Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 8 (Cánh diều): Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

138

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Mở đầu trang 56 KTPL 12: Em hãy nêu một số quyền và nghĩa vụ kinh doanh mà em biết.

Lời giải:

- Công dân có các quyền về kinh doanh như:

+ Quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

+ Quyền bình đẳng về kinh doanh;

+ Có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh;

- Công dân có các nghĩa vụ về kinh doanh như:

+ Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh;

+ Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác;

+ Kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật;

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh

Câu hỏi trang 59 KTPL 12: Ở trường hợp trên, anh Tuấn đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh như thế nào?

Lời giải:

Ở trường hợp trên, anh Tuấn đã thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh. Cụ thể là:

+ Kê khai đầy đủ nội dung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp;

+ Ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty;

+ Nộp thuế đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

Câu hỏi trang 59 KTPL 12: Các nhân vật trong tình huống 1 và 2 đã thực hiện nghĩa vụ về kinh doanh như thế nào? Nếu việc thực hiện từng nghĩa vụ cụ thể.

Lời giải:

- Trong tình huống 1, ông C đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của người kinh doanh. Cụ thể:

+ Khi làm hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp đã không kê khai một số mặt hàng kinh doanh là đồ dùng gia đình, nhưng cửa hàng vẫn bán những mặt hàng này

+ Không kê khai đầy đủ các mặt hàng hóa tính thuế như cửa hàng đã bán hằng ngày.

- Trong tình huống 2, hộ kinh doanh của bà M đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của người kinh doanh, biểu hiện không trung thực trong kinh doanh. Cụ thể:

+ Khi đăng kí kinh doanh, bà M chỉ có giấy phép kinh doanh mặt hàng rượu nội, bia và nước giải khát các loại.

+ Khi bán hàng, bà M lại bán thêm rượu ngoại và các loại trà, thuốc lá là những mặt hàng hộ kinh doanh của bà M chưa kê khai đăng kí khi nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh.

2. Quyền và nghĩa vụ nộp thuế của công dân

Câu hỏi trang 60 KTPL 12: Trong trường hợp trên, anh An đã được hưởng quyền nào của người nộp thuế và đã thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế như thế nào?

Lời giải:

- Trong trường hợp, anh An đã hưởng quyền của người nộp thuế: được cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến quyền và nghĩa vụ nộp thuế.

- Anh An đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế, cụ thể: Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kế toán, thống kê, ghi chép đầy đủ doanh số bán hàng, kê khai đầy đủ, kịp thời, chính xác số tiền thuế phải nộp, đóng thuế đầy đủ và đúng hạn.

Câu hỏi trang 60 KTPL 12: Trong tình huống, ông V đã vi phạm nghĩa vụ nào của người kinh doanh?

Lời giải:

Trong tình huống, ông V đã vi phạm nghĩa vụ nộp thuế của người kinh doanh. Cụ thể: ông V đã kê khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ hoạt động bán hàng hằng ngày mà phát sinh nghĩa vụ thuế, với mục đích để giảm doanh số bán hàng và đã giảm số tiền thuế phải nộp.

3. Thực hiện pháp luật về kinh doanh và nộp thuế

Câu hỏi trang 61 KTPL 12: Trong tình huống 1, anh Quang đã thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh như thế nào? Vì sao anh Quang đã làm như vậy?

Lời giải:

Anh Quang đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người kinh doanh, bán hàng đúng như đã đăng kí kinh doanh; không bán thêm hàng khác khi chưa đăng kí thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh.

Câu hỏi trang 61 KTPL 12: Trong tình huống 2, ông D đã vi phạm nghĩa vụ nào của người kinh doanh? Vi phạm như thế nào?

Lời giải:

Ông D đã vi phạm nghĩa vụ nộp thuế của người kinh doanh, cụ thể: đã kê khai không đúng, đầy đủ số tiền thuế phải nộp và không nộp thuế đúng thời hạn.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 62 KTPL 12: Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh trong mỗi trường hợp dưới đây:

a. Ông A mở rộng thị trường kinh doanh ngoài thị trường truyền thống của mình nhưng không báo cáo với cơ quan đăng kí kinh doanh.

b. Bà C tự thuê, tuyển nhân viên cho công ty tư nhân của mình, không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

c. Ông D đăng kí thay đổi ngành, nghề kinh doanh với cơ quan đăng kí kinh doanh.

d. Công ty ông K tự sản xuất hàng hoá khác ngoài các hàng hoá đã đăng kí kinh doanh.

Lời giải:

- Trường hợp a. Ông A mở rộng thị trường kinh doanh ngoài thị trường truyền thống của mình nhưng không báo cáo với cơ quan đăng kí kinh doanh là việc làm đúng pháp luật, vì mở rộng thị trường kinh doanh là quyền tự chủ kinh doanh, quyền quan trọng của công dân trong kinh doanh.

- Trường hợp b. Bà C tự thuê, tuyển nhân viên cho doanh nghiệp tư nhân của mình, không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền là việc làm đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp có quyền tự mình quyết định việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp c. Ông D đăng kí thay đổi ngành, nghề kinh doanh với cơ quan đăng kí kinh doanh là việc làm đúng pháp luật. Pháp luật cho phép người kinh doanh thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh khác với ngành, nghề đã đăng kí khi làm hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp, nhưng phải đăng kí thay đổi với cơ quan đăng kí kinh doanh.

- Trường hợp d. Pháp luật cho phép người kinh doanh thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh khác với ngành, nghề đã đăng kí kinh doanh, nhưng phải đăng kí thay đổi với cơ quan đăng kí kinh doanh. Trong trường hợp này, ông K tự sản xuất hàng khác ngoài hàng hoa đã đăng kí kinh doanh là việc làm trái pháp luật.

Luyện tập 2 trang 62 KTPL 12: Được sự giúp đỡ ban đầu của gia đình về vốn, chị Hà quyết định kinh doanh theo hình thức không đăng kí thành lập doanh nghiệp mà đăng kí thành lập hộ kinh doanh. Chị Hà lập hồ sơ đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện và được cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh. Chị Hà mở cửa hàng chuyên bán hàng tiêu dùng thông dụng cho nhân dân trong khu phố. Từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh, chị Hà chủ động thuê tuyển nhân viên bán hàng, thuê người vận chuyển hàng hoá cho cửa hàng của mình, tự quyết định nhập và bán các mặt hàng đã đăng kí kinh doanh.

Em hãy cho biết chị Hà đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về kinh doanh như thế nào.

Lời giải:

- Chị Hà đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh. Chị đã:

+ Sử dụng quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thông qua việc đăng kí tại cơ quan nhà nước về đăng kí kinh doanh;

+ Chủ động thuê tuyển nhân viên bán hàng; thuê lao động vận chuyển hàng hóa;

+ Tự quyết định bán các hàng hoa đã được cấp giấy phép kinh doanh.

Luyện tập 3 trang 63 KTPL 12: Bà H là chủ hộ kinh doanh, đăng kí và mở cửa hàng kinh doanh nước giải khát, bia. Khi mở cửa hàng, bà H lại bán thêm rượu và thuốc lá nhưng không đăng kí bổ sung mặt hàng kinh doanh với cơ quan đăng kí kinh doanh. Khi kê khai thuế, bà H không kê khai rượu và thuốc lá vì cho rằng những hàng hoá này không có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh.

Bà H có thực hiện đúng nghĩa vụ của người kinh doanh không? Thực hiện như thế nào?

Lời giải:

- Bà H không thực hiện đúng nghĩa vụ của người kinh doanh. Cụ thể:

+ Bán thêm mặt hàng rượu và thuốc lá nhưng không đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng kí kinh doanh.

+ Không kê khai đầy đủ hàng hoa mua bán hằng ngày để giảm số tiền thuế đáng lí phải nộp.

Luyện tập 4 trang 63 KTPL 12: Anh S có bằng cao đẳng về bảo vệ thực vật, quyết định kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sau khi được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh. Sau một thời gian kinh doanh có lãi, anh S đã tự tìm mua thuốc thú y và bán cho khách hàng quen. Anh S cho rằng mình đã có bằng cấp chuyên môn về bảo vệ thực vật thì có quyền kinh doanh thuốc thú y mà không cần bằng cấp về thuốc thú y.

Em hãy cho biết hành vi mua bán thuốc thủy của anh S có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không. Giải thích vì sao.

Lời giải:

- Hành vi mua bán thuốc thú y của anh S là trái pháp luật, không phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh. Vì:

+ Anh S được cấp giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nhưng lại bán thêm thuốc thú y là vi phạm quy định về đăng kí thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh.

+ Hơn nữa, thuốc thú y là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, chỉ những người đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được kinh doanh.

Luyện tập 5 trang 63 KTPL 12: Bà Quyên là Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, mở cửa hàng bán đồ dùng gia đình sau khi được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Từ khi thành lập doanh nghiệp, bà Quyên tự đầu tư vốn, tự thuê người bán hàng. Doanh số bán hàng hằng ngày của cửa hàng được kê khai đầy đủ, chính xác; đến hạn nộp thuế, bà Quyên tự giác kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ. Sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, bà Quyên tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vốn đầu tư của bà Quyên được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, nhưng lại không đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh.

Bà Quyên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh doanh của mình như thế nào?

Lời giải:

- Bà Quyên đã thực hiện đúng pháp luật trong kinh doanh khi thực hiện tự chủ trong việc tự đầu tư vốn, thuê người bán hàng; trong quá trình kinh doanh đã kê khai đầy đủ nghĩa vụ phát sinh thuế, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.

- Việc tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Nhưng bà Quyên lại không thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân khi tăng vốn đầu tư.

Luyện tập 6 trang 63 KTPL 12: Bà Quyên là Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, mở cửa hàng bán đồ dùng gia đình sau khi được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Từ khi thành lập doanh nghiệp, bà Quyên tự đầu tư vốn, tự thuê người bán hàng. Doanh số bán hàng hằng ngày của cửa hàng được kê khai đầy đủ, chính xác; đến hạn nộp thuế, bà Quyên tự giác kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ. Sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, bà Quyên tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vốn đầu tư của bà Quyên được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, nhưng lại không đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh.

Bà Quyên có cần đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh khi tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp mình hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Bà Quyên cần đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh khi tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp mình. Vì:

+ Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

+ Theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trường hợp doanh nghiệp tư nhân thay đổi vốn đầu tư dù tăng hay giảm thì đều phải đăng kí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp với Cơ quan đăng kí kinh doanh.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 63 KTPL 12: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Infographic về những ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh

Vận dụng 2 trang 63 KTPL 12: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu và chia sẻ cùng các bạn trong lớp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nộp thuế của công dân ở nơi em sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tại Huyện Thanh Oai, Hà Nội, mọi người đều chấp hành tốt quy định về nộp thuế, và đây là một điều rất đáng tự hào.

- Thực hiện quyền nộp thuế:

+ Các cơ quan thuế địa phương tại Huyện Thanh Oai, Hà Nội thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết để mọi người hiểu rõ về quyền lợi của mình trong quá trình nộp thuế.

+ Mọi người có quyền được giữ bí mật về thông tin cá nhân liên quan đến thuế, và các cơ quan thuế luôn đảm bảo sự riêng tư và bảo mật thông tin.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế:

+ Mọi người tại Huyện Thanh Oai, Hà Nội đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kê khai thuế đầy đủ, trung thực và đúng hạn.

+ Cộng đồng luôn đảm bảo nộp đầy đủ tiền thuế theo quy định của pháp luật, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triển cộng đồng.

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình

Bài 8. Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12. Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá