Vợ, chồng bình đẳng trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung

22

Với giải Bài 9 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 9 trang 65 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc thông tin

Vợ, chồng bình đẳng trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Pháp luật không phân biệt chức năng kinh tế do chồng hay vợ thực hiện mà đó là trách nhiệm chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp vì lí do giới tính, sức khoẻ, nghề nghiệp, mức thu nhập mà công sức đóng góp ít hơn thì cũng không làm giảm hoặc mất quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung; lao động trong gia đình được tỉnh ngang với lao động tạo ra của cải, vật chất. Trong các giao dịch có đối lượng là tài sản chung thì vợ, chống bình đẳng với nhau khi tham gia giao dịch, đối với giao dịch có giá trị tài sản chung lớn, tài sản chung đưa vào kinh doanh, tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của hai vợ chồng. Pháp luật thừa nhận quyền đại diện của vợ, chồng cho nhau trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch. Trong trường hợp có lí do chính đáng, pháp luật cho phép vợ, chồng thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.

Để tôn trọng quyền tự do cá nhân và sự độc lập nhất định của vợ, chồng, pháp luật thừa nhận vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng đối với những tài sản riêng mà họ có trước khi kết hôn, tài sản họ được thừa kế riêng, được tặng cho riêng đồ dùng, tư trang cá nhân, tài sản khác theo quy định pháp luật,... Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chi của chồng, vợ mình. Tuy nhiên, quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình.

Vợ, chồng bình đẳng trong thừa kế và thừa kế di sản của nhau. Vợ, chồng có quyền để lại di sản và tự quyết định theo ý chí của mình về định đoạt di sản. Vợ chồng cũng có quyền hưởng thừa kế di sản của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc. Nếu hưởng thừa kế theo pháp luật họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Nếu người vợ hoặc chồng lập di chúc không cho chồng hoặc vợ mình được hưởng thừa kế thì người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ thuộc diện pháp luật tước quyền thừa kế hoặc chính họ từ chối nhận di sản.

a) Hãy sử dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để phân tích và làm rõ các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được nói đến trong thông tin.

b) Vì sao quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình? Lấy ví dụ để minh hoạ.

Lời giải:

Thông tin:

a) Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 29.

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng. định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Điều 36. Trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thoả thuận này phải lập thành văn bản.

Điều 44

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập

hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

– Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 612. Di sản bao gồm tài sản riêng của người đã chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Việc thừa kế di sản là phần tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, được chia theo di chúc hoặc chia theo tháp luật (Điều 650).

b)Về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Mặt khác, họ cũng có thể thoả thuận về việc sử dụng tải sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, giữ gìn truyền thống yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên gia đình thì quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn chế. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thị việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thoả thuận của vợ, chồng.

Vi dụ: Gia đình anh A sinh sống dựa vào số tiền mà anh A kiếm được từ việc chạy xe ôm. Chiếc xe là tài sản riêng được anh A mua trước khi cưới. Nay anh A muốn bản xe thì phải có sự đồng ý của người vợ, bởi vì số tiền có được từ việc chạy xe ôm là nguồn sống duy nhất của gia đình nên anh A không được tự quyền định đoạt.

Đánh giá

0

0 đánh giá