Lý thuyết KHTN 7 Bài 31 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

117

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, dao mổ, đồng hồ bấm giờ, đĩa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp.

- Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (CaCl2) khô.

- Mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng,…), một cây bất kì còn nguyên lá.

2. Cách tiến hành

2.1. Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước

- Bước 1:Cho nước vào hai cốc thủy tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Tạo dung dịch màu

- Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 – 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 – 15cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 – 90 phút.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Cắm hai cành hoa vào dung dịch màu

- Bước 3:

+ Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Cắt thân hoa bằng dao mổ

+ Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.

2.2. Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước

-Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2.

+ Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm.

+ Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl­2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Cắt và ngâm giấy thấm trong dung dịch CoCl2

+ Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Sấy khô giấy thấm và cho vào lọ CaCl­2

- Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy thấm đã tẩm dung dịch CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Dán giấy thấm lên lá cây

Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác.

- Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.

2.3. Báo cáo kết quả thực hành

-Viết và trình bày báo cáo theo mẫu.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Câu 1. Người ta sử dụng giấy tẩm dung dịch CoCl2 để xác định sự thoát hơi nước ở lá vì

A. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

B. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát sự thay đổi màu sắc khác nhau của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

C. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

D. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát sự thay đổi màu sắc khác nhau của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

Đáp án đúng là: A

Người ta sử dụng giấy tẩm dung dịch CoCl2 để xác định sự thoát hơi nước ở lá vì giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

Câu 2. Để tránh hiện tượng hút ẩm trở lại, người ta giữ các mảnh giấy thấm tẩm dung dịch CoClđã sấy khô trong các lọ đựng hóa chất nào sau đây?

A. CoCl2.

B. CaCl2.

C. CuCl2.

D. NaCl.

Đáp án đúng là: B

Để tránh hiện tượng hút ẩm trở lại, người ta giữ các mảnh giấy thấm tẩm dung dịch CoClđã sấy khô trong các lọ đựng hóa chất CaCl2.

Câu 3. Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, khi đặt giấy đã tẩm dung dịch CoCl2 vào lá cần dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín để

A. ngăn cản sự ảnh hưởng của độ ẩm trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

B. ngăn cản sự ảnh hưởng của nồng độ O2 trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

C. ngăn cản sự ảnh hưởng của nồng độ CO2 trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

D. ngăn cản sự ảnh hưởng của nồng độ cường độ ánh sáng làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

Đáp án đúng là: A

Giấy thấm tẩm dung dịch CoClđã sấy khô rất nhạy cảm với độ ẩm → Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, khi đặt giấy đã tẩm dung dịch CoCl2 vào lá cần dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín để ngăn cản sự ảnh hưởng của độ ẩm trong không khí làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

Câu 4. Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy đã tẩm dung dịch CoCl2, theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín. Quan sát 20 phút, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Giấy tẩm dung dịch CoClchuyển từ màu hồng sang màu xanh da trời.

B. Giấy tẩm dung dịch CoClchuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng.

C. Giấy tẩm dung dịch CoClchuyển từ màu tím sang màu xanh da trời.

D. Giấy tẩm dung dịch CoClchuyển từ màu xanh da trời sang màu tím.

Đáp án đúng là: B

Lá có quá trình thoát hơi nước → Khi tiếp xúc với hơi nước, giấy tẩm dung dịch CoCl2sẽ chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng.

Câu 5. Đặt vào mỗi mặt lá cây khoai lang một mảnh giấy đã tẩm dung dịch CoCl2, theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín. Mảnh giấy đã tẩm dung dịch CoCl2 có tốc độ chuyển màu nhanh hơn là

A. mảnh giấy đặt ở mặt trên của lá vì mặt trên có nhiều khí khổng hơn nên tốc độ thoát hơi nước nhanh hơn.

B. mảnh giấy đặt ở mặt trên của lá vì mặt trên có biểu bì mỏng hơn nên tốc độ thoát hơi nước nhanh hơn.

C. mảnh giấy đặt ở mặt dưới của lá vì mặt dưới có nhiều khí khổng hơn nên tốc độ thoát hơi nước nhanh hơn.

D. mảnh giấy đặt ở mặt dưới của lá vì mặt dưới có biểu bì mỏng hơn nên tốc độ thoát hơi nước nhanh hơn.

Đáp án đúng là: C

Lá của cây khoai lang có khí khổng phân bố nhiều ở mặt dưới còn ít ở mặt trên → Tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới của lá nhanh hơn → Mảnh giấy đã tẩm dung dịch CoCl2 có tốc độ chuyển màu nhanh hơn.

Câu 6. Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, việc sử dụng nước có pha màu có tác dụng

A. tăng tốc độ vận chuyển nước của thân.

B. tăng tốc độ thoát hơi nước của thân.

C. giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn.

D. tăng tốc độ thoát hơi nước của thân.

Đáp án đúng là: C

Nước không màu nên trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, việc sử dụng nước có pha màu có tác dụng giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn.

Câu 7. Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nếu cắm cành hoa hồng trắng vào dung dịch màu tím thì

A. lá cây sẽ chuyển sang màu tím.

B. cánh hoa sẽ chuyển sang màu tím.

C. kích thước lá cây sẽ tăng lên.

D. kích thước cánh hoa sẽ tăng lên.

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm trên, nước được vận chuyển từ thân lên lá và hoa. Tuy nhiên, lá hoa hồng có màu xanh nên khó nhận biết sự thay đổi màu còn cánh hoa sẽ xuất hiện hiện tượng đổi màu rõ rệt từ trắng sang tím.

Câu 8. Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, khi dùng dao cắt ngang phần thân và quan sát dưới kính lúp thì thấy xuất hiện những chấm có màu đậm trùng với màu của dung dịch nước màu. Những chấm có màu đậm này chính là

A. mạch gỗ của thân.

B. biểu bì của thân.

C. mạch rây của thân.

D. khí khổng của thân.

Đáp án đúng là: A

Nước được vận chuyển trong mạch gỗ trong thân để đi lên lá và hoa → Những chấm có màu đậm xuất hiện ở lát cắt ngang thân trong thí nghiệm trên chính là mạch gỗ của thân.

Câu 9. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước nên lựa chọn hoa có màu trắng?

A. Vì hoa có màu trắng có tốc độ vận chuyển nước cao hơn các loại hoa màu khác.

B. Vì hoa có màu trắng có tốc độ thoát hơi nước cao hơn các loại hoa màu khác.

C. Vì hoa có màu trắng sẽ giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn các loại hoa màu khác.

D. Vì hoa có màu trắng có tốc độ hấp thụ nước cao hơn các loại hoa màu khác.

Đáp án đúng là: C

Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, chúng ta nên lựa chọn hoa có màu trắng vì sẽ dễ dàng quan sát kết quả hơn.

Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật?

A. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía dưới bị phình to.

B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía trên bị phình to.

C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.

D. Khi ngắt bỏ phần thân của cây, ở vết cắt có rỉ nhựa.

Đáp án đúng là: D

Khi ngắt bỏ phần thân của cây, ở vết cắt có rỉ nhựa là hiện tượng cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật: Khi ngắt bỏ phần thân của cây, hệ thống mạch gỗ và mạch rây bị cắt đứt. Tuy nhiên, do áp suất rễ, dòng nước và muối khoáng trong mạch gỗ vẫn được đẩy lên bề mặt vết cắt tạo thành những giọt nhựa rỉ ra.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá