15 câu Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 8 (Cánh diều 2024) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

358

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Câu 1. Trong trường hợp sau, hành vi nào của ông C đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?

Trường hợp. Doanh nghiệp tư nhân của ông C mở cửa hàng kinh doanh đồ dùng gia đình sau khi được cơ quan đăng kí kinh doanh của tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông C không kê khai một số mặt hàng trong đồ dùng gia đình, nhưng cửa hàng của ông vẫn bán những mặt hàng này. Khi kê khai nộp thuế, ông đã không kê khai những mặt hàng mới này. Ông C cho rằng, mình không kê khai tính thuế như vậy là đúng, vì những mặt hàng này không nằm trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.

A. Kinh doanh mặt hàng ngoài giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.    

B. Kinh doanh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.

C. Kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật nghiêm cấm.

D. Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đáp án đúng là: A

Ông C đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh là: Kinh doanh mặt hàng ngoài giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Cụ thể: Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông C không kê khai một số mặt hàng trong đồ dùng gia đình, nhưng cửa hàng của ông vẫn bán những mặt hàng này.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng.  

B. Tự do kinh doanh bất kì ngành, nghề nào đem lại lợi nhuận.

C. Chỉ đạo người lao động thực hiện các hành vi trái pháp luật.

D. Toàn quyền quyết định về công việc, số phận của người lao động.

Đáp án đúng là: A

Quyền kinh doanh là quyền của công dân được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Công dân có quyền chủ động lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Công dân có quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề và địa bàn kinh doanh; có quyền tự chủ kinh doanh, được tự mình lựa chọn và quyết định hình thức góp vốn, cách thức huy động vốn, tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự mình quyết định việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 3. Nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. Kinh doanh đúng, ngành nghề theo yêu cầu của khách hàng.    

C. Chỉ kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

D. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Đáp án đúng là: B

Nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không bao gồm nội dung kinh doanh đúng, ngành nghề theo yêu cầu của khách hàng.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?

A. Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh.

B. Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác.

C. Trung thành với Tổ quốc và tham gia nghĩa vụ quân sự.  

D. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Đáp án đúng là: C

Công dân có các nghĩa vụ về kinh doanh như: tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác; kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng; thực hiện các quy định của pháp luật về quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội;...

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về nộp thuế?

A. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế.

B. Đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.  

C. Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

D. Giữ bí mật (trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế).

Đáp án đúng là: B

- Nghĩa vụ: đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn.

- Quyền:

+ Cung cấp thông tin để thực hiện quyền, nghĩa vụ nộp thuế;

+ Được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế;

+ Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế;...

Câu 6. Ở Việt Nam, ngành, nghề nào sau đây thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

A. Kinh doanh các dịch vụ đòi nợ.

B. Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.  

C. Kinh doanh động vật hoang dã.

D. Kinh doanh các chất ma túy.

Đáp án đúng là: B

Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Động vật hoang dã; các chất ma túy và các dịch vụ đòi nợ là ngành, nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh.

Câu 7. Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh H từ chối đề nghị của bà V đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà V đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà V luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà V không được cơ quan thuế tỉnh H chấp thuận.

A. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.  

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, cơ quan thuế tỉnh H không chấp nhận đề nghị của bà V được chậm nộp thuế là để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Khi sản xuất, kinh doanh, công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Trung thành với Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Đáp ứng tất cả nhu cầu về hoàng hóa/ dịch vụ của khách hàng.

C. Đặt lợi ích doanh nghiệp lên trên hết để tối ưu hóa lợi nhuận.

D. Tiến hành kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.  

Đáp án đúng là: D

Công dân có các nghĩa vụ về kinh doanh như: tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác; kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng; thực hiện các quy định của pháp luật về quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội;...

Câu 9. Chủ thể trong trường hợp sau đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân trong kinh doanh?

Trường hợp. Anh K và chị O là bạn thân của nhau. Gần đây, hai người quyết định kinh doanh để tăng thêm thu nhập. Anh K lựa chọn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, còn chị O muốn tận dụng lợi thế của gia đình nên đã đăng kí thành lập hộ kinh doanh thực phẩm sạch.

A. Quyền tự do kinh doanh của công dân.  

B. Nghĩa vụ tôn trọng lợi ích của người tiêu dùng.

C. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi sản xuất, kinh doanh.

D. Quyền khởi kiện của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Đáp án đúng là: A

Anh K và chị O đã thực hiện quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 10. Chủ thể trong trường hợp dưới đây đã thực hiện quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về nộp thuế?

Trường hợp. Sau khi nộp đủ các khoản tiền thuế theo quy định của pháp luật, anh T đã gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lí thuế địa phương xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và được cơ quan quản lí thuế gửi thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.

A. Quyền yêu cầu cơ quan quản lí thuế xác nhận việc nộp thuế.  

B. Ghi chép trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.

C. Quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế.

D. Quyền được kí hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Đáp án đúng là: A

Anh T đã thực hiện quyền yêu cầu cơ quan quản lí thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Câu 11. Trong tình huống sau, anh T đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền tự do kinh doanh?

Tình huống. Anh T đã đăng kí mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch và được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, gần đây thấy việc kinh doanh không mang lại nhiều lợi nhuận nên anh T đã bán thêm một số mặt hàng khác như rượu, bia, thuốc lá.

A. Kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật nghiêm cấm.

B. Buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp.

C. Kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

D. Buôn bán sản phẩm không có trong giấy phép kinh doanh.   

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, anh T đã có hành vi vi phạm là: buôn bán sản phẩm không có trong giấy phép kinh doanh. Cụ thể: giấy phép kinh doanh của cửa hàng anh T là: thực phẩm sạch. Tuy nhiên, anh T đã bán thêm một số mặt hàng khác như rượu, bia, thuốc lá.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Tự do kinh doanh bất kì ngành, nghề nào đem lại lợi nhuận.  

B. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng.

C. Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn kinh doanh.

D. Tự mình quyết định việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động.

Đáp án đúng là: A

Quyền kinh doanh là quyền của công dân được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Công dân có quyền chủ động lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Công dân có quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề và địa bàn kinh doanh; có quyền tự chủ kinh doanh, được tự mình lựa chọn và quyết định hình thức góp vốn, cách thức huy động vốn, tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự mình quyết định việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 13. Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh?

A. Doanh nghiệp B nhập lậu các linh kiện điện tử để bán cho khách hàng.

B. Để tăng lợi nhuận, bà X nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán.

C. Anh B bán các sản phẩm có chất lượng tốt, sản xuất bởi các công ty uy tín.  

D. Chị M nhờ anh G đứng tên thay trên hồ sơ đăng kí kinh doanh.

Đáp án đúng là: C

- Trong các trường hợp trên, anh B không vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh.

Câu 14. Theo Điều 6, Luật Đầu tư năm 2020, ngành, nghề nào sau đây bị cấm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam?

A. Kinh doanh pháo nổ.  

B. Kinh doanh các thiết bị điện tử.

C. Kinh doanh các mặt hàng nông sản.

D. Kinh doanh vật liệu xây dựng.

Đáp án đúng là: A

Theo Điều 6, Luật Đầu tư năm 2020, có 8 ngành, nghề bị nghiêm cấm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, là: Kinh doanh các chất ma tuý ...; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật,…; kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên ...;  Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh

- Quyền kinh doanh là quyền của công dân được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

+ Công dân có quyền chủ động lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

+ Công dân có quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề và địa bàn kinh doanh;

+ Công dân có quyền tự chủ kinh doanh, được tự mình lựa chọn và quyết định hình thức góp vốn, cách thức huy động vốn, tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự mình quyết định việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

- Cùng với quyền kinh doanh là nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

+ Công dân phải tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh;

+ Phải kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và chỉ được kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

+ Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người tiêu dùng, kê khai đúng và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn;

+ Thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường, tuân thủ đầy đủ các quy định về quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

2. Quyền và nghĩa vụ nộp thuế của công dân

- Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.

- Người nộp thuế có quyền:

+ Được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ về thuế;

+ Được giữ bí mật về thuế, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ thuế; quan

+ Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế có nghĩa vụ:

+ Kê khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế, tiền thuế đầy đủ, đúng hạn;

+ Chấp hành các quyết định của cơ quan quản lí nhà nước về kiểm tra, thanh tra thuế;

+ Thực hiện đầy đủ các quy định khác của pháp luật về thuế.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

3. Thực hiện pháp luật về kinh doanh và nộp thuế

- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh và nộp thuế bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế là hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần và sức khoẻ của người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, gây khó khăn cho hoạt động quản lí kinh tế - xã hội của Nhà nước, làm thất thu cho ngân sách và thiệt hại kinh tế của đất nước.

- Người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 12 Cánh diều Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Trắc nghiệm Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Trắc nghiệm Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá