Với giải Bài 11 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Bài 11 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc các trường hợp
Trường hợp 1. Khi biết tin chị K và anh T yêu nhau, bố mẹ anh T tìm mọi cách ngăn cản. Một mặt, họ thuyết phục anh T bằng cách đưa những thông tin sai lệch, không đúng sự thật về chị K. Mặt khác, họ sử dụng ảnh hưởng của họ hàng, bạn bè, cơ quan,... nhằm tạo áp lực xã hội đến chị K.
Trường hợp 2. Anh K (21 tuổi) và chị M (20 tuổi) muốn đăng kí kết hôn nhưng gia đình hai bên không đồng ý. Hai anh chị đã ra Uỷ ban nhân dân xã H để xin giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân nhưng không được, vì người nhà của hai bên gia đình làm tại Uỷ ban nhân dân nơi đăng kí hộ khẩu thường trú đã cản trở. Anh K và chị M đã sử dụng bản sao sổ hộ khẩu và căn cước công dân gốc đến nơi anh chị đang tạm trú để xin đăng kí kết hôn nhưng vẫn không được giải quyết vì không có giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của hai người do Uỷ ban nhân dân xã nơi hai người cư trú cấp.
Trường hợp 3. Anh Q và chị H đã kết hôn hơn 15 năm và có một con trai 13 tuổi. Anh Q làm việc ở một công ty tư nhân thu nhập khá cao, mọi chi phí trong gia đình đều do anh lo liệu, chu cấp. Chị H ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Một ngày, anh ( quyết định bỏ việc, bỏ gia đình ra đi mà không thông báo cho bất kì ai. Chị H mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để tìm anh Q mà không thấy. Một mình chị H phải đối mặt với bao khó khăn trong việc nuôi dạy chăm sóc con trai và các khoản chi trả cho các nhu cầu của gia đình. Cậu về tài chính, về chống con khiến chị chị H luôn căng thẳng và mất cân bằng tâm li bị bạn bè chê cười vì việc bố bỏ nhà ra đi đã trở nên ít nói, học hành sa sút. Áp lực về tài chính, về chồng con khiến chị H luôn căng thẳng và mất cân bằng tâm lí.
a) Hãy phân tích các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân tron hôn nhân và gia đình ở từng trường hợp.
b) Nêu tác hại mà những hành vi đó gây ra cho cá nhân, gia đình, xã hội. Hải quả mà những hành vi vi phạm đó có thể phải gánh chịu là gì?
Lời giải:
Trường hợp 1. Bố mẹ anh T đang thực hiện hành vi can thiệp vào quyền tự do hôn nhân và tự do cá nhân, có thể xâm phạm đến danh dự, uy tín cá nhân (vi phạm khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Tác hại của hành vi vi phạm: Gây ảnh hưởng tâm lí và tinh thần cho cả anh T và chị K, đặc biệt là chị K.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hành vi vi phạm trên phải chịu trách nhiệm pháp lí, có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật, bao gồm cả hình phạt nếu gây ra hậu quả tiêu cực.
Trường hợp 2. Hành vi của gia đình hai bên cùng với người nhà làm tại Uỷ ban nhân dân nơi đăng kí hộ khẩu thường trú cản trở việc đăng kí kết hôn của Anh K và chị M là vi phạm quyền tự do kết hôn của hai người (vi phạm khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Tác hại của hành vi vi phạm: Gây ảnh hưởng đến quyền tự do và lợi ích hợp pháp của anh K và chị M. Tạo ra tình trạng mất công bằng trong việc thực hiện quyền tự do kết hôn của công dân.
Hành vi vi phạm trên phải chịu trách nhiệm pháp lí, có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật, bao gồm cả hình phạt nếu gây ra hậu quả tiêu cực.
Trường hợp 3. Hành vi bỏ nhà ra đi của anh Q mà không thông báo cho bất kì ai trong gia đình, đặt chị H và cậu con trai vào tình trạng khó khăn, bất ngờ là vì phạm nghĩa vụ của chồng đối với vợ, cha đối với con (vi phạm Điều 19; khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em).
Tác hại của hành vi vi phạm: Gia đình phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực về tài chính và tâm lí đối với vợ và con. Tạo môi trường gia đình và xã hội mất ổn định. Trong trường hợp anh Q trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình, con cái thì phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí hành chính hoặc hình sự tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc thông tin...
Bài 10 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc câu chuyện...
Bài 11 trang 67 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc các trường hợp...
Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 hay, chi tiết khác:
Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên