Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Câu 1. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là
A. địa hình có sự phân bậc.
B. khí hậu có sự phân hóa.
C. thiếu nước vào mùa khô.
D. tầng phong hóa đất sâu.
Chọn C
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là khí hậu có sự phân mùa sâu sắc, mùa khô kéo dài gây hạn hán dẫn đến thiếu nước trầm trọng.
Câu 2. Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở Tây Nguyên là
A. cà phê, cao su, hồi.
B. cà phê, cao su, chè.
C. cà phê, cao su, dừa.
D. cà phê, cao su, quế.
Chọn B
Cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng. Một số cây công nghiệp chính là cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, điều, mắc ca, ca cao,...
Câu 3. Ở Tây Nguyên cây cà phê chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?
A. Kon Tum.
B. Đắk Nông.
C. Gia Lai.
D. Lâm Đồng.
Chọn D
Lâm Đồng là tỉnh ở Tây Nguyên có diện tích cây chè lớn nhất nước ta, các nhà máy chế biến chè trong vùng tập trung ở Lâm Đồng và Gia Lai. Nguyên nhân chủ yếu do địa hình cao, mát mẻ thích hợp với điều kiện sinh thái của cây chè.
Câu 4. Tỉnh nào sau đây của vùng Tây Nguyên nằm ở biên giới giữa ba quốc gia Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Lâm Đồng.
D. Đắk Nông.
Chọn A
Tỉnh của Tây Nguyên nằm ở biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là tỉnh Kon Tum.
Câu 5. Tây Nguyên giáp với
A. vùng biển rộng lớn.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. nước bạn Trung Quốc.
Chọn B
Vùng giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia, giáp với các vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế, giao thương trong nước và thế giới.
Câu 6. Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên ?
A. Gia Lai, Kon Tum.
B. Kon Tum, Đắk Lắk.
C. Đắk Lắk, Lâm Đồng.
D. Lâm Đồng, Gia Lai.
Chọn D
Diện tích năm 2021 của vùng Tây Nguyên chiếm gần 9% diện tích chè của cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng. Hiện nay, vùng đã ứng dụng công nghệ mới trong trồng, chăm sóc và chế biến chè. Các nhà máy chế biến chè trong vùng tập trung ở Lâm Đồng và Gia Lai.
Câu 7. Cây công nghiệp nào sau đây quan trọng số một ở vùng Tây Nguyên?
A. Cao su.
B. Chè.
C. Cà phê.
D. Điều.
Chọn C
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Năm 2021, vùng chiếm khoảng 90% diện tích và 94% sản lượng cà phê của cả nước. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk.
Câu 8. Tỉnh/thành phố nào sau đây được mệnh danh “thủ phủ cà phê” của Việt Nam?
A. Lâm Đồng.
B. Kon Tum.
C. Đắk Nông.
D. Đắk Lắk.
Chọn D
Được mệnh danh "thủ phủ cà phê" Việt Nam, Đắk Lắk hiện có hơn 200 000 ha diện tích trồng cà phê, cho sản lượng khoảng 450 000 tấn mỗi năm, dẫn đầu cả nước. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, cà phê chiếm thế độc tôn trong cơ cấu cây trồng Đắk Lắk, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh này ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu 9. Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?
A. Than bùn.
B. Bô-xít.
C. Đá quý.
D. Sắt.
Chọn B
Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước (khoảng 8,2 tỉ tấn), chiếm gần 90% trữ lượng cả nước, phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắk Nông.
Câu 10. Ở vùng Tây Nguyên, khoáng sản bô-xít tập trung chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây?
A. Lâm Đồng, Đắk Nông.
B. Đắk Nông, Kon Tum.
C. Kon Tum, Lâm Đồng.
D. Đắk Lắk, Đắk Nông.
Chọn B
Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước (khoảng 8,2 tỉ tấn), chiếm gần 90% trữ lượng cả nước, phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng, Đắk Nông.
Câu 11. Ở nước ta hiện nay, vùng nào sau đây không giáp với biển Đông?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ.
Chọn B
Ở nước ta hiện nay, có vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với biển Đông.
Câu 12. Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc
A. Chăm, Hoa.
B. Tày, Nùng.
C. Xơ-đăng, Ê Đê.
D. Thái, Mông.
Chọn C
Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Xơ-đăng, Ba Na, Gia-rai, Ê Đê, Cơ-ho, Kinh, Mường, HMông,...
Câu 13. Nhà máy thủy điện nào sau đây ở Tây Nguyên có công suất lớn nhất?
A. Sê San 4.
B. Yaly.
C. Buôn Kuốp.
D. Đồng Nai 3.
Chọn B
Trên lưu vực sông Sê San đã có các nhà máy lớn như: Ialy (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 3A (108 MW), Sê San 4 (360 MW),... Trên lưu vực sông Srêpôk có các nhà máy thủy là Buôn Kuốp (280 MW), Srêpôk 3 (220 MW), Srêpôk 4 (80 MW), Buôn Tua Srah (86 MW),... Trên sông Đồng Nai có các nhà máy thủy điện là Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW),...
Câu 14. Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là
A. Tân Rai.
B. Buôn Đôn.
C. Đà Lạt.
D. Yok Đôn.
Chọn C
Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là Đà Lạt (Lâm Đồng).
Câu 15. Việc làm thủy lợi ở vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do
A. đất tơi xốp, tầng phong hóa sâu.
B. sự phân mùa của khí hậu sâu sắc.
C. độ dốc địa hình lớn, nhiều bão.
D. số giờ nắng nhiều, địa hình dốc.
Chọn A
Việc làm thủy lợi ở vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn chủ yếu do đất tơi xốp, tầng phong hóa sâu và khả năng giữ nước kém.
Câu 16. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đồng Nai.
D. Đắk Lắk.
Chọn C
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Diện tích của vùng năm 2021 là 54,5 nghìn km2. Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Câu 17. Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Phú Yên.
B. Khánh Hòa.
C. Đồng Nai.
D. Đắk Nông.
Chọn D
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Diện tích của vùng năm 2021 là 54,5 nghìn km2. Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Câu 18. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng do
A. gần với Đông Nam Bộ và diện tích rộng.
B. biên giới kéo dài với Lào và Cam-pu-chia.
C. tiếp giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. tập trung nhiều ba-dan xếp tầng rộng lớn.
Chọn B
Tây Nguyên có biên giới kéo dài với cả Lào và Cam-pu-chia -> có vị trí đặc biệt quan trọng không chủ về quốc phòng an ninh mà còn trong phát triển kinh tế và giao thương thế giới.
Câu 19. Tây Nguyên không tiếp giáp với
A. nước láng giềng Lào.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Chọn D
Vùng giáp với hai nước láng giềng là Lào và Cam-pu-chia, giáp với các vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế, giao thương trong nước và thế giới.
Câu 20. Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là
A. đầu tư các nhà máy quy mô rộng.
B. không làm thu hẹp diện tích rừng.
C. xây dựng mạng lưới giao thông.
D. mở rộng hợp tác với nước ngoài.
Chọn B
Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là không lấn rừng nhằm đảm bảo diện tích rừng tự nhiên hiện có và không làm thu hẹp diện tích rừng.
Câu 21. Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Mực nước ngầm bị hạ thấp.
B. Mất nơi sinh sống động vật.
C. Tăng độ mặn trong đất.
D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.
Chọn C
Sự suy thoái và suy giảm diện tích rừng đã gây nên tình trạng hạ thấp mực nước ngầm vào mùa khô, mất nơi cư trú của nhiều loài động vật và suy giảm nguồn lợi gỗ quý, giá trị kinh tế cao.
Câu 22. Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là
A. phân bố dân cư và nguồn lao động.
B. hạn chế di cư, phát triển lâm nghiệp.
C. giao đất, giao rừng cho người dân.
D. tăng khai thác và xuất khẩu gỗ tròn.
Chọn C
Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là giao đất, giao rừng cho người dân.
Câu 23. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí do
A. sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.
B. nhiều hồ có nước quanh năm, các sông lớn.
C. các sông có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn.
D. lưu lượng nước sông lớn, mưa quanh năm.
Chọn B
Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí chủ yếu do các con sông ở vùng này chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.
Câu 24. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?
A. Nguồn nước tưới vào mùa khô.
B. Sử dụng cho mục đích du lịch.
C. Hạn chế phát triển công nghiệp.
D. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Chọn C
Xây dựng các hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên không chỉ mang lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô mà còn sử dụng cho mục đích du lịch sinh thái và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 25. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
A. có nền văn hóa rất đa dạng.
B. trình độ lao động hạn chế.
C. có nhiều dân tộc sinh sống.
D. hạ tầng đô thị dần hiện đại.
Chọn B
Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người với tập quán sản xuất truyền thống, di canh di cư. Cùng với đó một nguồn lao động lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc di cư đến (chủ yếu là hoạt động trong ngành nông nghiệp truyền thống). Vì vậy, có thể nói khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là nguồn lao động hạn chế về trình độ, chuyên môn kĩ thuật.
Câu 26. Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn
B. nhiều sông ngòi với lưu lượng lớn.
C. mưa lớn quanh năm, nền đá cứng.
D. nền địa chất ổn định, đất đa dạng.
Chọn A
Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau và nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào -> Tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn -> mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
Câu 27. So với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu do
A. khí hậu khô nóng, nhiều đồng cỏ.
B. nhiều đồng cỏ tự nhiên, đất rộng.
C. người dân kinh nghiệm chăn nuôi.
D. cơ sở thức ăn công nghiệp rất tốt.
Chọn A
Do đặc điểm sinh thái của bò thích nghi với khí hậu ấm hơn trâu nên so với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu.
Câu 28. Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây khác với Đông Nam Bộ?
A. Chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam.
B. Có một mùa mưa và một mùa khô rất rõ rệt.
C. Khí hậu ở vùng mang tính chất cận xích đạo.
D. Khí hậu có sự phân hóa mạnh theo độ cao.
Chọn D
So với vùng Đông Nam Bộ, khí hậu vùng Tây Nguyên có sự thay đổi theo độ cao -> Điều kiện để vùng Tây Nguyên phát triển các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Câu 29. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ cùng có chung một đặc điểm là
A. có nhiều điều kiện phát triển hải sản.
B. là hai vùng duy nhất không giáp biển.
C. diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất nước.
D. dẫn đầu cả nước về khoáng sản bô-xít.
Chọn B
Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ cùng có chung một đặc điểm là có nhiều các cơ sở lớn về thủy điện và là hai vùng duy nhất không giáp biển.
Câu 30. Đặc điểm tự nhiên gây ra nhiều khó khăn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là
A. sương muối, sương giá.
B. lượng mưa ít trong năm.
C. mùa khô sâu sắc và kéo dài.
D. địa hình phân bậc mạnh.
Chọn C
Đặc điểm tự nhiên gây ra nhiều khó khăn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là mùa khô sâu sắc và kéo dài gây ra thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu trầm trọng.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Đang cập nhật...
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Trắc nghiệm Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Trắc nghiệm Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trắc nghiệm Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm