25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (Kết nối tri thức) có đáp án: Thương mại và du lịch

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 21: Thương mại và du lịch sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 21: Thương mại và du lịch. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21: Thương mại và du lịch

Phần 1. 25 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21: Thương mại và du lịch

Câu 1. Trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta hiện nay không phải là

A. Hà Nội.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Chọn C

Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…

Câu 2. Di sản thiên nhiên thế giới của nước ta hiện nay là

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Chọn A

Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An.

Câu 3. Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng

A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Chọn B

Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.

Câu 4. Các trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất là

A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ.

D. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Chọn A

Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.

Câu 5. Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có

A. địa hình bằng phẳng.

B. kinh tế chậm phát triển.

C. dân cư tập trung đông.

D. khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Chọn C

Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có có dân cư tập trung đông đúc, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Câu 6. Hồ tự nhiên nào sau đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta hiện nay?

A. Hòa Bình.

B. Dầu Tiếng.

C. Ba Bể.

D. Thác Bà.

Chọn C

Hồ Ba Bể là hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta nằm ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ Hòa Bình, Dầu Tiếng và hồ Thác Bà đều là các hồ nhân tạo nhưng cũng đang là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.

Câu 7. Các thị trường lớn của nước ta hiện nay là

A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.

B. Hoa Kì, EU, Trung Quốc.

C. Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản.

D. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma.

Chọn B

Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.

Câu 8. Các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta là

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội, Vinh.

B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu.

D. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Lạt.

Chọn B

Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…

Câu 9. Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B

Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ các hoạt động nội thương còn kém phát triển, nhất là các tỉnh Tây Bắc.

Câu 10. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm có

A. Di tích, lễ hội.

B. Di tích, khí hậu.

C. Lễ hội, địa hình.

D. Địa hình, di tích.

Chọn A

- Tài nguyên du lịch tự nhiê gồm có địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có lễ hội, làng nghề, ẩm thực, các di tích lịch sử, cách mạng, di sản.

Câu 11. Nội thương của nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?

A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế.

C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.

D. Các phương thức buôn bán hiện đại ngày càng thu hẹp.

Chọn A

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn, sức mua tăng lên và thu hút sự tham gia các nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài Nhà nước,…).

Câu 12. Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là

A. hàng điện tử.

B. máy móc.

C. thiết bị hiện đại.

D. nhiên liệu.

Chọn D

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021).

Câu 13. Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng

A. chú trọng các nước tư bản.

B. đa phương hóa, đa dạng hóa.

C. hạn chế các nước châu Mỹ.

D. chú trọng các nước châu Á.

Chọn B

Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Hội nhập quốc tế sâu, rộng với nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 14. Địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta hiện nay là

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Hồ Ba Bể.

D. Động Phong Nha.

Chọn B

- Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể và Phong Nha - Kẻ Bàng là địa điểm du lịch tự nhiên.

- Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với những biện pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta?

A. Tăng cường tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

B. Tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của dân cư địa phương.

C. Phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của Nhà nước.

D. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng.

Chọn B

Du lịch ngày càng phát triển và có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc dân nhưng ngành du lịch đang gặp nhiều vấn đề về sự xuống cấp, ô nhiễm môi trường,… Vì vậy, một trong những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta hiện nay là tăng cường tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của Nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch có chất lượng, chuyên môn.

Câu 16. Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên?

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Chùa Bái Đính.

Chọn A

Vịnh Hạ Long thuộc nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên. Các địa danh còn lại (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Chùa Bái Đính) thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn.

Câu 17. Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm có

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang.

C. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Cần Thơ.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.

Chọn D

Các khu vực có ngành du lịch phát triển, tập trung ở hai tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt và ở dải ven biển.

Câu 18. Mặt hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta không phải là

A. Hàng nông sản, lâm sản và thủy hải sản.

B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, vật liệu).

C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

D. Hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp.

Chọn B

Do điều kiện chưa cho phép nên các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta. Mặt khác, nước ta phải nhập khẩu các mặt hàng này.

Câu 19. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm do

A. giá dịch vụ khá thấp.

B. nhiều bãi tắm đẹp.

C. cơ sở lưu trú hiện đại.

D. không có mùa đông.

Chọn C

Do vị trí không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không có mùa đông lạnh -> hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm.

Câu 20. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là

A. Vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng.

B. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.

C. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Bãi đá cổ Sa Pa và Hoàng thành Thăng Long.

Chọn A

Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là Vịnh Hạ Long (công nhận năm 1994 và 2003) và quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng (công nhận năm 2003 và 2015).

Câu 21. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?

A. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.

B. Số lượng du khách đến tham quan.

C. Chất lượng đội ngũ trong ngành.

D. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.

Chọn D

Sự phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch, khả năng đến với địa điểm đó (vị trí) nên sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.

Câu 22. Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều nào sau đây?

A. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất.

B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

C. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

D. Người dân dùng hàng ngoại xa xỉ.

Chọn D

Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh phản ánh sự phục hồi, phát triển của sản xuất, việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng.

Câu 23. Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do

A. có nhiều bãi tắm đẹp.

B. dân cư kinh nghiệm.

C. nguồn đầu tư rất lớn.

D. vị trí địa lí thuận lợi.

Chọn A

Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do khu vực này có nhiều bãi tắm đẹp, rộng. Đồng thời, cũng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên du lịch biển có thể hoạt động quanh năm (đại đa số các bãi tắm).

Câu 24. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là

A. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

D. nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì và Đức.

Chọn C

Tổng kim ngạch xuất khẩu là thước đo quy mô xuất khẩu -> Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

Câu 25. Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu là

A. lợi nhuận ít do giá thành rẻ.

B. tỉ trọng hàng gia công lớn.

C. số lượng sản phẩm chưa nhiều.

D. chất lượng sản phẩm chưa cao.

Chọn B

Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay là tỉ trọng các mặt hàng gia công còn lớn.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 21: Thương mại và du lịch

I. THƯƠNG MẠI

1. Nội thương

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh và liên tục, dự báo tăng nhanh hơn.

- Thương mại phát triển đa dạng loại hình: chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại. Hệ thống bán buôn bán lẻ mở rộng và hiện đại hóa, xuất hiện các trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phương thức buôn bán hiện đại mở rộng, thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, trở thành kênh phân phối quan trọng, phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa trong nước. Sự phát triển các hình thức thương mại hiện đại còn hạn chế.

- Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, các khu vực. Sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển: Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.

2. Ngoại thương

- Trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh, năm 2021 đạt 669 tỉ USD, cán cân thương mại xu hướng cân bằng hơn, năm 2021 xuất siêu 3,2 tỉ USD.

- Xuất khẩu:

+ Năm 2021, trị giá xuất khẩu chiếm 50,2% tổng trị giá xuất – nhập khẩu.

+ Mặt hàng xuất khẩu đa dạng, một số nhóm hàng có vị trí cao trên thị trường thế giới là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng điện tử.

+ Cơ cấu hàng hóa chuyển dịch tích cực: giảm tỉ trọng nhóm hàng sơ chế, nguyên liệu thô, tăng tỉ trọng nhóm hàng chế biến ⇒ tạo điều kiện hàng hóa tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

+ Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,… Đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng: Liên Bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,…

- Nhập khẩu:

+ Năm 2021, trị giá nhập khẩu chiếm 49,8% tổng trị giá xuất nhập khẩu.

+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại, hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (2021).

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,…

II. DU LỊCH

1. Sự phát triển ngành du lịch

- Du lịch nước ta được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Doanh thu và số khách du lịch tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2019. Sau khó khăn do dịch bệnh trên toàn cầu, từ năm 2022, doanh thu và số khách du lịch đang dần phục hồi.

- Một số loại hình du lịch nổi bật của nước ta là du lịch biển đảo, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch đô thị và du lịch khám phá đang phát triển nhanh.

- Thị trường khách quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng, quan trọng nhất là từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương. Các thị trường mới, nhiều tiềm năng đang được quan tâm phát triển như Trung Đông, Nam Âu, Nam Á.

- Nước ta chú trọng phát triển du lịch bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đồng thời phát huy giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc. Quá trình chuyển đổi số trong du lịch, phát triển du lịch thông minh,... cũng được đẩy mạnh.

2. Phân hóa lãnh thổ du lịch

Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 21: Thương mại và du lịch

- Nước ta gồm 7 vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch. Các trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Tổ chức không gian du lịch tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

Vùng du lịch

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hệ sinh thái núi cao, hang động, nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần, thể thao, khám phá, du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.

ĐB sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, biển đảo, sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.

Bắc Trung Bộ

Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa, biển đảo, tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái, du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu.

Duyên hải Nam Trung Bộ

Du lịch biển đảo, tham quan di tích kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa.

Tây Nguyên

Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên, du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.

Đông Nam Bộ

Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí, nghỉ dưỡng biển, giải trí cuối tuần, thể thao, mua sắm, du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.

ĐB sông Cửu Long

Du lịch sinh thái, biển đảo, văn hóa, lễ hội.

3. Du lịch với sự phát triển bền vững

- Du lịch tác động tổng hợp đến kinh tế, xã hội, môi trường, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát huy lợi thế của địa phương và tăng cường liên kết vùng. Du lịch làm tăng giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Du lịch thúc đẩy nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn đề xã hội. Góp phần gìn giữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên sinh thái, di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Phát triển bền vững giúp du lịch phát triển hiệu quả, lâu dài. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống người dân tăng lên, thúc đẩy nhu cầu và hiện đại hóa ngành du lịch. Các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian, sự đa dạng sinh thái được bảo tồn làm đa dạng hóa sản phẩm và tăng giá trị hoạt động du lịch. Môi trường xanh, sạch góp phần phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá