Giải SGK Địa Lí 12 Bài 22 (Cánh diều): Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1.2 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Giải Địa lí 12 trang 115

Mở đầu trang 115 Địa Lí 12Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Vậy lãnh thổ có các thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển các ngành kinh tế biển? Việc phát triển các ngành kinh tế biển và ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng ra sao?

Lời giải:

- Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú, hệ sinh thái biển đảo đa dạng, nhiều vũng vịnh đầm phá; đường bờ biển dài, vũng vịnh kín gió; nhiều bãi biển đẹp, các đảo; khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, muối; năng lượng tái tạo.

- Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội: quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại; chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển; tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh; lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời.

- Các hạn chế: nhiều thiên tai, cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Việc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển đảo, khai thác khoáng sản biển.

- Ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng: nâng cao vị thế, khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, củng cố - hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của vùng và cả nước.

I. Khái quát

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 12Dựa vào thông tin và hình 22.1 hãy:

- Trình bày vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dựa vào thông tin và hình 22.1 hãy Trình bày vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ

Lời giải:

- Vị trí địa lí: là bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; giáp Lào và Biển Đông. Nằm gần tuyến hàng hải quốc tế.

- Phạm vi lãnh thổ: gồm các tỉnh và TP trực thuộc TW là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên khoảng 44,5 nghìn km2, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa; có 4 huyện đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý.

Câu hỏi trang 116 Địa Lí 12Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày khái quát về dân số của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

- Năm 2021 có hơn 9,4 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,96%. Dân số nhóm tuổi 15 – 64 tuổi chiếm 65,4%.

- Mật độ dân số là 211 người/km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm 40,7% cơ cấu dân số.

- Có nhiều dân tộc sinh sống (Kinh, Chăm, Ra Glai, Gié Triêng,…), lịch sử hình thành lâu đời tạo nên nét đặc sắc văn hóa và truyền thống sản xuất đặc trưng.

II. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các kinh tế biển

Câu hỏi trang 118 Địa Lí 12Dựa vào thông tin và hình 22.1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế để phát triển các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dựa vào thông tin và hình 22.1 hãy phân tích thế mạnh và hạn chế để phát triển các ngành kinh tế biển

Lời giải:

- Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

+ Vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú; nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn; hệ sinh thái vùng biển, đảo đa dạng; nhiều vũng vịnh, đầm phá => tiềm năng lớn phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, các bán đảo, vũng vịnh kín gió, gần với tuyến đường biển quốc tế => điều kiện xây dượng cảng biển, thúc đẩy giao thông vận tải biển.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển nổi tiếng, các đảo => phát triển nhiều loại hình du lịch biển đảo.

+ Khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; cát thủy tinh, ti-tan ven biển; sản xuất muối => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

- Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Quy mô dân số lớn, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó và trình độ ngày càng được nâng cao.

+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật ngày càng hiện đại; khoa học – công nghệ được đổi mới theo hướng chuyên môn hóa phục vụ sản xuất, đời sống.

+ Nhiều chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển được chú trọng gắn với các hoạt động kinh tế của người dân tại địa phương.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh, hình thành các đô thị ven biển => hấp dẫn các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời với nhiều nét đặc sắc về văn hóa và truyền thống sản xuất của cộng đồng các dân tộc, các tài nguyên văn hóa vùng biển, đảo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

- Các hạn chế:

+ Có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất và đời sống.

+ Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội.

III. Phát triển các ngành kinh tế biển

Câu hỏi trang 120 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 22.2, hãy phân tích sự phát triển các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dựa vào thông tin và hình 22.2 hãy phân tích sự phát triển các ngành kinh tế biển

 

Lời giải:

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển:

+ Là ngành phát triển sớm, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nổi bật là khai thác hải sản, giá trị sản xuất và sản lượng khai thác liên tục tăng.

+ Cá biển chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng khai thác, một số loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá mú. Các hoạt động như chế biến và bảo quản hải sản đông lạnh, hải sản khô, nước mắm được phát triển hầu khắp địa phương.

+ Đầu tư đội tàu công suất lớn với máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.

- Giao thông vận tải biển:

+ Giữ vai trò quan trọng, tạo ra các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Nhiều cảng biển được xây dựng, tương lai cảng Vân Phong là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất cả nước.

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển của giao thông đường biển rất lớn, năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn khối lượng hàng hóa vận chuyển.

+ Từ cảng biển của vùng hình thành các tuyến đường biển nội địa đến các vùng của nước ta, các tuyến đường biển quốc tế đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Du lịch biển đảo:

+ Du lịch biển đảo rất phát triển với nhiều hoạt động du lịch gắn với khai thác tài nguyên vùng biển đảo. Các sản phẩm du lịch nổi bật: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.

+ Lượng khách du lịch tăng lên khá nhanh, hàng năm du lịch biển đảo thu hút khoảng 11,4 triệu lượt khách quốc tế và 19,4% lượt khách nội địa so với cả nước. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm khoảng 12,5% cả nước.

+ Một số điểm, khu du lịch biển đảo nổi tiếng: Sơn Trà, Mỹ Khê, Cù Lao Chàm,…

- Khai thác khoáng sản biển:

+ Khai thác muối với sản lượng đứng đầu cả nước, hình thành các cánh đồng muối nổi tiếng (Sa Huỳnh, Cà Ná), ngoài ra còn có: cát thủy tinh, ti-tan, khí tự nhiên.

+ Nhà máy lọc dầu Dung Quất là trung tâm chế biến dầu khí lớn của cả nước, có ý nghĩa quan trọng trong tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ khi khai thác tài nguyên khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa.

IV. Hướng phát triển kinh tế biển

Giải Địa lí 12 trang 121

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày hướng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và bền vững.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt với nước láng giềng Lào và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

- Đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa biển đảo; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội vùng biển đảo gắn bó, thân thiện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển, đảo.

- Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và biển, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

V. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với an ninh quốc phòng

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 12Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Lấy ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Ví dụ: hoạt động giao thông vận tải biển góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ví dụ: các ngư trường truyền thống ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ bao đời nay là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Là nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Ví dụ: hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đồng thời cũng là hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của vùng cũng như của Việt Nam.

Luyện tập & Vận dụng (trang 121)

Luyện tập 1 trang 121 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 22, hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển trong tổng sản lượng hải sản khai thác ở Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021. Nhận xét.

Dựa vào bảng 22 hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 22 hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển

- Nhận xét: Nhìn chung tổng sản lượng hải sản khai thác ở Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2010 – 2021 tăng liên tục, trong đó sản lượng cá biển khai thác luôn chiếm sản lượng nhiều nhất và cũng tăng liên tục trong giai đoạn này, cụ thể:

+ Tổng sản lượng hải sản khai thác tăng từ 707,1 nghìn tấn năm 2010 lên 1167,9 nghìn tấn năm 2021.

+ Sản lượng cá biển tăng từ 516,9 nghìn tấn năm 2010 lên 966 nghìn thấn năm 2021.

Vận dụng 2 trang 121 Địa Lí 12: Hãy thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một điểm du lịch hoặc một cảng biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

Cảng quốc tế Nam Vân Phong là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng nằm ở phía Nam khu kinh tế Vân Phong, đây là vùng trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng Quốc tế Nam Vân Phong nằm liền kề với Khu Công nghiệp Ninh Thủy và các tuyến đường vận tải hàng hóa bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27; cách sân bay Cam Ranh 75km, sân bay Tuy Hòa 85km, Buôn Ma Thuột 145km… đã tạo nên lợi thế thuận tiện cho lưu thông hàng hóa. Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu bến Nam Vân Phong có chức năng: Phục vụ trực tiếp Khu Kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/khí, hàng rời; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, đón cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đẩy mạnh vai trò trung tâm logistics, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Bài 23. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Bài 24. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

Bài 25. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng song Cửu Long

Bài 26. Thực hành: Tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng song Cửu Long và các giải pháp ứng phó

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

I. KHÁI QUÁT

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Vị trí địa lí: là bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; giáp vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; giáp Lào và Biển Đông. Nằm gần tuyến hàng hải quốc tế.

- Phạm vi lãnh thổ: gồm các tỉnh và TP trực thuộc TW là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên khoảng 44,5 nghìn km2, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa; có 4 huyện đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý.

2. Dân số

- Năm 2021 có hơn 9,4 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,96%. Dân số nhóm tuổi 15 – 64 tuổi chiếm 65,4%.

- Mật độ dân số là 211 người/km2, tỉ lệ dân thành thị chiếm 40,7% cơ cấu dân số.

- Có nhiều dân tộc sinh sống (Kinh, Chăm, Ra Glai, Gié Triêng,…), lịch sử hình thành lâu đời tạo nên nét đặc sắc văn hóa và truyền thống sản xuất đặc trưng.

II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC KINH TẾ BIỂN

a) Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú; nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn; hệ sinh thái vùng biển, đảo đa dạng; nhiều vũng vịnh, đầm phá => tiềm năng lớn phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, các bán đảo, vũng vịnh kín gió, gần với tuyến đường biển quốc tế => điều kiện xây dượng cảng biển, thúc đẩy giao thông vận tải biển.

- Có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển nổi tiếng, các đảo => phát triển nhiều loại hình du lịch biển đảo.

- Khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa; cát thủy tinh, ti-tan ven biển; sản xuất muối => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiềm năng lớn phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

b) Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội

- Quy mô dân số lớn, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó và trình độ ngày càng được nâng cao.

- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật ngày càng hiện đại; khoa học – công nghệ được đổi mới theo hướng chuyên môn hóa phục vụ sản xuất, đời sống.

- Nhiều chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển được chú trọng gắn với các hoạt động kinh tế của người dân tại địa phương.

- Tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh, hình thành các đô thị ven biển => hấp dẫn các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

- Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời với nhiều nét đặc sắc về văn hóa và truyền thống sản xuất của cộng đồng các dân tộc, các tài nguyên văn hóa vùng biển, đảo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

c) Hạn chế

- Có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất và đời sống.

- Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội.

III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Khai thác tài nguyên sinh vật biển

- Là ngành phát triển sớm, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nổi bật là khai thác hải sản, giá trị sản xuất và sản lượng khai thác liên tục tăng.

- Cá biển chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng khai thác, một số loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá mú. Các hoạt động như chế biến và bảo quản hải sản đông lạnh, hải sản khô, nước mắm được phát triển hầu khắp địa phương.

- Đầu tư đội tàu công suất lớn với máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.

2. Giao thông vận tải biển

- Giữ vai trò quan trọng, tạo ra các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Nhiều cảng biển được xây dựng, tương lai cảng Vân Phong là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất cả nước.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển của giao thông đường biển rất lớn, năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn khối lượng hàng hóa vận chuyển.

- Từ cảng biển của vùng hình thành các tuyến đường biển nội địa đến các vùng của nước ta, các tuyến đường biển quốc tế đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

3. Du lịch biển đảo

- Du lịch biển đảo rất phát triển với nhiều hoạt động du lịch gắn với khai thác tài nguyên vùng biển đảo. Các sản phẩm du lịch nổi bật: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.

- Lượng khách du lịch tăng lên khá nhanh, hàng năm du lịch biển đảo thu hút khoảng 11,4 triệu lượt khách quốc tế và 19,4% lượt khách nội địa so với cả nước. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm khoảng 12,5% cả nước.

- Một số điểm, khu du lịch biển đảo nổi tiếng: Sơn Trà, Mỹ Khê, Cù Lao Chàm,…

4. Khai thác khoáng sản biển

- Khai thác muối với sản lượng đứng đầu cả nước, hình thành các cánh đồng muối nổi tiếng (Sa Huỳnh, Cà Ná), ngoài ra còn có: cát thủy tinh, ti-tan, khí tự nhiên.

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất là trung tâm chế biến dầu khí lớn của cả nước, có ý nghĩa quan trọng trong tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ khi khai thác tài nguyên khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa.

IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

- Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và bền vững.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển.

- Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt với nước láng giềng Lào và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

- Đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa biển đảo; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội vùng biển đảo gắn bó, thân thiện; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển, đảo.

- Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và biển, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

V. Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG

- Góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định. Ví dụ: hoạt động giao thông vận tải biển góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Ví dụ: các ngư trường truyền thống ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ bao đời nay là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Là nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Ví dụ: hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đồng thời cũng là hoạt động bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của vùng cũng như của Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá