Giải SGK Địa Lí 12 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1.3 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Mở đầu trang 99 Địa Lí 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của nước ta. Vùng có nhiều thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên như khoáng sản, thủy điện, đất đai, khí hậu; là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người đã tạo nên nền văn hóa đa dạng. Vậy, thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang được khai thác như thế nào?

Lời giải:

- Khai thác thế mạnh khoáng sản: phát triển từ lâu đời, gồm khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác đá các loại

- Khai thác thế mạnh về thủy điện: phát triển từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều các nhà máy thủy điện lớn nhỏ, cung cấp đủ điện năng cho cả nước.

- Khai thác thế mạnh cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới:  gồm cây công nghiệp, cây rau, quả, cây dược liệu, phát triển nông nghiệp hàng hóa,…

- Khai thác thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn: đàn trâu chiếm 55%, đàn bò chiềm 19% cả nước, đàn ngựa và dê nhiều nhất cả nước.

I. Khái quát

Câu hỏi trang 99 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nêu một số đặc điểm dân số của vùng.

Dựa vào hình 24.1 và thông tin trong bài, hãy: Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Lời giải:

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

+ Diện tích khoảng 95,2 nghìn km2, gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.

+ Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào; giáp Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; liền kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

=> Vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Đặc điểm dân số:

+ Năm 2021, số dân là 12,9 triệu người (chiếm 13,1% cả nước), mật độ dân số 136 người/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn khá cao, khoảng 1,05%.

+ Tỉ lệ dân thành thị khoảng 20,5%, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 45,5% số dân của vùng.

+ Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc: Kinh, Tày, HMông, Thái, Mường, Nùng, Dao,…

II. Khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 101 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:

- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản.

- Trình bày hiện trạng khai thác và chế biến một số loại khoáng sản.

- Nêu một số định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về khoáng sản của vùng.

Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy: Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về khoáng sản:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng thuộc các nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung nhiều ở Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,…

+ Khoáng sản kim loại: quặng sắt trữ lượng lớn phân bố ở Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang,…; thiếc, von-phram phân bố tập trung ở Cao Bằng, Tuyên Quang; đồng ở nhiều nơi, tập trung ở Lào Cai, Sơn La. Ngoài ra còn có chì, kẽm, man-gan, vàng,…

+ Khoáng sản phi kim loại: a-pa-tít ở Lào Cai, đất hiếm ở Lai Châu, đá vôi ở nhiều tỉnh.

- Hiện trạng khai thác và chế biến một số loại khoáng sản: phát triển từ lâu đời, là thế mạnh nổi trội

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại và phi kim: khai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), Tùng Bá (Hà Giang), Quý Xa (Lào Cai); khai thác thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng); khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai),…

+ Công nghiệp khai thác than: đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng, chủ yếu ở Thái Nguyên. Cung ứng nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp luyện kim và nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện của vùng.

+ Công nghiệp khai thác đá các loại: có mặt ở nhiều tỉnh với quy mô vừa và nhỏ.

- Một số định hướng phát triển: khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản:

+ Tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, trang thiết bị tiên tiến đáp ứng cho việc khai thác, chế biến tại chỗ.

+ Đầu tư, nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác chuyển giao khoa học – công nghệ trong khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Đẩy mạnh công tác khai thác, thăm dò những nguồn khoáng sản mới, quy hoạch tập trung diện tích khai thác, chú ý khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Câu hỏi trang 102 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:

- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện.

- Trình bày hiện trạng và định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về thủy điện của vùng.

Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy: Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện:

+ Có hệ thống sông Hồng (nhiều phụ lưu như sông Đà, sông Lô, sông Chảy,…), hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và một số sông khác.

+ Các sông có độ dốc lớn, nhiều thác, ghềnh, tạo cho vùng có nguồn thủy năng lớn nhất nước ta, hệ thống sông Hồng có trữ năng lên tới 30 – 40 tỉ kWh, chiếm 35% tổng trữ năng cả nước.

- Hiện trạng và định hướng phát triển:

+ Phát triển thủy điện từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhà máy thủy điện đầu tiên xây dựng là Thác Bà trên sông Chảy (120 MW).

+ Các nhà máy thủy điện của vùng là: Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW), Tuyên Quang (342 MW),… Ngoài ra còn nhiều nhà máy thủy điện nhỏ có ý nghĩa đối với việc cung cấp điện sinh hoạt cho người dân.

+ Định hướng phát triển: các nhà máy thủy điện công suất lớn cần được nâng cấp và đổi mới công nghệ. Cần chú ý giảm thiểu các tác động bất lợi cho môi trường sinh thái và các hoạt động sản xuất, đời sống của người dân địa phương.

Câu hỏi trang 103 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:

- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

- Trình bày hiện trạng và định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới của vùng.

Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy: Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới:

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá khác.

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.

+ Dân cư, lao động nhiều kinh nghiệm trong canh tác và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được đầu tư nâng cấp; công nghệ trong canh tác và chế biến phát triển.

+ Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.

- Hiện trạng và định hướng phát triển:

+ Cây công nghiệp: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, nhất là các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Tiêu biểu là cây chè, chiếm hơn ¾ diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng. Hình thành các vùng chuyên canh chè ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,… Sản lượng chè búp đạt khoảng 805 nghìn tấn, chiếm khoảng 73,8% sản lượng chè búp cả nước.

+ Rau, quả: diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước, các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như đào, vải thiều, xoài, mận, nhãn,… Diện tích xu hướng mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh ở Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang,… Một số tỉnh trồng và sản xuất hạt giống rau ôn đới như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,…

+ Cây dược liệu: quế, hồi, tam thất, đỗ trọng,… phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Định hướng phát triển: phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như chè, hoa, rau, quả,… trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của từng địa phương và nhu cầu thị trường; ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật; sản xuất hữu cơ; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; tập trung đầu tư công nghệ chế biến để gia tăng giá trị cho các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Câu hỏi trang 104 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:

- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

- Trình bày hiện trạng và định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn của vùng.

Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy: Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:

+ Địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ, khí hậu thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Nhiều đồng cỏ được cải tạo, trồng các giống cỏ năng suất cao, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Nguồn thức ăn chăn nuôi được đảm bảo ổn định nhờ nguồn lương thực sản xuất tại chỗ dồi dào, phụ phẩm từ ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, công nghệ mới được áp dụng vào chăn nuôi, thúc đẩy sự phát triển nhanh.

- Hiện trạng và định hướng phát triển:

+ Năm 2021, số lượng đàn trâu 1,2 triệu con (chiếm 55% cả nước), đàn bò 1,2 triệu con (chiếm 19% cả nước).

+ Từ hình thức chăn thả tự nhiên, phân tán theo hộ gia đình, vùng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, điển hình là nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu.

+ Định hướng phát triển: phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hóa kết hợp công tác quy hoạch giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại kết hợp chăn nuôi nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn của vùng; hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê với quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm.

Luyện tập (trang 105)

Luyện tập trang 105 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.2, xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, hoàn thành thông tin theo bảng dưới đây vào vở:

Dựa vào hình 24.2, xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Trung du

Lời giải:

Cây trồng, vật nuôi

Phân bố (tỉnh)

Chè

Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.

Cây ăn quả

Hà Giang, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Trâu

Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Sơn La, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Hà Giang.

 

Vận dụng (trang 105)

Vận dụng trang 105 Địa Lí 12: Sưu tầm một số hình ảnh tiêu biểu thể hiện thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để biên tập một video hoặc viết một bài giới thiệu ngắn về thế mạnh đó.

Lời giải:

Sưu tầm một số hình ảnh tiêu biểu thể hiện thế mạnh của vùng Trung du

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội; môi trường sinh thái lẫn quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - nơi "địa đầu", "phên giậu", "lá phổi" của Tổ quốc; là vùng đất có bề dày lịch sử với nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số; có truyền thống cách mạng vẻ vang; là "cội nguồn dân tộc"; và "cái nôi của cách mạng Việt Nam"; là nơi có các di tích gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc ta như di tích đền Hùng (Phú thọ), Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu (Tuyên Quang), Điện Biên Phủ (Điện Biên)…; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong Vùng luôn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, thống nhất và có ý chí, quyết tâm cao.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng(11 triệu kW) chiếm 37% trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng giữa núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh... Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, một số sản phẩm ôn đới. Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận hậu, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới, cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn rất lớn. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 23. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương

Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài 25. Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài 26. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ

Bài 28. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

I. KHÁI QUÁT

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Diện tích khoảng 95,2 nghìn km2, gồm 14 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.

- Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào; giáp Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; liền kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

=> Vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

2. Đặc điểm dân số:

- Năm 2021, số dân là 12,9 triệu người (chiếm 13,1% cả nước), mật độ dân số 136 người/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn khá cao, khoảng 1,05%.

- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 20,5%, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 45,5% số dân của vùng.

- Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc: Kinh, Tày, HMông, Thái, Mường, Nùng, Dao,…

II. KHAI THÁC CÁC THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc BộLý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về khoáng sản

a) Thế mạnh

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về khoáng sản:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng thuộc các nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung nhiều ở Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,…

+ Khoáng sản kim loại: quặng sắt trữ lượng lớn phân bố ở Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang,…; thiếc, von-phram phân bố tập trung ở Cao Bằng, Tuyên Quang; đồng ở nhiều nơi, tập trung ở Lào Cai, Sơn La. Ngoài ra còn có chì, kẽm, man-gan, vàng,…

+ Khoáng sản phi kim loại: a-pa-tít ở Lào Cai, đất hiếm ở Lai Châu, đá vôi ở nhiều tỉnh.

b) Khai thác thế mạnh

- Hiện trạng khai thác và chế biến một số loại khoáng sản: phát triển từ lâu đời, là thế mạnh nổi trội

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại và phi kim: khai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), Tùng Bá (Hà Giang), Quý Xa (Lào Cai); khai thác thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng); khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai),…

+ Công nghiệp khai thác than: đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng, chủ yếu ở Thái Nguyên. Cung ứng nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp luyện kim và nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện của vùng.

+ Công nghiệp khai thác đá các loại: có mặt ở nhiều tỉnh với quy mô vừa và nhỏ.

- Một số định hướng phát triển: khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản:

+ Tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, trang thiết bị tiên tiến đáp ứng cho việc khai thác, chế biến tại chỗ.

+ Đầu tư, nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác chuyển giao khoa học – công nghệ trong khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Đẩy mạnh công tác khai thác, thăm dò những nguồn khoáng sản mới, quy hoạch tập trung diện tích khai thác, chú ý khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

2. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về thủy điện

a) Thế mạnh

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện:

+ Có hệ thống sông Hồng (nhiều phụ lưu như sông Đà, sông Lô, sông Chảy,…), hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và một số sông khác.

+ Các sông có độ dốc lớn, nhiều thác, ghềnh, tạo cho vùng có nguồn thủy năng lớn nhất nước ta, hệ thống sông Hồng có trữ năng lên tới 30 – 40 tỉ kWh, chiếm 35% tổng trữ năng cả nước.

b) Khai thác thế mạnh

+ Phát triển thủy điện từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhà máy thủy điện đầu tiên xây dựng là Thác Bà trên sông Chảy (120 MW).

+ Các nhà máy thủy điện của vùng là: Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW), Tuyên Quang (342 MW),… Ngoài ra còn nhiều nhà máy thủy điện nhỏ có ý nghĩa đối với việc cung cấp điện sinh hoạt cho người dân.

+ Định hướng phát triển: các nhà máy thủy điện công suất lớn cần được nâng cấp và đổi mới công nghệ. Cần chú ý giảm thiểu các tác động bất lợi cho môi trường sinh thái và các hoạt động sản xuất, đời sống của người dân địa phương.

3. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

a) Thế mạnh

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới:

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá khác.

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.

+ Dân cư, lao động nhiều kinh nghiệm trong canh tác và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được đầu tư nâng cấp; công nghệ trong canh tác và chế biến phát triển.

+ Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.

b) Khai thác thế mạnh

- Cây công nghiệp: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, nhất là các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Tiêu biểu là cây chè, chiếm hơn ¾ diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng. Hình thành các vùng chuyên canh chè ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,… Sản lượng chè búp đạt khoảng 805 nghìn tấn, chiếm khoảng 73,8% sản lượng chè búp cả nước.

- Rau, quả: diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước, các sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như đào, vải thiều, xoài, mận, nhãn,… Diện tích xu hướng mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh ở Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang,… Một số tỉnh trồng và sản xuất hạt giống rau ôn đới như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,…

- Cây dược liệu: quế, hồi, tam thất, đỗ trọng,… phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.

- Định hướng phát triển: phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như chè, hoa, rau, quả,… trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của từng địa phương và nhu cầu thị trường; ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật; sản xuất hữu cơ; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; tập trung đầu tư công nghệ chế biến để gia tăng giá trị cho các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

4. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn

a) Thế mạnh

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:

+ Địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ, khí hậu thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Nhiều đồng cỏ được cải tạo, trồng các giống cỏ năng suất cao, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Nguồn thức ăn chăn nuôi được đảm bảo ổn định nhờ nguồn lương thực sản xuất tại chỗ dồi dào, phụ phẩm từ ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng, công nghệ mới được áp dụng vào chăn nuôi, thúc đẩy sự phát triển nhanh.

b) Khai thác thế mạnh

- Năm 2021, số lượng đàn trâu 1,2 triệu con (chiếm 55% cả nước), đàn bò 1,2 triệu con (chiếm 19% cả nước).

- Từ hình thức chăn thả tự nhiên, phân tán theo hộ gia đình, vùng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, điển hình là nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu.

- Định hướng phát triển: phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hóa kết hợp công tác quy hoạch giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại kết hợp chăn nuôi nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc lớn của vùng; hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê với quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá