Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

10.9 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 31 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

BÁO CÁO THỰC HÀNH

CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC

Nội dung thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

Họ và tên: ……………………………………………………………………………….........

Học sinh lớp:…………………….Trường:…………………………………….............

1. Câu hỏi nghiên cứu:

- Chứng minh thân vận chuyển nước.

- Chứng minh sự thoát hơi nước diễn ra ở lá cây.

2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán)

- Thân thực hiện chức năng vận chuyển nước từ rễ lên lá.

- Lá có sự thoát hơi nước.

3. Kế hoạch thực hiện:

3.1. Tiến hành thí nghiệm 1: Chứng minh thân vận chuyển nước.

- Bước 1: Cho nước vào hai cốc thủy tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu.

- Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 – 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 – 15 cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 – 90 phút.

- Bước 3:

+ Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu.

+ Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.

3.2. Tiến hành thí nghiệm 2: Chứng minh lá thoát hơi nước

- Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2.

+ Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm.

+ Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng.

+ Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó, cho các mảnh giấy này vào lọ CoCl2.

- Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy tẩm đã tẩm dung dịch CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín. Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác.

- Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.

4. Kết quả thực hiện:

4.1. Kết quả thí nghiệm 1: Chứng minh thân vận chuyển nước.

- Kết quả:

+ Dùng dao cắt những lát chéo ở thân cành thứ nhất, dùng kính lúp quan sát thấy ở phần mạch dẫn của thân bị nhuộm màu. 

+ Ở cành thứ hai, cánh hoa trắng ban đầu có hiện tượng chuyển màu giống với màu cốc nước màu.

- Giải thích: Nhờ các mạch gỗ trong thân, nước được vận chuyển từ thân lên lá, hoa.

4.2. Kết quả thí nghiệm 2: Chứng minh lá thoát hơi nước

- Kết quả: Sau 20 phút quan sát thấy mảnh giấy từ màu xanh da trời chuyển dần sang màu hồng. Trong đó, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu hồng nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.

- Giải thích: 

+ Giấy tẩm CoCl2 khi ướt có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Giấy CoCl2 kẹp ở hai mặt của lá đều chuyển sang màu hồng chứng tỏ có sự thoát hơi nước ở cả hai mặt của lá (hơi nước thoát ra làm ẩm giấy tẩm CoCl2 khiến giấy tẩm CoCl2 chuyển sang màu hồng).

+ Tốc độ chuyển màu hồng của giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá nhanh hơn vì: Khí khổng của lá phân bố cả ở hai mặt nhưng chủ yếu ở mặt dưới, mà sự thoát hơi nước của cây chủ yếu là qua khí khổng. Do đó, quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều nên thời gian giấy tẩm CoCl2 kẹp ở mặt dưới của lá chuyển sang màu hồng nhanh hơn.

5. Kết luận

- Thân cây có vai trò vận chuyển nước.

- Lá cây có vai trò thoát hơi nước. 

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính của động vật

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá