Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 8: Lao động và việc làm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Lao động và việc làm. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8: Lao động và việc làm
Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8: Lao động và việc làm
Câu 1. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.
B. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.
C. Tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.
D. Tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.
Chọn D
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng. giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
Câu 2. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.
C. Nâng cao thể trạng người lao động, phân bố lại lao động.
D. Bố trí nguồn lao động cho hợp lí và đào tạo nghề nghiệp.
Chọn B
Biện pháp cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động gắn liền với thực tiễn nhu cầu lao động của xã hội, các doanh nghiệp,…
Câu 3. Thu nhập bình quân của lao động nước ta chưa cao do
A. tuổi thọ trung bình thấp.
B. người lao động rất đông.
C. năng suất lao động thấp.
D. phân bố dân cư khá đều.
Chọn C
Thu nhập bình quân của lao động nước ta chưa cao do người lao động nước ta hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên năng suất lao động thấp.
Câu 4. Nguồn lao động nước ta dồi dào cho thấy
A. số người trong độ tuổi tham gia lao động rất lớn.
B. số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn.
C. số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc lớn.
D. số trẻ em chưa đến tuổi lao động ngày càng tăng.
Chọn A
Nguồn lao động nước ta dồi dào, mỗi năm số nước trong độ tuổi lao động tăng thêm khoảng 1 triệu người -> Số người trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) theo quy định của nhà nước rất lớn.
Câu 5. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta thay đổi do tác động của
A. kết quả từ quá trình đô thị hóa.
B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. sự phân bố lại dân cư, lao động.
D. chính sách phát triển, đông dân.
Chọn B
Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (giảm khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) cũng kéo theo sự thay đổi về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng nhanh).
Câu 6. Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành nào sau đây?
A. Nông nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Công nghiệp.
D. Xây dựng.
Chọn B
Hiện nay, lao động nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tập trung nhiều nhất vào ngành dịch vụ (37,8%), tiếp đến là ngành công nghiệp, xây dựng (33,1%) và ngành nông, lâm, thủy sản (29,1%).
Câu 7. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.
B. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.
Chọn C
Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ lao động khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước; tăng tỉ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 8. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. nguồn lao động đồi dào.
B. tác phong công nghiệp.
C. trình độ chuyên môn cao.
D. phân bố khá đồng đều.
Chọn A
Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là nguồn lao động dồi dào; người lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Câu 9. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Giảm khu vực I, tăng khu vực II và III.
B. Giảm khu vực I và II, tăng khu vực III.
C. Tăng khu vực I, giảm khu vực II và III.
D. Tăng khu vực I và II, giảm khu vực III.
Chọn A
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I), tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II) và khu vực dịch vụ (khu vực III).
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn của nước ta hiện này?
A. Thành thị cao hơn nông thôn.
B. Nông thôn cao hơn thành thị
C. Lao động phân bố đồng đều.
D. Nông thôn và thành thị giảm.
Chọn B
Năm 2021, lao động ở nông thôn nước ta là hơn 32 triệu người, lao động ở thành thị là hơn 18 triệu người. Theo cơ cấu, lao động nông thôn cao hơn nhưng giảm; lao động thành thị thấp hơn nhưng xu hướng tăng.
Câu 11. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp phổ biến nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng.
B. Nông thôn.
C. Thành thị.
D. Miền núi.
Chọn C
Ở nước ta hiện nay, hầu hết lao động có việc làm, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm khá thấp. Khu vực thành thị thường có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn (4,3% so với 2,5%).
Câu 12. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao không phải do thành tựu phát triển
A. văn hóa.
B. giáo dục.
C. kinh tế.
D. du lịch.
Chọn D
Chất lượng lao động của nước ta ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hóa và giáo dục - đào tạo.
Câu 13. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. nhiều kinh nghiệm các hoạt động dịch vụ.
B. tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp.
C. chất lượng nguồn lao động được nâng lên.
D. thiếu chuyên nghiệp và hạn chế về thế lực.
Chọn C
Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, so
với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực; trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.
Câu 14. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng
A. tỉ trọng lao động ở thành thị giảm
B. tỉ trọng nông thôn, thành thị giảm.
C. tỉ trọng lao động ở thành thị tăng
D. tỉ trọng nông thôn, thành thị tăng.
Chọn C
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông thôn và tăng tỉ trọng lao động khu vực thành thị.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta?
A. Nhà nước tăng, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Nhà nước giảm, ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng, ngoài Nhà nước giảm.
Chọn B
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng lao động khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Năm 2021 lao động khu vực Nhà nước chiếm 8,1%, ngoài Nhà nước chiếm 82,6% và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,3% (tăng 6,7% so với năm 2005).
Câu 16. Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi để
A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
B. đào tạo ngành nghề cho người lao động.
C. dễ tiếp thu khoa học và công nghệ cao.
D. xuất khẩu lao động và thu ngoại tệ lớn.
Chọn A
Nguồn lao động nước ta dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp (chủ yếu là lao động phổ thông) -> Là điều kiện thuận lợi phát triển những ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động. Ví dụ: Công nghiệp chế biến, da giày,…
Câu 17. Ở các đô thị tập trung đông người lao động gây sức ép lớn về
A. các phúc lợi xã hội.
B. hạ tầng đô thị, nơi ở.
C. giải quyết việc làm.
D. khai thác tài nguyên.
Chọn C
Lao động luôn gắn với vấn đề việc làm -> Lao động tập trung đông ở các đô thị trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh -> Dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở thành thị -> Đặt ra yêu cầu gay gắt trong giải quyết việc làm cho người lao động.
Câu 18. Nguyên nhân nào làm cho dân cư nông thôn chuyển cư tạm thời ra thành thị?
A. Tận dụng thời gian nông nhàn.
B. Lối sống ở nông thôn đơn điệu.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Diện tích đất nông nghiệp giảm.
Chọn A
Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân cư nông thôn chuyển cư tạm thời ra thành thị tìm việc làm do tận dụng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp để gia tăng thu nhập.
Câu 19. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, lực lượng lao động tăng thêm hơn 1 triệu người mỗi năm đã gây nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề
A. chuyển dịch cơ cấu lao động.
B. tiếp thu công nghệ hiện đại.
C. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. sắp xếp công ăn việc làm.
Chọn D
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, lực lượng lao động tăng thêm hơn 1 triệu người mỗi năm đã gây nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề sắp xếp công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế còn chậm chuyển dịch.
Câu 20. Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép việc làm ở khu vực thành thị là
A. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
B. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. chuyển cư tới các vùng khác.
Chọn B
Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép việc làm ở khu vực thành thị là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, đa dạng việc làm phù hợp với năng lực của người lao động.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 8: Lao động và việc làm
I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG
1. Nguồn lao động dồi dào:
- Lực lượng lao động chiếm trên 50% số dân, hằng năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Đóng vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế, là nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao:
- Người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp,…
- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên nhờ kết quả của quá trình đào tạo lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường. Năng suất lao động xã hội đã có tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Quá trình đào tạo lao động cùng với cơ chế thị trường đang tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất, giúp lao động nước ta có khả năng hội nhập tốt với lao động thế giới.
II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Theo ngành kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động:
+ Tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm.
2. Theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo xu hướng giảm tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Sự khác nhau về cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế là kết quả của chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm huy động nguồn lực phát triển từ nhiều thành phần kinh tế của đất nước.
3. Theo thành thị và nông thôn
- Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị xu hướng tăng, chủ yếu tăng lao động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
- Lao động trong khu vực nông thôn chuyển dịch đáng kể, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhờ quá trình công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế nông thôn.
III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Vấn đề việc làm:
- Cùng với sự phát triển của đất nước, các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng tạo nhiều việc làm mới, góp phần quan trọng giải quyết vấn đề việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm.
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là một trở ngại, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.
2. Hướng giải quyết việc làm:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu; tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi.
- Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.
- Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cả về học vấn, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, văn hóa ứng xử,…
- Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội gắn với các chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, các hoạt động đào tạo lại lao động, có nhiều biện pháp giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 8: Lao động và việc làm
Trắc nghiệm Bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trắc nghiệm Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Trắc nghiệm Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản