SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

3.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 31.1 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào

A. sự thay đổi về khối lượng của hoa và lá.

B. sự thay đổi màu sắc của hoa.

C. sự thay đổi màu sắc của lá.

D. sự thay đổi màu sắc và kích thước thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào sự thay đổi màu sắc của hoa: Mạch gỗ trong cành có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ dưới lên trên hoa và lá nên trong thí nghiệm này, nước màu sẽ được vận chuyển lên hoa và lá nhưng do lá có màu xanh nên khó quan sát hiện tượng thay đổi màu sắc hơn hoa.

Bài 31.2 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để bảo quản giấy tẩm CoCl2 tránh không khí ẩm, ta dùng hoá chất nào sau đây?

A. CaSO4.

B. H2SO4.

C. CaCl2.

D. HCl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để bảo quản giấy tẩm CoCl2 tránh không khí ẩm, ta dùng hoá chất CaCl2 vì CaCl2 hoạt động như chất hút ẩm có thể hút bỏ hơi ẩm trong không khí.

Bài 31.3 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7Để quan sát rõ nhất sự đổi màu của giấy thấm được tẩm CoCl2, cách dán giấy thấm nào sau đây là đúng?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để quan sát rõ nhất sự đổi màu của giấy thấm được tẩm CoCl2, cách dán giấy thấm C là đúng.

Bài 31.4 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa nào sau đây?

A. Hoa cúc trắng.

B. Hoa mai. 

C. Hoa hồng.

D. Hoa trạng nguyên. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Để chứng minh thân vận chuyển nước, thường dùng nước màu và dựa vào sự thay đổi màu sắc của các bộ phận phía trên thân (hoa, lá) → Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa cúc trắng. Còn các loại hoa mai, hoa hồng, hoa trạng nguyên có màu sắc đậm nên hiện tượng đổi màu hoa không rõ ràng, khó quan sát.

Bài 31.5 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sau khi ngâm trong dung dịch màu, để xác định vị trí của dung dịch màu trong cành hoa ở hình bên, em sẽ cắt cành hoa bắt đầu từ vị trí nào?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. (4).

B. (2).

C. (3).

D. (1).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sau khi ngâm trong dung dịch màu, để xác định vị trí của dung dịch màu trong cành hoa ở hình bên, sẽ cắt cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ (bắt đầu từ vị trí (1)).

Bài 31.6 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7Khi dán giấy tẩm CoCl2 vào mỗi mặt lá, tốc độ đổi màu của giấy thấm khác nhau như thế nào? Giải thích.

Lời giải:

Khi dán giấy tẩm CoCl2 vào mỗi mặt lá, tốc độ đổi màu của giấy thấm ở mặt dưới sẽ nhanh hơn mặt trên do khí khổng chủ yếu tập trung ở mặt dưới của lá nên tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới sẽ nhanh hơn.

Bài 31.7 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nếu trong phòng thí nghiệm không có CoCl2, em có thể dùng hoá chất nào khác để nhận biết ở lá có quá trình thoát hơi nước?

Lời giải:

Nếu trong phòng thí nghiệm không có CoCl2, có thể dùng CuSO4 để nhận biết quá trình thoát hơi nước vì khi CuSO4 gặp nước sẽ có màu xanh lam.

Bài 31.8 trang 78 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, tại sao khi cắt bớt cành hoa sẽ cho kết quả nhanh hơn?

Lời giải:

Khi cắt bớt cành hoa, lúc này nước sẽ được tập trung vận chuyển lên cánh hoa mà không phải phân tán vào các cành khác → sẽ cho kết quả nhanh hơn.

Bài 31.9 trang 78 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, có ba bạn học sinh đã dùng lá của ba loài thực vật sống ở những môi trường khác nhau.

- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở sa mạc.

- Bạn B dùng lá của thực vật thuỷ sinh.

- Bạn C dùng lá của thực vật sống ở vùng nhiệt đới.

Theo em, kết quả thí nghiệm của bạn nào sẽ dễ quan sát nhất? Giải thích.

Lời giải:

Kết quả của bạn C sẽ dễ quan sát nhất vì lá của cây sống ở vùng nhiệt đới sẽ có nhiều khí khổng nên quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh. Còn cây thuỷ sinh và cây sống ở vùng sa mạc sẽ có rất ít hoặc không có khí khổng nên khó quan sát hiện tượng.

Bài 31.10 trang 78 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy thực hiện thí nghiệm sau:

- Cho nước vào hai cốc thuỷ tinh. Sau đó, cho màu thực phẩm màu đỏ vào một cốc, cốc còn lại cho màu thực phẩm màu xanh.

- Lấy một cành hoa hồng trắng, dùng kéo cắt dọc cành từ dưới lên một đoạn khoảng 5 - 8 cm (chia ra làm hai nửa cành).

- Cắm mỗi nửa cành hoa vào mỗi cốc trong 1 giờ.

Hãy quan sát hiện tượng và giải thích.

Lời giải:

- Hiện tượng: Ở bông hoa sẽ xuất hiện cả hai màu xanh và đỏ.

- Giải thích: Do cành hoa được cắm vào hai dung dịch khác màu nên cả hai dung dịch đều được vận chuyển lên hoa làm thay đổi màu sắc của cánh hoa.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 31: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính ở động vật

Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Lý thuyết KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, dao mổ, đồng hồ bấm giờ, đĩa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp.

- Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (CaCl2) khô.

- Mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng,…), một cây bất kì còn nguyên lá.

2. Cách tiến hành

2.1. Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước

- Bước 1:Cho nước vào hai cốc thủy tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Tạo dung dịch màu

- Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 – 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 – 15cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 – 90 phút.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Cắm hai cành hoa vào dung dịch màu

- Bước 3:

+ Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Cắt thân hoa bằng dao mổ

+ Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.

2.2. Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước

-Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2.

+ Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm.

+ Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl­2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Cắt và ngâm giấy thấm trong dung dịch CoCl2

+ Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Sấy khô giấy thấm và cho vào lọ CaCl­2

- Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy thấm đã tẩm dung dịch CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Dán giấy thấm lên lá cây

Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác.

- Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.

2.3. Báo cáo kết quả thực hành

-Viết và trình bày báo cáo theo mẫu.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước | Khoa học tự nhiên 7

Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Iu

Iu

2024-04-02 19:04:11
tuyệt