Kết quả đạt được của các doanh nghiệp tư nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

51

Với giải Bài 11 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bài 11 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Đọc thông tin

Kết quả đạt được của các doanh nghiệp tư nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

– Về kinh tế: Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 50,27% GDP và có xu hướng tăng lên (trong tỉ lệ này, doanh nghiệp đăng kí chính thức chiếm 14,84%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 35,43%). Khối doanh nghiệp tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 20,74% GDP.

- Tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống: Đến năm 2022, số lan động đang làm việc trong khu vực tư nhân chiếm 85,3% tổng số lao động từ 1, tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 47,2 triệu người (năm 2020: 44,9 triệu người). Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra trung bình 567 000 việc làm mới mỗi năm.

- Trao quyền kinh tế cho phụ nữ: Doanh nghiệp tư nhân đã giúp phụ nữ Việt Nam tăng cường quyền tự chủ trong việc ra quyết định và nâng cao tiếng nói. Nếu năm 2020 chỉ có 22% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thì đến năm 2022 là 23,8%

- Bảo hiểm xã hội và các chương trình an sinh xã hội: Các doanh nghiệp từ nhân đóng một vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hộ trên cả nước. Năm 2022 có 24% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

– Người tiêu dùng: Thực tế cho thấy, xét trên phương diện trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp tư nhân đã đóng vai trò quan trọng khi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng thông qua các chủng loại và chất lượng sản phẩm hàng hoá mà họ tạo ra.

– Vấn đề đạo đức: Nhiều chương trình đã được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện như: sử dụng nhiên liệu tái sinh, giảm khí thải công nghiệp, xây dựng các khi công nghiệp xanh và các hoạt động từ thiện vì cộng đồng

(Theo Hoàng Thị Thu Trang và cộng sự, Thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam Tạp chí Nguồn nhân lực và An sinh xã hội, 2023, số 20, trang 2 – 9

 a) Theo em, thông tin trên đề cập đến các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Em hãy tìm những ngữ liệu trong thông tin để làm rõ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội đó.

b) Em hãy chứng minh rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên sẽ mang lại ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội và bản thân doanh nghiệp

Lời giải:

Thông tin trên đề cập đến các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như sau:

- Trách nhiệm kinh tế:

"Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, đóng góp vào ngân sách nhà nước."

"Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 50,27% GDP và có xu hướng tăng lên."

- Trách nhiệm xã hội:

"Tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống."

"Đến năm 2022, số lao động đang làm việc trong khu vực tư nhân chiếm 85,3% tổng số lao động từ 1 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 47,2 triệu người."

"Doanh nghiệp tư nhân đã giúp phụ nữ Việt Nam tăng cường quyền tự chủ trong việc ra quyết định và nâng cao tiếng nói."

- Trách nhiệm đạo đức:

"Các doanh nghiệp tư nhân đóng một vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước."

"Nhiều chương trình đã được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện như: sử dụng nhiên liệu tái sinh, giảm khí thải công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp xanh và các hoạt động từ thiện vì cộng đồng."

- Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện:

"Nhiều chương trình đã được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện như... các hoạt động từ thiện vì cộng đồng."

b) Ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội:

- Tạo việc làm và giảm nghèo: Với việc tạo ra trung bình 567.000 việc làm mới mỗi năm, các doanh nghiệp tư nhân giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện điều kiện sống của người dân.

- Trao quyền kinh tế cho phụ nữ: Việc tăng tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp giúp nâng cao vị thế và quyền tự chủ của phụ nữ trong xã hội.

- Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội: Tăng số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội giúp bảo vệ người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Các doanh nghiệp tư nhân nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.

- Bảo vệ môi trường: Sử dụng nhiên liệu tái sinh, giảm khí thải công nghiệp, và xây dựng các khu công nghiệp xanh giúp bảo vệ môi trường và tạo ra môi trường sống lành mạnh cho cộng đồng.

Ý nghĩa cho bản thân doanh nghiệp:

- Nâng cao uy tín và hình ảnh: Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng.

- Thu hút nhân tài: Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội tốt thường thu hút được những nhân tài có tâm huyết và cam kết làm việc lâu dài.

- Tăng cường lòng trung thành của khách hàng: Khách hàng có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, từ đó giúp doanh nghiệp tăng cường lòng trung thành của khách hàng.

- Phát triển bền vững: Thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu rủi ro pháp lý và môi trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá