Trường hợp: Anh S và chị Q học cùng nhau ở trường trung học phổ thông

21

Với giải Bài 8 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 8 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc trường hợp /thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d. Giải thích vì sao.

Trường hợp: Anh S và chị Q học cùng nhau ở trường trung học phổ thông. Sau đó anh S theo bố mẹ sang định cư ở nước ngoài. Khi về thăm quê, anh S có gặp lại chị Q, từ đó hai người trao đổi, liên hệ với nhau qua điện thoại, mạng xã hội, chị Q tỏ ý muốn sang định cư ở nước ngoài và nhờ anh S giúp bằng cách đồng ý kết hôn giả với chị Q. Hai bên sẽ li hôn sau khi chị Q được nhập quốc tịnh ở nước ngoài.

a. Đề nghị của chị Q vi phạm quy định của pháp luật về cưỡng ép kết hôn.

b. Đề nghị của chị Q dựa trên cơ sở tự nguyện và không trái pháp luật.

c. Anh S nên đồng ý giúp chị Q vì hai người là bạn học cùng trường.

d. Anh S nên từ chối giúp chị Q vì nó là hành vi kết hôn, li hôn giả tạo.

Thông tin
Bảng 1. Tổng hợp số lượng lựa chọn người yêu/kết hôn theo tiêu chí

Tiêu chí

Số lượt lựa chọn tiêu chí người yêu

Số lượt lựa chọn tiêu chí

Tình yêu

Tư cách đạo đức

Lòng chung thủy

Biết cách ứng xử

Khỏe mạnh

Hình thức

Thu nhập

Công việc

Học vấn

Gia đình tương đồng

Sự chấp thuận của bố mẹ

Cùng địa phương

Cùng dân tộc

Cùng tôn giáo

Khác

221

212

209

210

151

91

129

158

139

61

97

40

36

36

8

221

217

218

194

159

74

166

185

165

71

136

46

38

38

5

N = 279

   

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Đinh Thị Nguyệt (2021),

Giá trị hôn nhân, gia đình – Góc nhìn của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Quyển 31, số 2, trang 102-113)

a. Công dân lựa chọn kết hôn dựa trên tình yêu, thu nhập, học vấn, công việc là phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền tự do kết hôn.

b. Các tiêu chí như gia đình tương đồng, sự chấp thuận của bố mẹ, cùng dân tộc, cùng tôn giáo không phải là rào cản của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

c. Pháp luật quy định về kết hôn dựa trên tiêu chí hình thức có ý nghĩa tác động quan trọng, vì sẽ quyết định thay đổi hành vi kết hôn của công dân.

d. Các tiêu chí tư cách đạo đức, lòng chung thuỷ, khoẻ mạnh, biết cách ứng xử chỉ được pháp luật quy định trong quan hệ gia đình, không quy định trong quan hệ hôn nhân.

Lời giải:

Trường hợp:

a) Sai - chị Q chỉ nhờ anh S giúp, không cấu thành hành vi ép buộc.

b) Sai - Đề nghị kết hôn của chị Q vì mục đích vụ lợi cá nhân, vi phạm quy định cấm kết hôn giả tạo.

c) Sai - Dù là bạn nhưng nếu S giúp chị Q sẽ vi phạm pháp luật.

d) Đúng - Điểm a khoản 2 điều 5 luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Cấm hành vi kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo.

Thông tin:

a) Đúng - Pháp luật không can thiệp quá mức vào quyền lựa chọn cá nhân của công dân trong việc chọn đối tuọng kết hôn, miễn là sự lựa chọn này không vi phạm các quy định cụ thể của pháp luật.

b) Đúng - Điều này nhấn mạnh quyền tự do lập gia đình và tôn trọng quyền cá nhân của mỗi công dân.

c) Sai - Pháp luật Việt Nam không quy định về việc kết hôn dựa trên tiêu chí hình thức, dáng vẻ bề ngoài. Pháp luật quy định hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu, sự tôn trọng và sự hiểu biết lẫn nhau chứ không phải tiêu chí ngoại hình.

d) Sai - Các tiêu chí này được áp dụng cả trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quy định tại các điều 19, 69, 103, 104, 105,...

Đánh giá

0

0 đánh giá