Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 1. Yếu tố nào sau đây cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, tăng vụ?
A. Nguồn nước dồi dào.
B. Lượng nhiệt ẩm dồi dào.
C. Tài nguyên đất phong phú.
D. Khí hậu phân hóa đa dạng.
Chọn B
Lượng nhiệt ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, tăng vụ.
Câu 2. Nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay không phải là
A. thịt gà.
B. lúa gạo.
C. cà phê.
D. cao su.
Chọn A
Nền nông nghiệp nhiệt đới tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị xuất khẩu như. hoa quả (thanh long, sầu riêng, nho,…), nông sản (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, điều,…) -> Để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì biện pháp quan trọng hiện nay là đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
Câu 3. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ở nước ta hiện nay do
A. nhiều thiên tai, đất trồng nhiều.
B. thiếu lao động sản xuất, vốn lớn.
C. dân số đông, có giá trị xuất khẩu.
D. diện tích đồng bằng lớn, ít nước.
Chọn B
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta do nước ta có dân số đông, vì vậy việc sản xuất lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất. Đồng thời, sản xuất lương thực tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn.
Câu 4. Sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. tăng diện tích canh tác.
B. tăng năng suất cây trồng.
C. đẩy mạnh khai hoang.
D. tăng số lượng lao động.
Chọn B
Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do tăng năng suất cây trồng nhờ nhiều giải pháp tích cực trong nông nghiệp, đẩy mạnh thâm canh và tăng vụ.
Câu 5. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A. năng suất lúa cao hơn.
B. diện tích trồng cây lớn.
C. lịch sử trồng lâu đời.
D. nguồn lao động đông.
Chọn B
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất phù sa màu mỡ lớn nhất cả nước thích hợp trồng các cây lương thực, đặc biệt là cây lúa nước. Chính vì vậy, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực và có sản lượng lương thực lớn nhất nước ta.
Câu 6. Hạn chế lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. tính bấp bênh trong sản xuất.
B. sản lượng cây trồng còn thấp.
C. chi phí sản xuất, hiệu quả thấp.
D. chất lượng các sản phẩm kém.
Chọn A
Một hạn chế lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là có tính bấp bênh trong sản xuất do đặc điểm thời tiết và khí hậu gây ra.
Câu 7. Thiên tai và các loại dịch bệnh là khó khăn trong ngành
A. sản xuất công nghiệp.
B. các hoạt động dịch vụ.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. du lịch và thương mại.
Chọn C
Khí hậu thời tiết nước ta mang tính thất thường, thường xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán). Khí hậu nhiệt đới ẩm -> dịch bệnh dễ phát sinh và lan rộng -> Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 8. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa của yếu tố tự nhiên nào sau đây?
A. Đất đai.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Sinh vật.
Chọn C
Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa về các yếu tố của khí hậu theo hướng Bắc - Nam; Đông - Tây và theo độ cao.
Câu 9. Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
A. Nhu cầu thị trường luôn biến đổi.
B. Kinh nghiệm của nguồn lao động.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Sự phát triển của các ngành kinh tế.
Chọn C
Nguyên nhân làm tăng thêm tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Bởi điều kiện này gây ra các khó khăn như độ ẩm cao (khó bảo quản nông sản), điều kiện nóng ẩm (dễ sinh dịch bệnh), nhiều thiên tai bão lũ,…
Câu 10. Vùng đồng bằng có thế mạnh nào sau đây?
A. Thâm canh, tăng vụ.
B. Cây lâu năm.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Chăn nuôi gia súc lớn.
Chọn A
Ở vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển các cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ. Chăn nuôi gia súc lớn, cây công nghiệp lâu năm và khai thác khoáng sản là thế mạnh ở trung du và miền núi.
Câu 11. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. cà phê, cao su, mía.
B. hồ tiêu, bông, chè.
C. cà phê, cao su, tiêu.
D. điều, chè, thuốc lá.
Chọn C
- Một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị ngày càng được mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Mía, bông và thuốc lá là cây công nghiệp hàng năm.
Câu 12. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là
A. giống vật nuôi năng suất cao ít.
B. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.
C. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.
D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.
Chọn B
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp). Vì vậy, nguồn thức ăn không còn là khó khăn trong ngành chăn nuôi của nước ta.
Câu 13. Hiện nay ở nước ta có số lượng gia cầm tăng nhanh do
A. công nghiệp chế biến phát triển.
B. nguồn thức ăn ngày càng nhiều.
C. thị trường nước ngoài rộng lớn.
D. khống chế được mọi dịch bệnh.
Chọn A
Do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến thức ăn nên số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh. Năm 2021, tổng đàn gia cầm là 524,1 triệu con. Gà được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với tỉ trọng lần lượt khoảng 23% và 22% tổng số lượng đàn gà cả nước (năm 2021). Vịt được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14. Cây điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Chọn C
Với diện tích 175 000 ha hạt điều được trồng khắp toàn tỉnh, Bình Phước (Đông Nam Bộ) được xem là thủ phủ của Hạt Điều Việt Nam với diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam (so với tổng diện tích khoảng 290 000 ha hạt điều trồng khắp Việt Nam.
Câu 15. Cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là do
A. mở rộng thị trường, công nghiệp chế biến phát triển.
B. diện tích đất rộng lớn và nguồn lao động chất lượng.
C. nguồn vốn đầu tư lớn, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất rộng và nhiều vốn.
Chọn A
Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua là do sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến, thị trường ngày càng mở rộng với nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng dần thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Hoa Kì, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu,…
Câu 16. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là
A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
B. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp.
C. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
D. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi hướng quảng canh.
Chọn C
Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Câu 17. Ven các thành phố lớn hiện nay phát triển mạnh chăn nuôi gia sức lớn nào sau đây?
A. Bò thịt.
B. Bò sữa.
C. Trâu thịt.
D. Ngựa.
Chọn B
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Câu 18. Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển không phải là
A. thức ăn chăn nuôi đảm bảo.
B. thức ăn công nghiệp nhiều.
C. dịch vụ giống và thú y tốt.
D. dịch bệnh nhiều, thiên tai.
Chọn D
Những điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là cơ sở thức ăn chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp. Đồng thời, các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và đang phát triển rộng khắp.
Câu 19. Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Đất đai đa dạng, nhiều loại đất màu mỡ.
B. Khí hậu thuận lợi và phân hóa đa dạng.
C. Công nghiệp chế biến phát triển, vốn lớn.
D. Nhiều giống năng suất cao, nhiều nước.
Chọn C
Xác định từ khóa câu hỏi “điều kiện kinh tế - xã hội” -> Loại trừ các yếu tố tự nhiên. Sản xuất cây công nghiệp phát triển trong những năm gần đây chủ yếu do sự phát triển của công nghiệp chế biến và sự đầu tư vốn lớn vào các hoạt động sản xuất.
Câu 20. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. phát triển quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh.
D. mở rộng đất canh tác.
Chọn A
Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa nước ta tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu cả nước.
B. Là vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ hai cả nước.
C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.
D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa trong cả nước.
Chọn B
Đặc điểm ngành sản xuất của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước -> nhận định: Là vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ hai cả nước không sai.
- Chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đạt trên 1 000 kg / năm (cao nhất nước ta). Đây cũng là vùng đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Câu 22. Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
B. Dich bệnh hại đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn chăn nuôi không được đảm bảo.
Chọn D
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp) -> Vậy khó khăn đã được khắc phục trong ngành chăn nuôi là đảm bảo được nguồn thức ăn.
Câu 23. Ngành chăn của nước ta hiện nay
A. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.
B. phát triển mạnh ở vùng biển và các đảo.
C. tập trung ở vùng lương thực và đông dân.
D. chỉ phát triển ở đồng bằng và các đô thị.
Chọn C
- Chăn nuôi lợn đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm).
- Lợn cung cấp nguồn thịt chủ yếu hằng ngày cho người dân ở nước ta.
-> Chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.
Câu 24. Hướng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta không phải là
A. phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
B. phát triển gắn liền với nhu cầu thị trường.
C. phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới.
D. chú trọng ngành chăn nuôi hơn trồng trọt.
Chọn A
Xu hướng phát triển của chăn nuôi nước ta là
- Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Sản xuất gắn với bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển thị trường nông sản.
- Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
- Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện đại với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị;…
Câu 25. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng
A. trung du và đồng bằng.
B. đồng bằng ven biển.
C. miền núi và đồng bằng.
D. trung du và miền núi.
Chọn D
Trung du, miền núi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. Ở vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển các cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ,…
Câu 26. Ở nước ta hiện nay, cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Chọn D
Các mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ, VietGAP, công nghệ cao được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cây ăn quả được trồng tập trung ở ba vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 27. Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.
B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.
C. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng và dịch vụ nông nghiệp giảm.
D. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm và dịch vụ nông nghiệp tăng.
Chọn A
Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Câu 28. Vùng nào sau đây ở nước ta đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Chọn A
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm 53,8% diện tích gieo trồng và 55,5% sản lượng lúa cả nước (năm 2021). Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai của nước ta.
Câu 29. Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh trong sản xuất lúa nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng nhanh diện tích.
B. Giảm mạnh sản lượng.
C. Nâng cao năng suất.
D. Phòng trừ dịch bệnh.
Chọn C
Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng phổ biến các giống mới nên năng suất lúa nước ta tăng nhanh, nhất là vụ lúa đông xuân.
Câu 30. Các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. Cà phê, cao su, mía.
B. Lạc, bông, hồ tiêu.
C. mía, lạc, đậu tương.
D. Lạc, cao su, thuốc.
Chọn C
- Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển không ổn định, diện tích có xu hướng giảm. Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, đậu tương, lạc, bông, đay, cói, dâu tằm,...
- Hồ tiêu, cao su và cà phê là cây công nghiệp lâu năm.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
I. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình và đất: ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu đồi núi thấp, các cao nguyên rộng lớn; đất chủ yếu là feralit => thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả; đồng cỏ rộng lớn phù hợp chăn nuôi gia súc lớn. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, với đất phù sa thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và rau đậu.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; tạo điều kiện tăng vụ, thâm canh. Khí hậu phân hóa theo Bắc – Nam, theo độ cao, thuận lợi đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phát triển sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới, cây đặc sản ôn đới. Là cơ sở quy hoạch các vùng chuyên canh ở nước ta.
- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều hệ thống sông lớn,… cung cấp phù sa cho đồng bằng hạ lưu, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Có nhiều hồ, nước ngầm phong phú, góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: nhiều loài sinh vật là nguồn gen quan trọng tạo tính đa dạng cho phát triển nông nghiệp, cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc.
- Hạn chế: nhiều thiên tai (bão, lũ lụt,…) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; độ ẩm không khí cao dễ gây sâu bệnh cho cây trồng, vạt nuôi; diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu, nhiễm mặn ngày càng gia tăng,… là những trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động: số dân đông, mức sống người dân ngày càng tăng, tạo thị trường tiêu thụ nông sản lớn. Nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Trình độ lao động nông nghiệp ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật và khoa học – công nghệ: xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp (hồ Dầu Tiếng, Cửa Đạt,…). Phát triển công nghiệp chế biến tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp, dịch vụ thú y, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi => thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp trên cả nước. Nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới, tiên tiến được ứng dụng như: cơ giới hóa trong sản xuất, kxi thuật gen, lai tạo giống,… góp phần tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nông nghiệp như: chính sách khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững, mỗi xã một sản phẩm,…
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang được mở rộng, sảm phẩm nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu của hầu hết các thị trường các quốc gia trên thế giới.
+ Khó khăn: cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành ở nhiều nơi xuống cấp, thị trường tiêu thụ nông sản có nhiều biến động, khâu chế biến nông sản còn hạn chế,…
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực do tác động của nhiều nhân tố như thị trường, khoa học – công nghệ, chính sách phát triển nông nghiệp.
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất, tỉ trọng ngành trồng trọt xu hướng giảm (từ 73,4% năm 2010 xuống còn 60,8% năm 2021), tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (từ 25,1% năm 2010 lên 34,7% năm 2021) và tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng (từ 1,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2021).
- Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch:
+ Trồng trọt: chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn; ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao, cây dược liệu,…)
+ Chăn nuôi: tăng tỉ trọng các sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ; phát triển mạnh các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao; áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi hữu cơ.
2. Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp
a) Trồng trọt: chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Áp dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ trong sản xuất (cơ giới hóa sản xuất, ứng dụng giống mới trong canh tác, kĩ thuật gen, tưới phun tự động,…). Cơ cấu cây trồng đa dạng, chủ yếu là cây lương thực (lúa gạo, ngô,…), cây công nghiệp (cà phê, chè, cao su, hồ tiêu,…), cây ăn quả và một số cây trồng khác.
- Cây lương thực: có khoảng 8,1 triệu ha diện tích gieo trồng, sản lượng 48,3 triệu tấn năm 2021. Trong đó lúa chiếm 88,8% diện tích và 90,7% sản lượng cây lương thực có hạt. Có 2 vùng chuyên canh cây lương thực quan trọng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng là 2630,8 nghìn ha, trong đó 426,1 nghìn ha cây công nghiệp hàng năm; 2204,7 nghìn ha cây công nghiệp lâu năm (2021). Các cây công nghiệp lâu năm chủ lực là cà phê (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ), cao su (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ), hồ tiêu và điều (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), chè (Trung du miền núi Bắc Bộ). Cây công nghiệp hàng năm như mía, đậu tương, lạc,… (Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ).
- Cây ăn quả: diện tích tăng nhanh, từ 779,7 nghìn ha (2010) lên 1171,5 nghìn ha (2021), mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Chủ yếu là chuối, nhãn, xoài, sầu riêng, vải thiều, cam, quýt,… Các vùng chuyên canh cây ăn quả lớn là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ,…
- Ngoài ra còn phát triển các cây trồng khác như rau, cây dược liệu,…
b) Chăn nuôi: chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất (lai tạo giống, hệ thống chuồng nuôi tự đông,…) thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Cơ cấu vật nuôi khá đa dạng:
+ Trâu: 2,3 triệu con (2021) chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
+ Bò: 6,4 triệu con (2021) chủ yếu ở các cao nguyên của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,… Bò sữa nuôi nhiều ven các thành phố lớn.
+ Lợn: 23,1 triệu con (2021) nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,…
+ Gia cầm: 524,1 triệu con, tổng đàn tăng nhanh, gà nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành, vịt nuôi chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
- Phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Cả nước hình thành nên 3 nhóm sản phẩm: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm đặc sản địa phương. Phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu thị trường, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững. Nghiên cứu, chọn lọc, chuyển giao và ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất. Đổi mới phương thức quản lí, sử dụng hiệu quả vật tư nông nghiệp. Nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị nông sản. Tập trung xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh phát triển sản xuất các mô hình nông nghiệp mới như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao,…
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trắc nghiệm Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Trắc nghiệm Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản
Trắc nghiệm Bài 14: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Trắc nghiệm Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Trắc nghiệm Bài 17: Một số ngành công nghiệp