Sách bài tập Toán 6 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên

2.3 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên

Bài 1 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:

a) 42 + 44 + 46 + 48 + 50; 

b) 150 . 250 . 400 . 800.

Lời giải:

a) 42 + 44 + 46 + 48 + 50 

 = (42 + 48) + (44 + 46) + 50

 = 90 + 90 + 50

 = 230

b) 150 . 250 . 400 . 800

 = (150 . 800) . (250 .400)

 = (150 . 2 . 400) . (250 . 4 . 100)

(300 . 400) . (1 000 . 100)

 = 120 000 . 100 000

 = 12 000 000 000.

Bài 2 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên x, biết:

a) (2x + 1) . 2 907 = 8 721;

b) (4x  16) : 1 905 = 60.

Lời giải:

a) (2x + 1) . 2 907 = 8 721

                  2x + 1 =  8 721 : 2 907

                  2x + 1 = 3

                      2x = 3  1

                        2x = 2

                        x = 2 : 2

                          x = 1

Vậy x = 1.

b) (4x  16) : 1 905 = 60

                 4x  16 = 60 . 1 905

                 4x  16 = 114 300

                       4x = 114 300 + 16

                        4x = 114 316

                        x = 114 316 : 4

                          x = 28 579

Vậy x = 28 579.

Bài 3 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Mẹ Lan mang 200 000 đồng vào siêu thị mua 2 kg khoai tây, 5 kg gạo và 2 nải chuối chín. Giá mỗi ki-lô-gam khoai tây là 26 500 đồng, mỗi ki-lô-gam gạo là 18 000 đồng, mỗi nải chuối là 15 000 đồng. Hỏi mẹ Lan còn bao nhiêu tiền?

Lời giải:

Cách 1: 

Số tiền mẹ Lan dùng để 2 kg mua khoai tây là: 2 26 500 = 53 000 (đồng)

Số tiền mẹ Lan dùng để 5 kg mua gạo là: 5 18 000 = 90 000 (đồng)

Số tiền mẹ Lan dùng để 2 nải chuối chín là: 2 15 000 = 30 000 (đồng)

Số tiền mẹ Lan đã mua là: 53 000 + 90 000 + 30 000 = 173 000 (đồng)

Số tiền còn lại của mẹ Lan là: 200 000  173 000 = 27 000 (đồng)

Vậy mẹ Lan còn lại 27 000 đồng.

Cách 2: (Ta có thể làm gộp)

Số tiền mẹ Lan đã mua là: 2 26 500 + 5 18 000 + 2 15 000 = 173 000 (đồng)

Số tiền còn lại của mẹ Lan là: 200 000  173 000 = 27 000 (đồng).

Vậy mẹ Lan còn lại 27 000 đồng.

Bài 4 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Một người buôn vàng vào thời điểm giá vàng có nhiều biến động thất thường.

Ngày thứ nhất mua vào với giá 55 300 000 đồng/1 lượng.

Ngày thứ hai bán ra với giá 55 350 000 đồng/1 lượng.

Ngày thứ ba mua vào với giá 55 400 000 đồng/1 lượng.

Ngày thứ tư bán ra với giá 55 450 000 đồng/1 lượng.

Ngày thứ năm mua vào với giá 55 500 000 đồng/1 lượng.

Ngày thứ sáu bán ra với giá 55 550 000 đồng/1 lượng.

Sau 6 ngày, người đó được lãi hay lỗ bao nhiêu tiền mỗi lượng?

Lời giải:

Cách 1:

Tổng số tiền mua vào mỗi lượng trong 3 ngày mua là: 

55 300 000 + 55 400 000 + 55 500 000 = 166 200 000 (đồng)

Tổng số tiền bán ra mỗi lượng trong 3 ngày bán là: 

55 350 000 + 55 450 000 + 55 550 000 = 166 350 000 (đồng)

Vậy số tiền lãi mỗi lượng là: 

166 350 000  166 200 000 = 150 000 (đồng)

Vậy tổng số tiền lãi người đó thu được sau 6 ngày là 150 000 đồng mỗi 1 lượng.

Cách 2:

Do giá của 1 lượng ở ngày thứ 2 cao hơn ngày thứ nhất, nên sau khi bán vào ngày thứ 2, người đó lãi số tiền là:

55 350 000 - 55 300 000 = 50 000 (đồng /1 lượng)

Do giá của 1 lượng ở ngày thứ 4 cao hơn ngày thứ 3, nên sau khi bán vào ngày thứ 4, người đó lãi thêm số tiền là:

55 450 000 - 55 400 000 = 50 000 (đồng /1 lượng)

Do giá của 1 lượng ở ngày thứ 6 cao hơn ngày thứ 5, nên sau khi bán vào ngày thứ 6, người đó lãi thêm số tiền là:

55 550 000 - 55 500 000 = 50 000 (đồng /1 lượng)

Tổng số tiền lãi người đó thu được sau 6 ngày là:

50 000 + 50 000 + 50 000 = 150 000 (đồng /1 lượng)

Vậy tổng số tiền lãi người đó thu được sau 6 ngày là 150 000 đồng mỗi 1 lượng.

Lý thuyết Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

1. Phép cộng và phép nhân

Phép cộng (+) và phép nhân (×) các số tự nhiên đã được biết đến ở tiểu học.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

Ví dụ:

• m × n có thể viết là m . n hay mn;

• 5 × x × y có thể viết là 5 . x . y hay 5xy;

• 125 × 731 có thể viết là 125 . 731.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

− Tính chất giao hoán:

a + b = b + a

a . b = b . a

− Tính chất kết hợp:

(a + b) + c = a + (b + c)

(a . b) . c = a . (b . c)

− Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c) = a . b + a . c

− Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

a + 0 = a

a . 1 = a.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí.

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

Hướng dẫn giải

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

= (25 + 12 + 75 + 88) . (22 + 78) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

(25 + 75 + 12 + 88) . 100 (Tính chất giao hoán)

[(25 + 75) + (12 + 88)] . 100 (Tính chất kết hợp)

200 . 100

20 000

3. Phép trừ và phép chia

Ở Tiểu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.

Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a – b = x và gọi x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Tương tự với a, b là các số tự nhiên, b ≠ 0, nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.

Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a . (b − c) = a . b – a . c (b > c)

Đánh giá

0

0 đánh giá