15 câu Trắc nghiệm Nguyên tố nhóm IIA có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

760

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA

Phần 1. Trắc nghiệm Nguyên tố nhóm IIA

Câu 1. Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. vôi sống.                  

B. vôi tôi.                      

C. thạch cao sống.         

D. đá vôi.

Đáp án đúng là: C

Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là thạch cao sống.

Câu 2. Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào?

A. Tăng dần.                 

B. Giảm dần.                

C. Không có quy luật.   

D. Không đổi.

Đáp án đúng là: B

Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 giảm dần:

+ MgSO4 tan trong nước;

+ CaSO4, SrSO4 ít tan trong nước;

+ BaSO4 không tan trong nước.

Câu 3. Barium phản ứng với nước dễ dàng hơn so với magnesium ở điều kiện thường là do các nguyên nhân nào sau đây?

(1) Barium có tính khử mạnh hơn magnesium.

(2) Độ tan của barium hydroxide trong nước cao hơn nhiều so với magnesium hydroxide.

(3) Bọt khí hydrogen sinh ra bám trên bề mặt magnesium nhiều hơn, cản trở phản ứng tiếp diễn.

A. (1).                           

B. (1), (2) và (3).           

C. (1) và (3).                 

D. (1) và (2).

Đáp án đúng là: D

Barium phản ứng với nước dễ dàng hơn so với magnesium ở điều kiện thường là do: barium có tính khử mạnh hơn magnesium và độ tan của barium hydroxide trong nước cao hơn nhiều so với magnesium hydroxide.

Câu 4. Trong các mẫu nước cứng sau đây, nước cứng tạm thời là

A. dung dịch Ca(HCO3)2.

B. dung dịch MgSO4.

C. dung dịch CaCl2.

D. dung dịch Mg(NO3)2 .

Đáp án đúng là: A

Nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+, Mg2+ và HCO3.

Câu 5. Cho dãy chuyển hóa sau: X+ CO2 + H2OY+ NaOHX. Công thức của Y có thể là

A. CaO.

B. Ca(OH)2.

C. CaCO3.

D. Ca(HCO3)2.

Đáp án đúng là: D

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O.

hoặc Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.

Câu 6. Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?

A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.

B. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng.

C. Gây ngộ độc cho nước uống.

D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm.

Đáp án đúng là: C

Nước cứng không gây ngộ độc cho nước uống. Nước cứng giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát, gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng, làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm.

Câu 7. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3.                     

B. 2.                     

C. 4.                     

D. 1.

Đáp án đúng là: B

Các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 8. Kim loại không phản ứng với nước là

A. Mg.                           

B. Ba.                            

C. Be.                            

D. Ca.

Đáp án đúng là: C

Be không tác dụng với nước ở bất kì điều kiện nào, Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao, Ba và Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Câu 9. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng.                          

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.                           

D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Đáp án đúng là: C

Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có kết tủa trắng: CaCO3.

Phương trình hóa học:

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 ⟶ 2CaCO3 + 2H2O.

Câu 10. Kim loại nào khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ cao?

A. Mg.                           

B. Ca.                  

C. Al.                  

D. Ba.

Đáp án đúng là: A

Mg khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ cao.

Câu 11. Trong bảng Hệ thống tuần hoàn, sodium (IA) và magnesium (IIA) đứng kề nhau trong một chu kì. Thế điện cực chuẩn của cặp Mg2+/Mg bằng –2,356 V, của cặp Na+/Na bằng –2,710 V.

a. Mg và Na là các kim loại có tính khử mạnh.      

b. Mg có tính khử mạnh hơn Na.

c. Mg và Na đều phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường.

d. Ion Mg2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Na+.

a. Đúng.

b. Sai vì Na có thế điện cực chuẩn âm hơn nên có tính khử mạnh hơn Mg.

c. Sai vì Mg phản ứng chậm với nước ở điều kiện thường.

d. Đúng.

Câu 12. Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA đều bị phân hủy bởi nhiệt:

MCO3(s) tο MO (s) + CO2 (g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình trên được cho trong bảng sau:

Muối

MgCO3 (s)

CaCO3 (s)

SrCO3 (s)

BaCO3 (s)

rH˚298 (kJ)

100,70

179,20

234,60

271,50

a. Phản ứng phân hủy muối carbonate của các kim loại nhóm IIA trên đều là phản ứng thuận lợi về mặt năng lượng.

b. Độ bền nhiệt các muối carbonate của kim loại nhóm IIA tăng dần khi số hiệu nguyên tử của M tăng dần.

c. Khi để vôi bột (thành phần chính là CaO) lâu ngoài không khí có hiện tượng vôi bột dần bị chuyển hóa lại thành đá vôi (thành phần chính là CaCO3).

d. Để sản xuất 1 tấn vôi bột theo phương pháp thủ công, người ta nung đá vôi (có hàm lượng CaCO3 là 72%, còn lại là tạp chất trơ) với than đá (giả sử chỉ chứa carbon và tạp chất trơ), biết ΔfH2980(CO2) = 393,50 kJ.mol−1.  Khi đó, thể tích khí CO2 tối thiểu đã thải ra môi trường ở điều kiện chuẩn nhiều hơn 82,0 m3.

a. Sai vì các phản ứng có ∆rH˚298 >0 đều là phản ứng thu nhiệt, không thuận lợi về mặt năng lượng.

b. Đúng.

c. Đúng.

d. Sai.

− Nhiệt lượng tối thiểu để thực hiện phản ứng nung là: Q = 106.72100.100.179,2 = 1290,24 (kJ)

− Thể tích CO2 tối thiểu là: VCO2=1290,24393,5.1000.24,79 = 81,28 (m3)

Câu 13. Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải,... Hiện nay, nhiều lò nung vôi thủ công hoạt động tự phát, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ở các lò nung vôi công nghiệp, quá trình kiểm soát phát thải ô nhiễm được thực hiện chặt chẽ hơn.

Xét một lò nung vôi công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu.

Giả thiết:

+ Đá vôi chỉ chứa CaCO3 và để phân hủy 1 kg đá vôi cần cung cấp một lượng nhiệt là 1800 kJ.

+ Đốt cháy 1 kg than đá giải phóng ra một lượng nhiệt là 27000 kJ và có 50% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi.

+ Công suất của lò nung vôi là 420 tấn vôi sống/ngày.

Tổng khối lượng (tấn) đá vôi và than đá mà lò nung vôi trên sử dụng mỗi ngày là bao nhiêu?

Đáp số: 850.

Giải thích:

Khối lượng đá vôi = 420.10056=750 (tấn)

Nhiệt lượng cần cung cấp = 1800.750000 = 1350000000 (kJ)

Khối lượng than đá 135000000027000.10050=100000 kg = 100 (tấn)

Tổng khối lượng đá vôi và than đá: 750 + 100 = 850 (tấn).

Câu 14. Nhiệt phân hoàn toàn 40 g một loại quặng dolomite có lẫn tạp chất trơ sinh ra 9,916 lít khí CO2 (điều kiện chuẩn). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là bao nhiêu?

Đáp số: 92.

Giải thích:

CaCO3.MgCO3 tο CaO + MgO + 2CO2

           0,2              ←                    0,4     (mol)

%CaCO3.MgCO3=0,2×100+8440×100%=92%

Câu 15. Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion Ca2+ không bình thường là dấu hiệu của bệnh để xác định nồng độ ion Ca2+  người ta lấy mẫu máu, sau đó kết tủa ion Ca2+ dưới dạng calcium oxalate (CaC2O4 ). Rồi cho calcium oxalate tác dụng với KMnO4 trong môi trường acid theo sơ đồ sau:

CaC2O4 + KMnO4 + H2SO4 CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O + CO2

Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05 mL dung dịch KMnO 4,88.10−4 M. Nồng độ Ca2+  trong máu người đó (tính theo đơn vị mg/100mL máu) là

Đáp số: 10.

Giải thích:

Phương trình phản ứng hóa học:

5CaC2O4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5CaSO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O + 10CO2

Số mol KMnO4 cần dùng để phản ứng hết với calcium oxalate kết tủa từ 1 mL máu là:

2,05.103.4,88.104= 106 (mol)

nCaSO4=52nKMnO4=2,5.106(mol).

Trong 100 ml máu: nCa2+=2,5.104 mol mCa2+= 2,5.104.40=0,01 gam=10 mg → Nồng độ Ca2+ = 10 (mg/100 ml).

Phần 2. Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA

I. Đơn chất nhóm IIA

1. Đặc điểm chung

- Kim loại nhóm IIA là những nguyên tố s, đứng ngay sau nguyên tố kim loại kiềm ở mỗi chu kì.

- Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn EM2+/Monhỏ nên dễ tách electron hóa trị ra khỏi nguyên tử, thể hiện tính khử mạnh: M M2+ + 2e

- Trong hợp chất, nguyên tử nhóm IIA thể hiện số oix hóa đặc trưng là +2.

2. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IIA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Magnesium và calcium là hai nguyên tố phổ biến trên vỏ Trái Đất, có nhiều khoáng vật như MgCO3.CaCO3 (dolomite), CaCO3 (calcite)….

3. Tính chất vật lí

- Kim loại IIA có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhóm IA, nhưng tương đối thấp so với nhiệt độ nóng chảy của các kim loại khác.

- Kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ, có khối lượng riêng tương đối nhỏ

4. Tính chất hóa học

- Tác dụng với oxygen

- Khi đốt nóng trong oxygen hoặc trong không khí, các kim loại nhóm IIA đều bốc cháy, tạo ra oxide theo phương trình hóa học tổng quát sau:

2M(s) + O2(g) 2MO(s)

- Khi cháy, các kim loại nhóm IIA cho ngọn lửa có màu đặc trưng.

b) Phản ứng với nước

Be không tan trong nước, Mg phản ứng với nước rất chậm ở nhiệt độ thường, phản ứng mạnh hơn khi đun nóng. Ca, Sr, Ba phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

5. Ứng dụng

- Các kim loại nhóm IIA và hợp kim của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tế:

+ Be dùng để chế tạo hợp kim có độ bền cơ học, không bị ăn mòn, khó nóng chảy,…

+ Mg dùng để chế tạo hợp kim làm vật liệu sản xuất ô tô, máy bay, chi tiết máy,…

II. Hợp chất của kim loại nhóm IIA

1. Đặc điểm chung

- Tính tan trong nước của một số hợp chất nhóm IIA:

 Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 4)

- Khi đốt nóng các kim loại nhóm IIA hoặc hợp chất của chúng trong ngọn lửa không màu làm ngọn lửa có màu đặc trưng: Ca2+ màu đỏ cam, Sr2+ màu đỏ son, Ba2+ màu lục.

2. Một số hợp chất quan trọng

a) Muối carbonate và nitrate

+ Tác dụng với acid

Ví dụ: MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO+ H2O

+ Phản ứng nhiệt phân

Ví dụ: Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

- Tương tự muối carbonate, các muối nitrate của kim loại nhóm IIA cũng đều bị phân hủy nhiệt tạo thành oxide.

b) Nhận biết từng ion riêng rẽ Ca2+, Ba2+, SO42-, CO32- trong dung dịch.

3. Ứng dụng

Các nguyên liệu, vật liệu chứa calcium như đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, quặng apatite, quặng fluorite,… có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

 Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

- Một số hợp chất của calcium còn có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người như calcium phosphate, hydroxylapatite tham gia cấu tạo xương và răng.

III. Nước cứng

1. Khái niệm, phân loại

a) Khái niệm

- Nước trong tự nhiên như nước mặt (nước sông, suối, ao hồ,…) và nước ngầm thường hòa tan muối của nhiều ion kim loại như Ca2+, Mg2+,…

- Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.

b) Phân loại

 Lý thuyết Nguyên tố nhóm IIA (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

2. Tác hại của nước cứng

- Nồi hơi dễ bị đóng cặn gây tốn nhiên liệu và không an toàn.

- Đường ống dẫn nước dễ bị đóng cặn làm giảm lưu lượng nước hoặc tắc đường ống.

- Giặt bằng xà phòng sẽ tạo ra muối ít tan bám vào quần áo, xà phòng tạo ít bọt, tốn xà phòng, quần áo mau hỏng.

- Nấu ăn bằng nước cứng làm cho thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị.

3. Làm mềm nước cứng

- Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng.

a) Phương pháp kết tủa

b) Phương pháp trao đổi ion.

Sơ đồ tư duy Nguyên tố nhóm IIA

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá