa…

d. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà không có màng ngăn điện cực được ứng dụng để sản xuất chất Y1.

X: CaCO3; X1: CaO; X2: Ca(OH)2; Y: NaHCO3; Y1: NaOH; Y2: Na2CO3

Phương trình hóa học của các phản ứng:

(1) CaCOt° CaO + CO2

(2) CaO + H2 Ca(OH)2

(3) Ca(OH)2 dư + NaHCO3 → NaOH + CaCO3 + H2O

(4) Ca(OH)2 + 2NaHCO3 dư → Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O

a. Đúng.

b. Sai vì Y là Sodium hydrocarbonate.

c. Đúng.

d. Sai vì Y1 là NaOH. Sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn điện cực.

Câu 12. Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

a. Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion: Ca2+, Mg2+HCO3, ClSO42.

b. Nước cứng được phân làm ba loại: nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần.

c. Na2CO3 có khả năng làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu.

d. Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Để loại bỏ lớp cặn lâu ngày người ta có thể dùng dung dịch muối ăn.

a. Sai vì đây là mẫu nước có tính cứng toàn phần.

b. Đúng.

c. Đúng.

d. Sai vì thành phần chính của lớp cặn đó là CaCO3. Để hòa tan lớp cặn lâu ngày người ta có thể dùng dung dịch giấm ăn.

Câu 13. Calcium là nguyên tố vô cùng cần thiết đối với cơ thể con người, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, không thể thiếu trong quá trình đông máu. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500 mg calcium dưới dạng ion Ca2+. Hãy tính lượng calcium (mg) được hấp thụ vào cơ thể khi một người uống 200 g sữa bò, biết nồng độ calcium trong sữa bò là 1%

Đáp số: 2000.

Giải thích:

Hãy tính lượng calcium được hấp thụ vào cơ thể khi một người uống 200 g sữa bò là:

200×1100=2 g = 2000 mg.

Câu 14. Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01−1:2018/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, độ cứng tối đa cho phép (quy về CaCO3) là 300 mg/L. Theo quy chuẩn này, tổng nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước sinh hoạt không vượt quá x.10−3 M. Giá trị của x là bao nhiêu?

Đáp số: 3.

Giải thích:

Tổng nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước sinh hoạt không được vượt quá: 300 mg/L = 0,3 gam/L = 0,3100 mol/L = 3,0.10−3 M.

Câu 15. Trong y học, dược phẩm dạng sữa Magnesium (các tinh thể Mg(OH)2 lơ lửng trong nước) dùng để chữa chứng khó tiêu do dư hydrochloric acid HCl. Để trung hòa hết 788,0 mL dung dịch HCl 0,035 M trong dạ dày cần bao nhiêu mL sữa Magnesium, biết trong 1,0 mL sữa Magnesium có chứa 0,08 gam Mg(OH)2. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp số: 10.

Giải thích:

nHCl = 0,035.0,788 = 0,02758 (mol)

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

mMgOH2  = 0,01379.58 = 0,79982 (gam)

Vsữa Mg 0,799820,08=10 (mL)

Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 7

ĐƠN CHẤT NHÓM IA

ĐƠN CHẤT NHÓM IIA

Tính chất vật lí

- Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp và có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs.

- Khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp.

Tính chất hoá học

- Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn EM+/M0rất nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh nhất trong các nhórn kim loại.

- Mức độ phản ứng tăng dần từ Li đến Cs khi tác dụng với H2O, O2, Cl2.

Tính chất vật 

Kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ, khó nóng chảy hơn kim loại nhóm IA.

Tính chất hoá học

- Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn EM+/M0  nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh (chỉ sau kim loại nhóm IA) và tăng dần từ Be đến Ba.

- Ở điều kiện thường, kim loại nhóm IIA dễ bị oxi hoá bởi không khí (trừ Be). Khi đốt nóng trong oxygen, beryllium cháy chậm, các kim loại khác cháy mạnh.

- Ở điều kiện thường, Be không phản ứng với nước, Mg phản ứng chậm, các kim loại khác phản ứng mạnh với nước.

HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA

HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÓM IIA

Đặc điểm chung

- Tính tan trong nước: hydroxide và đa số các muối đều dễ tan.

- Màu ngọn lửa ion kim loại: Li+ màu đỏ tía, Na+ màu vàng, K+ màu tím nhạt.

Một số hợp chất quan trọng

- NaCl có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, y học. Phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hoà là cơ sở của công nghiệp chlorine - kiềm.

- NaHCO3 và Na2CO3 được sản xuất theo phương pháp Solvay từ các nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước.

Đặc điểm chung

- Tính tan trong nước: các muối carbonate và sulfate đều ít tan hoặc không tan (trừ MgSO4); các muối nitrate đều dễ tan; các hydroxide của strontium và barium dễ tan, của calcium ít tan, của magnesium không tan.

- Màu ngọn lửa kim loại, lon kim loại: Ca2+ màu đỏ cam, Sr2+ màu đỏ son, Ba2+ màu lục.

Một số hợp chất quan trọng

- Muối carbonate tác dụng được với acid, với nước có hoà tan carbon dioxide.

- Độ bền nhiệt của muối carbonate và nitrate có xu hướng tăng dần từ Be đến Ba.

Nước cứng

- Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

- Làm mềm nước cứng bằng phương pháp kết tủa hoặc phương pháp trao đổi ion.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá