20 Bài tập Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên lớp 6 (sách mới) có đáp án

92

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 6 Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

A. Bài tập Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Bài 1: Bạn Nam phải đánh số trang sách từ trang 20 đến trang 100. Vì sách cũ nên đã bị hỏng từ trang 41 đến trang 49. Hỏi Nam phải đánh tổng cộng bao nhiêu trang sách?

Hướng dẫn giải

Số trang sách Nam phải đánh khi sách không hỏng là:

100 – 20 + 1 = 81 (trang).

Số trang sách bị hỏng là:

49 – 41 + 1 = 9 (trang).

Số trang Nam phải đánh số là:

81 – 9 = 72 (trang).

Vậy Nam phải đánh tổng cộng 72 trang sách.

Bài 2: Số dân đầu năm 2021 của một thành phố là 13 924 dân. Đến tháng 8 năm 2021 thì tăng thêm 5 785 dân. Hỏi đầu năm 2022 thì số dân là bao nhiêu biết số dân tăng thêm từ tháng 8 năm 2021 đến cuối năm 2021 bằng 3/5 số dân tăng thêm từ đầu năm 2021 đến tháng 8 năm 2021?

Hướng dẫn giải

Số dân tăng thêm từ tháng 8 năm 2021 đến cuối năm 2021 là:

5 785 . 3/5 = 3 471 (người)

Số dân tăng thêm từ đầu năm 2021 đến cuối năm 2021 là:

5 785 + 3 471 = 9 256 (người)

Số dân đầu năm 2022 là:

13 924 + 9 256 = 23 180 (người)

Vậy đầu năm 2022 thì số dân của thành phố đó là 23180 người.

Bài 3. Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:

a) 87 + x = 345;

b) 23 – x = 21;

c) x – 73 = 44.

Lời giải

a) 87 + x = 345

x = 345 – 87 

x = 258.

Vậy x = 258.

b) 23 – x = 21

x = 23 – 21 

x = 2

Vậy x = 2.

c) x – 73 = 44

x = 73 + 44 

x = 117

Vậy x = 117.

Bài 4. Dân số Việt Nam năm 2019 là 96 462 106 người. Năm 2020 dân số Việt Nam là 97 338 579. Hỏi dân số Việt Nam năm 2020 tăng bao nhiêu so với năm 2019?

Lời giải

So với năm 2019 dân số Việt Nam tăng: 97 338 579 – 96 462 106 = 876 473 (người).

Vậy năm 2020 dân số Việt Nam tăng 876 473 người so với năm 2019.

Bài 5. Tính một cách hợp lý:

a) 273 + 356 – 73 + 44;

b) 624 + 83 + 17 + 76.

Lời giải

a)  273 + 356 – 73 + 44

= (273 – 73) + (356 + 44) 

= 200 + 400

= 600.

b) 624 + 83 + 17 + 76

= (624 + 76) + (83 + 17) 

= 700 + 100

= 800.

Bài 6. Thực hiện phép tính:

a) 159.32;

b) 4.119.25;

c) 5 902:17;

d) 1938:102.

Lời giải

a) 159.32 = 5 088;

b) 4.119.25 = (4.25).119 = 100.119 = 11 900.

c) 5 092:17 = 299 (dư 9)

d) 1 938:102 = 19.

Bài 7. Một trường Trung học cơ sở có 65 phòng học, mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế đều có thể xếp cho 4 người ngồi. Trường có thể nhận nhiều nhất bao nhiêu học sinh?

Lời giải

Tổng số bộ bàn ghế của trường Trung học cơ sở là: 65.12 = 780 (bộ)

Vì mỗi bộ bàn ghế đều có thể xếp cho 4 người nên trường có thể nhận nhiều nhất số học sinh là: 780.4 = 3 120 (học sinh).

Vậy trường có thể nhận nhiều nhất 3 120 học sinh.

Bài 8. Một trường học có 1 213 học sinh tham dự lễ tổng kết cuối năm. Ban tổ chức đã chuẩn bị những chiếc ghế băng 5 chỗ ngồi. Phải có ít nhất bao nhiêu ghế băng như vậy để tất cả học sinh đều đủ chỗ người.

Lời giải

Ta có 1 213:5 = 242 (dư 3).

Do đó ban tổ chức cần phải chuẩn bị ít nhất 243 băng ghế như vậy để tất cả học sinh đều đủ chỗ ngồi.

Bài 9. Tính:

a) 126 + 49 + 74 + 51;

b)  515 – 15 – 219.

Lời giải:

a) 126 + 49 + 74 + 51 

= 126 + 74 + 49 + 51                 (tính chất giao hoán)

= (126 + 74) + (49 + 51)            (tính chất kết hợp)

= 200 + 100

= 300

b) 515 – 15 – 219 

= (515 – 15) – 219 

= 500 – 219 

= 281 

Bài 10. Nga đi nhà sách mua đồ dùng học tập. Nga mua sách giáo khoa hết 50 000 đồng, mua truyện tranh hết 20 000 đồng, mua bút hết 15 000 đồng. 

a) Hỏi Nga phải trả tất cả bao nhiêu tiền?

b) Nếu Nga đưa cho người bán hàng 100 000 đồng, thì Nga được trả lại bao nhiêu tiền?

Lời giải:

a) Nga mua sách giáo khoa hết 50 000 đồng, mua truyện tranh hết 20 000 đồng, mua bút hết 15 000 đồng. 

Tổng số tiền Nga phải trả là:

50 000 + 20 000 + 15 000 = 85 000 (đồng)

b) Vì số tiền Nga phải trả là 85 000 đồng và Nga đưa cho người bán hàng là 100 000 đồng nên Nga được trả lại số tiền là: 

100 000 – 85 000 = 15 000 (đồng)

Đáp số: a) 85 000 đồng;

                    b) 100 000 đồng.

Bài 11. Tính một cách hợp lí:

a) 50 . 347 . 2;

b) 36 . 97 + 97 . 64;

c) 157 . 289 – 289 . 57.

Lời giải:

a) 50 . 347 . 2 

= 50 . 2 . 347 (tính chất giao hoán)

= (50 . 2) . 347 (tính chất kết hợp)

= 100 . 347 

= 34 700. 

b) 36 . 97 + 97 . 64 

= 97 . 36 + 97 . 64 (tính chất giao hoán đối với phép nhân)

= 97 . (36 + 64) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= 97 . 100 

= 9 700. 

c) 157 . 289 – 289 . 57 

= 289 . 157 – 289 . 57 (tính chất giao hoán đối với phép nhân) 

= 289 . (157 – 57) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ) 

= 289 . 100 

= 28 900. 

Bài 12. Đặt tính rồi tính:

a) 409 . 215;

b) 54 322 : 346;

c) 123 257 : 404.

Lời giải:

a) 409 . 215 

Ta có: 

       Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều 

Vậy 409 . 215 = 87 935. 

b) 54 322 : 346 

Ta có: 

        Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy 54 322 : 346 = 157.

c) 123 257 : 404 

Ta có: 

      Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Vậy 123 257 : 404 = 305 (dư 37). 

Bài 13. Một trang trại nuôi 70 con bò. Biết trung bình một con bò ăn 30 kg cỏ trong một ngày. Trang trại đó cần bao nhiêu ki-lô-gam cỏ cho đàn bò trong 5 ngày. 

Lời giải:

Trong một ngày, 70 con bò ăn hết số ki-lô-gam cỏ là:

30 . 70 = 2 100 (kg)

Trong 5 ngày, 70 con bò ăn hết số ki-lô-gam cỏ là:

2 100 x 5 = 10 500 (kg)

Đáp số: 10 500 kg cỏ.

Câu 14. Tích 4×a×b×c bằng

A. 4

B. 4ab

C. 4 + abc

D. 4abc

Trả lời:

4×a×b×c là tích của 4 thừa số:

Thừa số thứ nhất là một số: 4

Thừa số thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lượt là các chữ a,b,c.

Vậy tích này chỉ có 1 thừa số bằng số nên ta có thể bỏ dấu “××” giữa các thừa số đi, tức là 4×a×b×c = 4abc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15. Cho a, b, c là các số tự nhiên tùy ý. Khẳng định nào sau đây sai?

A. abc = (ab)c

B. abc = a(bc)

 C. abc  = b(ac)

 D. abc = a + b + c

Trả lời:

(ab)c = (a.b).c

= a.b.c  = a bca(bc)

= a.(b.c) = a.b.c

= abcb(ac) = b.(a.c)

= b.a.c = a.b.c = abc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16. Hình ảnh sau minh họa cho phép toán nào?

69 câu Trắc nghiệm Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 3)

A. Phép cộng của 1 và 2

B. Phép trừ của 2 và 1

C. Phép cộng của 1 và 3

D. Phép trừ của 3 và 1

Trả lời:

Số 1, 3 và 4 đều có chiều từ trái sang phải. Mà 1 + 3 = 4 nên đây là hình ảnh minh họa cho phép cộng 1 và 3.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17. a + b bằng?

A. a + a

B. b + b

C. b + a

D. a

Trả lời:

Tính chất phép cộng số tự nhiên:

+) Tính chất giao hoán: a + b = b + a với a, b là các số tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18. Tổng (a + b) + c hay a + (b + c) được gọi là tổng của ... và viết gọn là a + b + c.

A. kết hợp

B. ba số a, b, c

C. hai số a, b

D. giao hoán

Trả lời:

Tổng (a + b) + c hay a + (b + c) được gọi là tổng của ba số a, b, c và viết gọn là a + b + c

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19. 5125 + 456875 bằng

A. 46200

B. 462000

C. 46300

D. 426000

Trả lời:

69 câu Trắc nghiệm Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

Vậy 5125 + 456875 = 462000

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20. Cho tổng: 15946+?=51612+15946. Dấu “?” trong tổng trên là:

A. 51612

B. 15946

C. 67558

D. 35666

Trả lời:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng ta có:

15946+51612=51612+15946 . Suy ra "?" có giá trị 51612.

Đáp án cần chọn là: A

B. Lý thuyết Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

1. Phép cộng và phép nhân

Phép cộng (+) và phép nhân (×) các số tự nhiên đã được biết đến ở tiểu học.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

Ví dụ:

• m × n có thể viết là m . n hay mn;

• 5 × x × y có thể viết là 5 . x . y hay 5xy;

• 125 × 731 có thể viết là 125 . 731.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

− Tính chất giao hoán:

a + b = b + a

a . b = b . a

− Tính chất kết hợp:

(a + b) + c = a + (b + c)

(a . b) . c = a . (b . c)

− Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c) = a . b + a . c

− Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

a + 0 = a

a . 1 = a.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí.

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

Hướng dẫn giải

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

= (25 + 12 + 75 + 88) . (22 + 78) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

(25 + 75 + 12 + 88) . 100 (Tính chất giao hoán)

[(25 + 75) + (12 + 88)] . 100 (Tính chất kết hợp)

200 . 100

20 000

3. Phép trừ và phép chia

Ở Tiểu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.

Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a – b = x và gọi x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Tương tự với a, b là các số tự nhiên, b ≠ 0, nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.

Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a . (b − c) = a . b – a . c (b > c)

Đánh giá

0

0 đánh giá