Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Video giải Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên - Chân trời sáng tạo
A. Các câu hỏi trong bài
Giải Toán 6 trang 13 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Có cách tính nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?
Lời giải:
Có cách để tính nhanh hơn biểu thức T.
Sau bài này ta sẽ tính được biểu thức T như sau:
T = 11 x (2001 + 2003 + 2007 +2009) + 89 x (2001 + 2003 + 2007 + 2009)
= (2001 + 2003 + 2007 + 2009) x (11 + 89)
= [(2001 + 2009) + (2007 + 2003)] x (11 + 89)
= (4010 + 4010).100
= 8 020 . 100
= 802 000.
Lời giải:
Cách 1.
An mua 5 quyển vở hết số tiền là: 5 x 6000 = 30000 (đồng)
An mua 6 cái bút bi hết số tiền là: 6 x 5000 = 30000 (đồng)
An mua 2 cái bút chì hết số tiền là: 2 x 5000 = 10000 (đồng)
Số tiền An đã dùng để mua đồ dùng học tập là:
30 000 + 30 000 + 10 000 = 70 000 (đồng)
Số tiền còn lại của An là:
100 000 – 70 000 = 30 000 (đồng)
Vậy An còn lại 30 000 đồng.
Cách 2.
Số tiền An đã dùng để mua đồ dùng học tập là:
5 x 6 000 + (6 + 2) x 5 000 = 30 000 + 40 000 = 70 000 (đồng).
Số tiền còn lại của An là:
100 000 – 70 000 = 30 000 (đồng)
Vậy An còn lại 30 000 đồng.
1 890 + 72 645 = 74 535
363 x 2 018 = 732 534
Lời giải:
+) 1 890 + 72 645 = 74535
Kết quả của phép tính này là đúng.
Trong phép tính này số hạng: 1 890; 72 645; tổng là 74 535.
+) 363 x 2 018 = 732 534
Kết quả của phép tính này là đúng.
Trong phép tính này thừa số là các số: 363; 2 018; tích là: 732 534.
Giải Toán 6 trang 14 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khám phá 2 trang 14 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy so sánh kết quả của các phép tính:
a) 17 + 23 và 23 + 17;
b) (12 + 28) + 10 và 12 + (28 + 10);
c) 17.23 và 23.17;
d) (5.6).3 và 5.(6.3);
e) 23.(43 + 17) và 23.43 + 23.17.
Lời giải:
a) Ta có: 17 + 23 = 40
23 + 17 = 40
Suy ra 17 + 23 = 23 + 17 = 40.
Vậy 17 + 23 = 23 + 17.
b) Ta có: (12 + 28) + 10 = 40 + 10 = 50
12 + (28 + 10) = 12 + 38 = 50
Suy ra (12 + 28) + 10 = 12 + (28 + 10) = 50.
Vậy (12 + 28) + 10 = 12 + (28 + 10).
c) (5.6).3 = 30.3 = 90
5.(6.3) = 5.18 = 90
Suy ra (5.6).3 = 5.(6.3) = 90.
Vậy (5.6).3 = 5.(6.3).
d) 23.(43 + 17) = 23.60 = 1 380
23.43 + 23.17 = 989 + 391 = 1 380
Suy ra 23.(43 + 17) = 23.43 + 23.17 = 1 380.
Vậy 23.(43 + 17) = 23.43 + 23.17.
Thực hành 2 trang 14 Toán lớp 6 Tập 1: Có thực hiện phép tính sau như thế nào cho hợp lí?
T = 11.(1 + 3 + 7 + 9) + 89.(1 + 3 + 7 + 9).
Lời giải:
T = 11.(1 + 3 + 7 + 9) + 89.(1 + 3 + 7 + 9).
= (11 + 89).(1 + 3 + 7 + 9) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
= 100 . 20
= 2 000.
Thực hành 3 trang 14 Toán lớp 6 Tập 1: Có thể tính nhanh tích của một số với 9 hoặc 99 như sau:
67.9 = 67.(10 – 1) = 670 – 67 = 603
346.99 = 346.(100 – 1) = 34 600 – 346 = 34 254.
Tính: a) 1 234.9; b) 1 234.99.
Lời giải:
a) 1 234.9 = 1 234.(10 – 1) = 12 340 – 1 234 = 11 106;
b) 1 234.99 = 1 234. (100 – 1) = 123 400 – 1 234 = 122 166.
a) Số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là bao nhiêu?
b) Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong mấy tháng?
Lời giải:
a) Số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là 200 000 – 80 000 = 120 000 (đồng)
Vậy số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là 120 000 đồng.
b) Vì mỗi tháng các bạn gây quỹ được 20 000 đồng
Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong số tháng là: 120 000 : 20 000 = 6 (tháng)
Vậy cần phải thực hiện gây quỹ trong 6 tháng.
Giải Toán 6 trang 15 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 15 Toán lớp 6 Tập 1: Năm nay An 12 tuổi, mẹ An 36 tuổi.
a) Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay?
b) Năm nay số tuổi của mẹ An gấp mấy lần số tuổi của An?
Lời giải:
a) Số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay sau số năm là: 36 – 12 = 24 (năm).
Vậy sau 24 năm nữa thì số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay.
b) Năm nay số tuổi của mẹ An gấp số tuổi của An số lần là: 36 : 12 = 3 (lần).
Vậy số tuổi của mẹ An hiện nay gấp 3 lần số tuổi của An.
B. Bài tập
Bài 1 trang 15 Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:
a) 2021 + 2022 + 2023 + 2024 + 2025 + 2026 + 2027 + 2028 + 2029;
b) 30.40.50.60.
Lời giải:
a) 2021 + 2022 + 2023 + 2024 + 2025 + 2026 + 2027 + 2028 + 2029
= (2021 + 2029) + (2022 + 2028) + (2023 + 2027) + (2024 + 2026) + 2025
= 4050 + 4050 + 4050 + 4050 + 2025
= 4050.4 + 2025
= 16 200 + 2025
= 18 225.
b) 30.40.50.60
= (30.60).(40.50)
= 1 800 . 2 000
=3 600 000.
Lời giải:
Cách 1.
Số tiền mẹ Bình đã mua 9 quyển vở là: 9.6 500 = 58 500 (đồng)
Số tiền mẹ Bình đã mua 5 cái bút bi là: 5.4 500 = 22 500 (đồng)
Số tiền mẹ Bình đã mua 2 cục tẩy là: 2.5 000 = 10 000 (đồng)
Mẹ Bình đã mua hết số tiền là: 58 500 + 22 500 + 10 000 = 91 000 (đồng)
Vậy tổng số tiền mẹ Bình đã mua hết là 91 000 đồng.
Cách 2.
Số tiền mẹ Bình mua đồ dùng học tập cho Bình là:
9.6 500 + 5.4 500 + 2.5 000 = 58 500 + 22 500 + 10 000 = 91 000 (đồng).
Vậy tổng số tiền mẹ Bình đã mua hết là 91 000 đồng.
Lời giải:
Đúng 8 giờ, đồng hồ đánh 8 tiếng “boong”.
Đúng 9 giờ, đồng hồ đánh 9 tiếng “boong”.
Đúng 10 giờ, đồng hồ đánh 10 tiếng “boong”.
Đúng 11 giờ, đồng hồ đánh 11 tiếng “boong”.
Đúng 12 giờ, đồng hồ đánh 12 tiếng “boong”.
Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc 12 giờ trưa cùng ngày, đồng hồ đã đánh:
8 + 9 + 10 + 11 + 12 = 50 (tiếng “boong”)
Vậy từ lúc đúng 8 giờ đến lúc 12 giờ trưa cùng ngày, nó đánh tất cả 50 tiếng “boong”.
Lời giải:
Độ dài đường xích đạo dài gấp số lần khoảng cách giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là:
40 000 : 2 000 = 20 (lần)
Vậy độ dài đường xích đạo dài gấp 20 lần khoảng cách giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Lý thuyết Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
1. Phép cộng và phép nhân
Phép cộng (+) và phép nhân (×) các số tự nhiên đã được biết đến ở tiểu học.
Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.
Ví dụ:
• m × n có thể viết là m . n hay mn;
• 5 × x × y có thể viết là 5 . x . y hay 5xy;
• 125 × 731 có thể viết là 125 . 731.
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:
− Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
a . b = b . a
− Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
(a . b) . c = a . (b . c)
− Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a . (b + c) = a . b + a . c
− Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:
a + 0 = a
a . 1 = a.
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí.
M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)
Hướng dẫn giải
M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)
= (25 + 12 + 75 + 88) . (22 + 78) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
= (25 + 75 + 12 + 88) . 100 (Tính chất giao hoán)
= [(25 + 75) + (12 + 88)] . 100 (Tính chất kết hợp)
= 200 . 100
= 20 000
3. Phép trừ và phép chia
Ở Tiểu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.
Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a – b = x và gọi x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.
Tương tự với a, b là các số tự nhiên, b ≠ 0, nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.
Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a . (b − c) = a . b – a . c (b > c)
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng